Tây Ninh: Đối thoại hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ

Tây Ninh: Đối thoại hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ
(PLVN) - Sáng 28/5, Cục Phổ biến giáo dục pháp luật và Trợ giúp pháp lý – Bộ Tư pháp cùng sở Tư pháp Tây Ninh đã chủ trì hội nghị đối thoại hỗ trợ pháp lý với chủ đề “Một số lưu ý về pháp luật hợp đồng kinh doanh, góc nhìn pháp lý”.

Đây là chương trình nằm trong kế hoạch số 18/KH-PB&TG ngày 21/5/2025 của Cục Phổ biến giáo dục pháp luật và Trợ giúp pháp lý (PBGDPL&TGPL) – Bộ tư pháp nhằm hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ.

Phó Giám đốc sở Tư pháp Tây Ninh Đặng Thị Bích Hiền phát biểu tại hội nghị

Phó Giám đốc sở Tư pháp Tây Ninh Đặng Thị Bích Hiền phát biểu tại hội nghị

Phát biểu tại hội nghị, Phó Giám đốc sở Tư pháp Tây Ninh Đặng Thị Bích Hiền nhấn mạnh vai trò của doanh nhân nữ trong phát triển kinh tế địa phương, tạo việc làm, gìn giữ các giá trị văn hóa bản địa và đổi mới sản phẩm. Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ vẫn còn gặp khó khăn trong việc tiếp cận chính sách, xây dựng thương hiệu, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.

“Vì vậy hội nghị hôm nay là diễn đàn để các doanh nhân nữ trao đổi thẳng thắn, chia sẻ thực tiễn, từ đó kiến nghị các giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện chính sách hỗ trợ phù hợp với nhu cầu thực tế” Phó Giám đốc sở Tư pháp Tây Ninh nói.

Tại hội nghị, Báo cáo viên Hoàng Minh Chiến – Thạc sĩ, Giảng viên chính Trường Đại học Luật Hà Nội đã trình bày chuyên đề “Một số lưu ý về pháp luật hợp đồng kinh doanh, góc nhìn kiểm soát rủi ro”.

Thạc sĩ Hoàng Minh Chiến – Giảng viên chính Trường Đại học Luật Hà Nội trình bày chuyên đề tại hội nghị

Thạc sĩ Hoàng Minh Chiến – Giảng viên chính Trường Đại học Luật Hà Nội trình bày chuyên đề tại hội nghị

Với các nội dung phong phú, thiết thực, tập trung cốt lõi vào vấn đề, Hội nghị đã giúp các đại biểu hiểu rõ hơn về các quy định pháp luật, xoáy sâu vào các nội dung như: tiếp cận thông tin pháp luật, hỗ trợ bảo hộ nhãn hiệu, giải quyết tranh chấp hợp đồng, mở rộng thị trường và kết nối mạng hỗ trợ doanh nghiệp,

Qua hội nghị này, sở Tư pháp Tây Ninh và Cục PBGDPL&TGPL – Bộ Tư pháp đã ghi nhận các ý kiến, chia sẻ, đóng góp để báo cáo Bộ Tư pháp đồng thời kiến nghị các giải pháp hoàn thiện thể chế hỗ trợ doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ một cách bền vững./.

Đọc thêm

Từ “xin - cho” sang “đồng hành - kiến tạo”

Ảnh minh hoạ (Ảnh: hanoimoi.vn).
(PLVN) -  Hội thảo “Khơi thông nguồn lực - Bứt phá phát triển kinh tế tư nhân (KTTN)” vừa được UBND Hà Nội tổ chức, không chỉ thu hút sự chú ý của dư luận Thủ đô, mà của cả nước. Được tổ chức nhằm triển khai Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển KTTN, Nghị quyết 138/NQ-CP của Chính phủ về kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết 68-NQ/TW; những ý kiến đóng góp, giải pháp, hiến kế được nêu ra tại Hội thảo không chỉ hữu ích với Hà Nội, mà còn để các tỉnh, thành học hỏi.

Đảng bộ Cục THADS Nghệ An: Bản lĩnh, đổi mới, quyết tâm vì mục tiêu chính trị nhiệm kỳ mới

Phó Bí thư Thường trực Đảng uỷ UBND, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nghệ An Bùi Thanh An trao quyết định chỉ định Ban chấp hành Đảng bộ Cục THADS Nghệ An nhiệm kỳ 2025 - 2030.
(PLVN) -  Chiều 23/6, Cục Thi hành án dân sự (THADS) Nghệ An long trọng tổ chức Đại hội Đảng bộ Cục nhiệm kỳ 2025 – 2030 với sự tham gia của 42 đảng viên trong các chi bộ trực thuộc Cục. Dự và chỉ đạo Đại hội có Phó Bí thư Thường trực Đảng bộ UBND tỉnh, Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh ông Bùi Thanh An và các đại biểu đến từ các cơ quan đảng.

Bạc Liêu: Tăng cường trợ giúp pháp lý cho đồng bào dân tộc thiểu số

Bạc Liêu: Tăng cường trợ giúp pháp lý cho đồng bào dân tộc thiểu số
(PLVN) - Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Bạc Liêu thời gian qua đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm hỗ trợ pháp lý cho đồng bào dân tộc thiểu số tại các xã, phường, thị trấn có đông đồng bào sinh sống. Đồng thời, Trung tâm phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành, địa phương tổ chức các đợt truyền thông, phổ biến pháp luật, nâng cao hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật trong cộng đồng.

Hoàn thiện pháp luật tương trợ tư pháp về dân sự theo hướng hiện đại, khả thi

Các đại biểu tại Tổ 13 thảo luận về dự án Luật.
(PLVN) - Sáng 23/6, tiếp tục Kỳ họp thứ 9, Quốc hội thảo luận tại Tổ về dự án Luật Tương trợ tư pháp về dân sự. Qua thảo luận, các đại biểu bày tỏ hoàn toàn tán thành sự cần thiết ban hành Luật; nhấn mạnh, đây là một bước đi đúng đắn, cần thiết và phù hợp với yêu cầu thực tiễn cũng như xu thế hoàn thiện hệ thống pháp luật trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.

Khánh Hòa tiên phong hoàn thành kết nối hệ thống hộ tịch điện tử theo mô hình chính quyền hai cấp

Cán bộ, công chức, viên chức làm công tác hộ tịch tại Sở Tư pháp Khánh Hòa
(PLVN) - Khánh Hòa vừa ghi dấu ấn nổi bật khi trở thành địa phương đầu tiên trong cả nước hoàn tất kiểm thử tích hợp Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh với Hệ thống đăng ký, quản lý hộ tịch điện tử dùng chung theo mô hình chính quyền địa phương hai cấp. Đây là kết quả thể hiện rõ tinh thần chủ động, sự phối hợp hiệu quả và quyết tâm chính trị cao của tỉnh trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ chuyển đổi số và cải cách hành chính theo định hướng của Trung ương và Chính phủ.

Khẩn trương hoàn thiện dự thảo nghị quyết về xử lý vướng mắc do pháp luật trình Quốc hội thông qua

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu tại phiên họp.
(PLVN) - Sáng nay, 23/6, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế xử lý khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật. Cuối phiên họp, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh đã có phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu tại phiên họp.

Nghị quyết về xử lý khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật: Kiến nghị đẩy sớm thời gian có hiệu lực

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành nội dung phiên họp sáng 23/6
(PLVN) - Thảo luận ở hội trường về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế xử lý khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật sáng 23/6, các đại biểu Quốc hội bày tỏ tán thành cao với việc ban hành Nghị quyết với các nội dung như Tờ trình và dự thảo Nghị quyết do Chính phủ trình; đồng thời đề nghị Quốc hội cho phép Nghị quyết có hiệu lực ngay từ ngày Quốc hội thông qua để các cơ quan có đủ thời gian tập trung cho công tác rà soát, xử lý, tháo gỡ những điểm nghẽn của pháp luật.

Cần sớm hoàn thiện hệ thống pháp luật về thi hành án dân sự

Quang cảnh buổi khảo sát. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Qua thực tiễn triển khai công tác thi hành án dân sự từ năm 2020 đến hết tháng 3/2025 cho thấy, còn nhiều hạn chế, vướng mắc trong quá trình thực hiện Luật Thi hành án dân sự. Bên cạnh những nguyên nhân như đội ngũ chấp hành viên, công chức thi hành án thiếu so với yêu cầu, còn hạn chế về trình độ, năng lực, cơ sở vật chất chưa bảo đảm… thì còn một nguyên nhân từ một số quy định của Luật Thi hành án dân sự và các văn bản pháp luật liên quan chưa thống nhất, thiếu tính khả thi.

Xây dựng quy trình đặc biệt để xử lý ngay vướng mắc, bất cập trong quy định pháp luật

Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh trình bày Tờ trình dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế xử lý khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Theo Bộ trưởng Bộ Tư pháp, sẽ xây dựng quy trình đặc biệt để xử lý ngay một số vướng mắc, bất cập trong các quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật có tính cấp bách; bảo đảm kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quá trình xử lý các khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật.