Tên xã sau sáp nhập

Ảnh minh họa. (Ảnh: Suckhoedoisong.vn).
Ảnh minh họa. (Ảnh: Suckhoedoisong.vn).
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Tên làng, tên xã quê hương bản quán, với mỗi người dân Việt Nam đều là một yếu tố có giá trị tinh thần quan trọng. Trong trường ca “Đất nước”, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã ví von tên xã, tên làng như một người thân, như một tài sản vô hình, khi ông viết câu thơ về những người đi khai hoang mở cõi “Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân”.

Theo Nghị quyết 35/2023/UBTVQH15 ngày 12/7/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030; thì ngoại trừ những ĐVHC có đặc thù quốc phòng, an ninh, truyền thống lịch sử, văn hóa, tốc độ phát triển đô thị và trình độ phát triển kinh tế; còn lại phải đáp ứng các tiêu chí về diện tích tối thiểu, dân số, nếu không phải sắp xếp. Nghị quyết trên là rất đúng đắn, khoa học. Tuy nhiên, thực tiễn sắp xếp ĐVHC phát sinh một số vấn đề gây tranh luận, như 2 xã nhập thành 1, thì lấy tên mới nào.

Tại Hà Nội, việc đặt tên mới ngoài cân nhắc yếu tố đặc thù như truyền thống lịch sử, văn hóa, còn xét tới quy hoạch, mạng lưới giao thông. Một số ĐVHC mới giữ lại một trong số tên cũ. Trong khi đó, một số tên phường nổi tiếng như Cầu Dền, Đống Mác, Quỳnh Lôi lại không còn.

Tại xã Chàng Sơn (huyện Thạch Thất, Hà Nội), tiếc nuối khi tên xã không còn sau khi sáp nhập với Thạch Xá thành Thạch Xá, nên 250 người đã ký văn bản gửi cơ quan chức năng, kiến nghị giữ lại tên xã. Chàng Sơn là một trong những làng nghề lâu đời nhất nước, chữ “chàng” ở đây chỉ tên dụng cụ làm mộc. Người Chàng Sơn làm ra nhiều công trình kiến trúc, điêu khắc gỗ nổi tiếng như những pho tượng chùa Tây Phương, được xem là những tác phẩm xuất sắc của lịch sử mỹ thuật Việt Nam.

Kiến nghị này không được đồng ý, vì theo giải thích của lãnh đạo huyện, thì Chàng Sơn vốn chỉ là một thôn thuộc xã Thạch Xá. Tên xã thay đổi, song tên làng nghề vẫn giữ lại nên không lo bị lãng quên.

Tuy nhiên, ở một số địa phương khác, khó tìm được phương án dung hòa như trên. Mới đây, UBND huyện Quỳnh Lưu phải có văn bản gửi UBND tỉnh Nghệ An xin ý kiến điều chỉnh tên gọi một số ĐVHC cấp xã sau sáp nhập. Ví dụ sáp nhập xã Quỳnh Đôi và xã Quỳnh Hậu, cái tên mới đề xuất Đôi Hậu bị người dân phản ứng, không đồng tình. Một nửa muốn giữ tên gọi Quỳnh Đôi, số còn lại cho rằng tên gọi mới Đôi Hậu “nghe kỳ kỳ”.

Trước đó, huyện đưa phương án giữ lại tên của 1 trong 2 xã sáp nhập và người xã nào cũng muốn giữ tên gọi xã mình. Quỳnh Đôi là vùng đất nổi tiếng khoa bảng, nhiều người thành đạt, là quê nữ sĩ Hồ Xuân Hương. Huyện đã chọn phương án giữ tên này, nhưng phía Quỳnh Hậu phản đối, cho rằng xã mình diện tích lớn, đông dân hơn, không thể lép vế nên đề nghị “phải giữ chữ Hậu”.

Dự kiến tới đây, hai xã cho người dân bỏ phiếu. Huyện lập tổ công tác vận động, thuyết phục người dân chấp thuận phương án giữ lại tên Quỳnh Đôi. Nếu hai xã không đồng thuận tên này, huyện sẽ xin ý kiến tỉnh tìm một tên gọi mới trước ngày lấy ý kiến người dân.

Còn một phương án nữa mà các địa phương có thể tham khảo thực hiện như xưa nay chúng ta đã làm và mới đây Hà Nội cũng đã thực hiện, là ghép tên, như phường Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Phương Liên - Trung Tự. Chuyện tên làng, tên xã như trên đã nói, không chỉ là cái tên, mà còn là quê hương thân thuộc của bao người. Nên khi tìm tên mới cho xã, phường sau sáp nhập cần thận trọng tính toán các yếu tố văn hóa, lịch sử và nguyện vọng của người dân các ĐVHC sáp nhập.

Đọc thêm

Cứu người phụ nữ ăn lá ngón tự tử

Cứu người phụ nữ ăn lá ngón tự tử
(PLVN) - Giận chồng, người phụ nữ ở huyện vùng cao Tây Giang (Quảng Nam) ăn 6 lá ngón để tự tử. Chị này may mắn được các bác sĩ Phòng khám quân dân y Axan cứu sống.

Thầy giáo Phạm Quốc Việt thầm lặng cống hiến trên vùng sâu Tu Mơ Rông

Thầy giáo Phạm Quốc Việt thường xuyên kiểm tra kiến thức học sinh.
(PLVN) - Nhiệt huyết, sáng tạo trong giảng dạy; truyền ngọn lửa say nghề đến đội ngũ giáo viên; thương yêu, miệt mài truyền thụ tri thức cho bao thế hệ học sinh, thầy giáo Phạm Quốc Việt, Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng Trường phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học -Trung học cơ sở (PTDTBT TH-THCS) xã Đăk Sao đã và đang góp sức vào sự nghiệp giáo dục ở huyện vùng sâu Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum.

Tìm kiếm 2 nạn nhân rơi theo xe rác xuống sông

Lực lượng chức năng tỉnh Thừa Thiên Huế đang nỗ lực tìm kiếm 2 người trên xe chở rác mất tích khi rơi xuống sông.
(PLVN) - Chiều 21/11, lực lượng chức năng huy động tối đa lực lượng triển khai công tác cứu hộ, cứu nạn vụ ô tô chở rác đâm lan can cầu treo Bình Thành (Thừa Thiên Huế) rồi lao xuống sông khiến hai người mất tích.

Dựng barie chắn ngõ nhỏ tại Hà Nội: Cần xử lý hợp tình, hợp lý

Barie chắn đầu ngõ 126 Thượng Đình giờ cao điểm. (Nguồn: MXH)

(PLVN) - Trong giờ cao điểm, nhiều người tận dụng những ngõ nhỏ giao cắt làm đường tắt để rút ngắn thời gian di chuyển nhưng chính hành động này không chỉ gây phiền toái cho người dân sống trong các ngõ nhỏ mà còn trực tiếp gây ùn tắc giao thông, gia tăng khó khăn cho lực lượng Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ phân luồng, điều tiết.

Đề xuất nhân văn của TP Hồ Chí Minh

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Trong một báo cáo mới đây gửi Thủ tướng Chính phủ, TP HCM đề xuất muốn dùng ngân sách để xử lý một số khoản vay với người nghèo, là khoản vay tín dụng ưu đãi thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững; nhưng quá hạn, khó thu hồi. Trong bối cảnh cả nước đang thực hiện các phong trào hỗ trợ người nghèo như xóa nhà tạm, nhà dột nát (dự kiến hoàn thành trong năm 2025); “Chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau”… thì đây là một động thái được dư luận rất quan tâm.

Kêu gọi hành động vì một hành tinh đáng sống cho trẻ em

Trưởng Đại diện UNICEF tại Việt Nam Silvia Danailov. (Ảnh: Thanh Hương)
(PLVN) - Ngày 20/11, Lễ kỷ niệm Ngày Trẻ em Thế giới tại Việt Nam năm nay do UNICEF và các đối tác thực hiện đã đưa ra lời kêu gọi hành động vì khí hậu - để mọi trẻ em có thể được lớn lên khỏe mạnh và an toàn trước các mối đe dọa về khí hậu và môi trường.

Phụ nữ bị bạo lực rất cần nơi tạm lánh trong trường hợp khẩn cấp

Bà Ngô Thị Tuyết Em, Giám đốc Trung tâm Vì sự phát triển phụ nữ Đồng Bằng Sông Cửu Long
(PLVN) - Hành trình 30 năm tham gia Cương lĩnh và hành động Bắc Kinh,  Việt Nam đã có nhiều sự tiến triển vượt bậc. Góp phần không nhỏ vào những thành quả này là những mô hình như Ngôi Nhà Bình Yên. Tuy nhiên vẫn cần sự nỗ lực, chung sức để những người phụ nữ nạn nhân của bạo lực, buôn bán được hỗ trợ nhiều hơn nữa.  Bà Ngô Thị Tuyết Em - Giám đốc Trung tâm Vì sự phát triển phụ nữ Đồng Bằng Sông Cửu Long đã có cuộc trò chuyện với Phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam về vấn đề này: