Tết Độc lập của người Mông ở vùng cao Co Mạ

Người Mông ở xã vùng cao Co Mạ vui Tết Độc lập.
Người Mông ở xã vùng cao Co Mạ vui Tết Độc lập.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Bà con dân tộc Mông quan niệm rằng, trong trái tim mỗi người Mông, Bác Hồ luôn gần gũi và rất đỗi thiêng liêng. Không có Đảng, không có Bác thì người Mông suốt đời chỉ ở trên núi cao không thấy ánh mặt trời, suốt đời chỉ làm bạn với cây thuốc phiện và sống trong đói nghèo. Bởi vậy, mỗi gia đình người Mông đều rất kính Bác và yêu Đảng để mong có cuộc sống ấm no, hạnh phúc hơn.

Đã thành thông lệ, cứ vào dịp Quốc khánh mùng 2/9 hàng năm, đồng bào dân tộc Mông ở xã vùng cao Co Mạ, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La đều gác lại công việc, nô nức vui Tết Độc lập. Đây là dịp để mọi người gặp gỡ tăng cường tình đoàn kết tình làng nghĩa xóm, gia đình sum họp vui chơi.

Năm nào cũng vậy, vào ngày mùng 2/9, trên khắp các nẻo đường lên xã vùng cao Co Mạ đều rực rỡ cờ hoa, bà con đồng bào dân tộc Mông ở các xã lân cận như xã Mường Bám, Long Hẹ, É Tòng, Pá Lông, Co Tòng… của huyện Thuận Châu lại nô nức tập trung về trung tâm xã Co Mạ để gặp gỡ, giao lưu tại phiên chợ vùng cao và đón Tết Độc lập.

Không khí ngày tết nơi đây rất đông vui, từng tốp chàng trai, cô gái Mông trong các trang phục truyền thống đa sắc màu xúng xính xuống chợ, họ đi dạo quanh, mua sắm đồ dùng thiết yếu, thưởng thức những món ăn truyền thống, hay đơn giản chỉ là dùng điện thoại lưu lại những bức ảnh đẹp.

Nhiều hoạt động vui chơi trong ngày Tết Độc lập của người Mông ở Co Mạ.

Nhiều hoạt động vui chơi trong ngày Tết Độc lập của người Mông ở Co Mạ.

Có mặt tại phiên chợ, ông Sùng Thiên Long, ở bản Cửa Rừng, xã Co Mạ, chia sẻ: Ngày tết Độc lập, nhiều người con của bản đi làm ăn xa trở về và đến phiên chợ. Năm nay, tôi tranh thủ đưa con đi chơi chợ để mua sắm thêm đồ dùng cho con bước vào năm học mới và mua thêm đồ dùng cho gia đình.

Không riêng gì dân tộc Mông, dịp mùng 2/9 cũng có rất đông đồng bào các dân tộc như Thái, Khơ Mú, Kháng… của các xã vùng cao huyện Thuận Châu đổ về xã Co Mạ để đón Tết Độc lập độc lập.

Trò chơi ném pao của người Mông ở Co Mạ.

Trò chơi ném pao của người Mông ở Co Mạ.

Theo các già bản dân tộc Mông ở xã vùng cao Co Mạ kể lại, Tết Độc lập (tiếng Mông gọi là chua li) nghĩa là tháng 9, khi những cây lúa trên nương của đồng bào Mông bước vào thì con gái, những bắp ngô đã bắt đầu chín vàng cũng là lúc bà con người Mông lại háo hức về ngày đón Tết Độc lập.

Tổ chức Tết Độc lập, các gia đình mổ trâu, bò, lợn, mổ gà… làm bữa cơm thân mật thiết đãi khách và bà con ở nơi xa đến thăm. Trong ngày này, chính quyền địa phương còn tổ chức rất nhiều hoạt động vui chơi giải trí như: Thi đấu bóng chuyền, bắn nỏ, thổi khèn, giã bánh dày, kéo co, tu lu, pa pao và tổ chức chiếu phim có lồng tiếng Mông, Thái, với nội dung về cách mạng, về Đảng, Bác Hồ, quê hương, đất nước; tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước...

Bà con người Mông xuống chợ xem thổi khèn.

Bà con người Mông xuống chợ xem thổi khèn.

Tết Độc lập là một trong những Tết quan trọng của người Mông ở xã vùng cao Co Mạ nói riêng và của người Mông ở tỉnh Sơn La nói chung. Bà con nơi đây bắt đầu ăn Tết từ chiều ngày mùng 1/9 đến hết ngày 2/9, trong những ngày này mọi người sẽ cùng nhau ăn uống, vui chơi thỏa thích để gặp gỡ, giao lưu, tăng thêm tình đoàn kết.

Vào ngày Tết Độc lập chị em phụ nữ người Mông tuy quanh năm vất vả trên nương rẫy, nhưng dịp này cũng chọn cho mình những bộ trang phục đẹp nhất để mừng ngày độc lập. Những bộ váy sặc sỡ sắc màu với những đồng xu kêu leng keng trên các bản nhỏ tạo nên một bức tranh ấm áp nhưng rộn ràng nơi bản làng vùng cao.

Giã bánh giày một hoạt động không thể thiếu trong ngày Tết Độc lập của người Mông.

Giã bánh giày một hoạt động không thể thiếu trong ngày Tết Độc lập của người Mông.

Bà con dân tộc Mông quan niệm rằng, trong trái tim mỗi người Mông, Bác Hồ luôn gần gũi và rất đỗi thiêng liêng. Không có Đảng, không có Bác thì người Mông suốt đời chỉ ở trên núi cao không thấy ánh mặt trời, suốt đời chỉ làm bạn với cây thuốc phiện và sống trong đói nghèo. Bởi vậy, mỗi gia đình người Mông đều rất kính Bác và yêu Đảng để mong có cuộc sống ấm no, hạnh phúc hơn.

Trong những ngày đất nước đã bước vào những ngày thu lịch sử, bản làng người Mông ở xã vùng cao Co Mạ như càng vui hơn, hân hoan chào mừng kỷ niệm 78 năm Quốc khánh mùng 2/9. Những nét đẹp văn hóa truyền thống như ngày Tết Độc lập vẫn tiếp tục được đồng bào Mông nơi đâu giữ gìn.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Lưu giữ văn hóa truyền thống từ những lễ hội xuân

Những đĩa xôi của Chi hội 2 Hội làng nghề truyền thống Xôi Phú Thượng được trang trí với chủ đề “Mừng Đảng, mừng Xuân”. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Tháng Giêng là thời điểm các tỉnh, địa phương tại Việt Nam nô nức tổ chức những lễ hội truyền thống. Mỗi lễ hội đều có một vẻ đẹp, nét độc đáo riêng biệt góp phần lưu giữ “hồn cốt” Việt Nam từ hàng nghìn năm nay.

Linh thiêng lễ hội Đền Thượng

Linh thiêng lễ hội Đền Thượng
(PLVN) - Sáng nay - 12/2 (tức 15/1 âm lịch), hàng nghìn du khách thập phương và nhân dân tỉnh Lào Cai cùng hội tụ dưới gốc cây đa ngàn năm tuổi để dự lễ “Khai hội đền Thượng năm 2025". Lễ hội đền Thượng là lễ hội để tưởng nhớ công lao vị anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo đã có công đánh đuổi giặc ngoại xâm giữ gìn hòa bình và tạo cuộc sống no ấm cho nhân dân.

Lễ tế dân gian tại Lễ hội đền Thượng năm 2025

Lễ tế dân gian tại Lễ hội đền Thượng năm 2025
(PLVN) - Chiều ngày 11/2/2025 (tức 14 tháng Giêng), tại Đền Thượng, thành phố Lào Cai đã diễn ra lễ tế dân gian truyền thống. Đây là một trong những nghi lễ trang nghiêm trong khuôn khổ các hoạt động của Lễ hội đền Thượng.

Sắp diễn ra Lễ hội đình Lục Nà (Bình Liêu)

Đình Lục Nà thờ Thành hoàng làng - Hoàng Cần, ngôi đình tọa lạc tại xã Lục Hồn, huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh
(PLVN) - Từ ngày 12-14/2 (tức ngày 15-17 tháng Giêng năm Ất Tỵ) tại xã Lục Hồn diễn ra Lễ hội đình Lục Nà năm 2025. Đây là Lễ hội đình duy nhất tại huyện Bình Liêu (tỉnh Quảng Ninh). Lễ hội đã trở thành điểm hẹn văn hóa đầu Xuân với nhiều hoạt động văn hóa dân gian truyền thống của cộng đồng các dân tộc trên địa bàn.

Đông đảo du khách trẩy hội Lim Xuân Ất Tỵ

Đông đảo du khách trẩy hội Lim Xuân Ất Tỵ
(PLVN) - Sáng 9/2 (tức 12 tháng Giêng năm Ất Tỵ), hội Lim chính thức khai mạc tại huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Đây là một trong những lễ hội truyền thống đặc sắc nhất của miền quê Quan họ, thu hút đông đảo du khách từ khắp nơi, dù giá rét.

Rộn ràng và đặc sắc Lễ hội Cầu ngư ở Vân Đồn

Tế lễ cầu ngư.
(PLVN) - Ngày 9/2, tại Cảng cá Cái Rồng, huyện Vân Đồn (tỉnh Quảng Ninh) diễn ra Lễ hội Cầu ngư lần thứ II và phát động phong trào thi đua lao động sản xuất năm 2025 với tinh thần “vươn khơi bám biển - đoàn kết phát triển - giữ gìn vững chắc biển đảo quê hương”.

Sắp khai hội Đền Thượng Lào Cai

Sắp khai hội Đền Thượng Lào Cai
(PLVN) - Ngày 9/2 (tức ngày 12 tháng Giêng), tại Khu di tích Đền Thượng, thành phố Lào Cai, Ban tổ chức Lễ hội Đền Thượng năm 2025 tổng duyệt chương trình khai hội trước khi lễ chính thức diễn ra vào ngày 10/2 (tức ngày 13 tháng Giêng âm lịch).

Sắp diễn ra Lễ hội Mở cửa biển tại huyện đảo Cô Tô

Lễ hội Mở cửa biển gắn liền với niềm tin, tín ngưỡng của người dân vùng biển tôn thờ cá Ông.
(PLVN) - Lễ hội Mở cửa biển năm nay được tổ chức trong 2 ngày, 11-12/2/2025 (tức ngày 14-15 tháng Giêng năm Ất Tỵ) tại vùng biển xã Thanh Lân, huyện Cô Tô (tỉnh Quảng Ninh) với nhiều điểm nhấn và các nghi lễ tâm linh thiêng liêng, đặc sắc...

Khai xuân với những phong tục truyền thống còn mãi với thời gian

Khai bút đầu xuân là phong tục thể hiện sự hiếu học của người Việt. (Ảnh trong bài: PV)
(PLVN) - Tết Nguyên đán là ngày lễ cổ truyền lớn nhất và cũng là ngày quan trọng nhất trong văn hóa của người Việt. Cũng vì vậy nên nhắc đến Tết Nguyên đán là nhắc đến những phong tục truyền thống đã được gìn giữ và lưu truyền qua bao thế hệ. Trong số đó, có một phong tục đặc sắc gồm chuỗi hoạt động mang ý nghĩa tốt lành diễn ra vào những ngày đầu năm mới, được gọi chung là khai xuân.

Lễ cúng Bàn Vương của các họ tộc người Dao

Nghi lễ cúng Bàn Vương của người Dao. (Ảnh: Trí Nhân)
(PLVN) - Hàng năm, cứ vào mùa xuân, con cháu người Dao Đỏ lại tổ chức lễ cúng tổ Bàn Vương. Tục thờ cúng Bàn Vương mang tính biểu tượng cho sự thống nhất về nguồn gốc của người Dao, thể hiện sự biết ơn với tổ tiên đã sinh ra họ. Lễ cúng Bàn Vương nhằm cầu cho mưa thuận gió hòa, hoa màu tươi tốt, cho con cháu người Dao đời đời ấm no, hạnh phúc.