Té ngã nhưng tự dùng thuốc ở nhà, người phụ nữ phải cấp cứu

Bác sĩ thăm hỏi bệnh nhân - Ảnh: BVCC
Bác sĩ thăm hỏi bệnh nhân - Ảnh: BVCC
0:00 / 0:00
0:00

(PLVN) - Té ngã nhưng tự điều trị tại nhà, nữ bệnh nhân 61 tuổi bị tụ dịch, áp xe đùi phải vào viện cấp cứu.

Trước nhập viện 1 tuần, bệnh nhân bị té ngã tư thế ngồi trước cửa nhà, sau té ngã bệnh nhân hoàn toàn không đau. 3 ngày sau bệnh nhân thấy hơi sưng vùng mông đùi trái, ấn vào cảm giác tức.

Sau đó bệnh nhân có đi khám lấy thuốc tại 1 phòng mạch gần nhà với chẩn đoán chấn thương phần mềm, dùng thuốc không thấy đỡ nên người nhà tự ra nhà thuốc mua loại thuốc mạnh hơn.

Sau 7 ngày tự điều trị, triệu chứng không những không thuyên giảm mà còn nặng hơn, sưng to vùng mông đùi trái kèm đau nhức nhiều. Bệnh nhân được người nhà đưa đến cấp cứu tại một bệnh viện tại TP HCM.

Tại đây, bệnh nhân nhanh chóng được khám chuyên khoa và chỉ định các xét nghiệm, Xquang, siêu âm cần thiết. Sau khi được thăm khám kĩ lưỡng kết hợp các kết quả hình ảnh bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị áp xe mặt ngoài đùi trái.

Sau hội chẩn và cân nhắc các nguy cơ, bệnh nhân có chỉ định mổ bán cấp, tháo dịch mủ vùng đùi trái. Do bệnh nhân bị rối loạn đông máu nên quá trình phẫu thuật rất khó cầm máu.

Sau mổ 1 ngày, bệnh nhân còn đau và dịch nhiều, được đặt băng kín hút chân không (VAC) theo dõi thêm. Sau 5 ngày mở VAC, vết mổ trên đùi trái giảm dịch, tuy nhiên xuất hiện khối sưng đau tụ mủ mặt trước gối.

Bệnh nhân được hội chẩn khẩn trương và sát sao, kĩ lưỡng, các bác sĩ quyết định phẫu thuật rạch tháo mủ lần 2, giải quyết tối đa các ổ áp xe. Sau mổ 1 ngày, vết mổ giảm đau giảm dịch tiết, đường huyết ổn... Hiện bệnh nhân đã được xuất viện sau khâu da 3 ngày, vết mổ khô, lành tốt, không đau, đường huyết ổn định

Qua trường hợp trên, bác sĩ khuyến cáo, đối với bệnh nhân lớn tuổi cho dù bị chấn thương nhẹ sau khi sơ cứu uống thuốc tại địa phương bệnh tình không đỡ mà còn tăng dần thì nên đến cơ sở y tế có đầy đủ chuyên khoa để khám phát hiện và xử lý kịp thời không để hậu quả về sau.

Chấn thương phần mềm gây tụ máu tụ dịch trên bệnh nhân suy giảm miễn dịch đặc biệt bệnh nhân tiểu đường dễ gây ra áp xe hóa, phải xử trí kịp thời nếu không nhiễm trùng lan rộng gây ra nhiễm trùng huyết ảnh hưởng tới tính mạng bệnh nhân

Bệnh nhân đái tháo đường nên điều trị thường xuyên tại cơ sở y tế có chuyên khoa nội tiết để theo dõi và điều chỉnh đường huyết được tốt nhất thì vấn đề chấn thương được điều trị dễ dàng và rút ngắn được thời gian điều trị.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Lưu ý các biện pháp phòng bệnh mùa đông xuân cho trẻ

Tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch là biện pháp phòng ngừa dịch bệnh cho trẻ. (Ảnh: CDC Hà Nội)
(PLVN) - Thời tiết giao mùa tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh lây truyền qua đường hô hấp ở trẻ em, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội khuyến cáo người lớn cần lưu ý các biện pháp sau để bảo vệ sức khỏe cho con em mình.

Hiểm họa từ các cơ sở thẩm mỹ 'chui'

Trên thực tế, thực trạng hành nghề thẩm mỹ trái phép, hành nghề “chui” vốn đã xuất hiện từ lâu và gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe người dân. (Ảnh minh họa - Nguồn: LĐ)
(PLVN) - Thực trạng hành nghề thẩm mỹ trái phép không chỉ gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe người dân mà còn là thách thức lớn đối với ngành Y tế trong việc đảm bảo an toàn người bệnh trong phẫu thuật thẩm mỹ.

Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ

Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ
(PLVN) - Chiều 26/10, Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu tổ chức Hội thảo sinh hoạt khoa học chuyên đề: “Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ trong cộng đồng và tại cơ sở y tế” nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn về bệnh lý đột quỵ cho đội ngũ y tế của bệnh viện cùng các đơn vị y tế trong và ngoài tỉnh.

Thay 'chân mày phong thuỷ đổi vận', đề phòng tiền mất tật mang

Thay 'chân mày phong thuỷ đổi vận', đề phòng tiền mất tật mang
(PLVN) - Sở Y tế TP HCM khuyến cáo người dân thận trọng trước những thông tin quảng cáo thay tướng đổi vận, cải thiện vận may... của các cơ sở chân mày phong thủy khi chưa có những kiểm chứng khoa học, để tránh sa vào hoạt động mê tín dị đoan gây ra hệ lụy nghiêm trọng.

Các bác sĩ xuyên đêm phẫu thuật lấy tạng từ bệnh nhân chết não, giúp “tái sinh” 4 cuộc đời

Các bác sĩ xuyên đêm phẫu thuật lấy tạng từ bệnh nhân chết não, giúp “tái sinh” 4 cuộc đời
(PLVN) - Rạng sáng 24/10/2024, Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ đã tiến hành ca phẫu thuật lấy tạng của người hiến sau khi chết não và ghép 2 thận cho 2 người bệnh suy thận tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ. Các tạng còn lại gồm tim và gan được chuyển đến ghép cho 2 người bệnh tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.

1 ca tử vong do cúm A/H1, Bộ Y tế khuyến cáo

Một trường hợp nhiễm vi rút cúm A nguy kịch từng điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới, TP HCM) - Ảnh: XUÂN MAI
(PLVN) - Bệnh cúm A/H1 thường diễn biến nhẹ, nhưng cũng có thể biến chứng nặng dẫn đến tử vong. Thời điểm giao mùa hiện nay là điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh cúm này phát triển.