Tây Nguyên “vỡ trận” quy hoạch cây công nghiệp

Những năm gần đây, người dân Tây Nguyên tập trung trồng nhiều tiêu nên rất khó khăn về nguồn nước tưới
Những năm gần đây, người dân Tây Nguyên tập trung trồng nhiều tiêu nên rất khó khăn về nguồn nước tưới
(PLVN) - Phó Viện trưởng Viện Khoa học nông lâm nghiệp Tây Nguyên - TS.Trần Vinh nói, hầu hết các tỉnh Tây Nguyên đã “vỡ trận” về quy hoạch cây trồng. Cây nào giá trị kinh tế cao thì đua nhau trồng, phớt lờ khuyến cáo của giới khoa học, cơ quan chức năng. Minh chứng rõ nhất là việc ồ ạt trồng hồ tiêu những năm gần đây.

Hàng vạn ha cây trồng khô khát 

Tây Nguyên là vùng sản xuất nông nghiệp lớn thứ 2 của cả nước sau Đồng bằng sông Cửu Long, với nhiều cây công nghiệp chủ lực như cà phê, hồ tiêu, điều, cao su. Năm nay, hạn đến sớm hơn so với những năm trước.

Cụ thể, hiện mực nước các hồ đập thủy lợi trên địa bàn đang giảm mạnh từng ngày sau nhiều tháng liền không có mưa và nông dân đang tổng lực bơm nước tưới cho cây trồng. Dòng chảy tại các sông, suối giảm mạnh, nhiều sông, suối nhỏ đã ở mức cạn kiệt, trơ đáy.

Ông Hoàng Đức Cường - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thủy văn cho biết, lượng dòng chảy trên các sông ở Trung Bộ và khu vực Tây Nguyên phổ biến ở mức thiếu hụt so với trung bình nhiều năm cùng kỳ từ 25-80%, một số sông thiếu hụt trên 90%. Các hồ chứa vào thời điểm này lượng nước chỉ khoảng 62% dung tích. 

Thống kê của ngành Nông nghiệp các tỉnh Tây Nguyên, mùa khô năm nay toàn vùng có khoảng 20.000ha cây trồng bị ảnh hưởng (trong đó chủ yếu là cây lâu năm, còn lại một phần nhỏ diện tích là lúa, màu).

Các tỉnh bị ảnh hưởng nhiều nhất là Kon Tum, Gia Lai. Các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng có thể bị ảnh hưởng ít hơn. Thời điểm hạn nhất từ giữa tháng 3 đến cuối tháng 4. Tình trạng trên xảy ra sau nhiều năm nông dân tập trung phát triển ồ ạt các loại cây trồng cần nhiều nước vào mùa nắng như tiêu, cà phê.

Theo TS.Trần Vinh - Phó Viện trưởng Viện Khoa học nông lâm nghiệp Tây Nguyên, hầu hết các tỉnh Tây Nguyên đã “vỡ trận” về quy hoạch cây trồng. Cây nào có giá trị kinh tế cao thì người dân đua nhau trồng hàng loạt, không theo quy hoạch, phớt lờ khuyến cáo của các nhà khoa học, cơ quan chức năng. Minh chứng rõ nhất là việc phát triển ồ ạt cây hồ tiêu những năm gần đây.

Tại Đắk Nông, diện tích hồ tiêu khoảng 36.000ha - vượt hơn 2,5 lần so với định hướng quy hoạch. Tại Đắk Lắk, diện tích hồ tiêu cũng đã lên tới 39.000ha, vượt xa so với quy hoạch chung. Tình trạng phát triển ồ ạt hồ tiêu tại các khu vực không đảm bảo nguồn nước khiến việc chống hạn gặp khó, thậm chí có nguy cơ mất mùa. Trong khi hầu hết các giếng khoan trên địa bàn Tây Nguyên đều bị hụt nước.

Nhiều công trình thủy lợi hư hỏng, xuống cấp

Phát triển hệ thống thủy lợi và kênh mương dẫn nước sẽ là hướng đi lâu dài của các tỉnh Tây Nguyên trong phòng, chống hạn hán. Tuy nhiên, một thực tế hiện nay là hệ thống công trình thủy lợi ở Tây Nguyên vừa thiếu, lại xuống cấp nghiêm trọng.

Cụ thể, toàn vùng Tây Nguyên đã xây dựng 2.354 công trình thủy lợi, đảm bảo năng lực tưới cho khoảng gần 290.000ha cây trồng. Tuy nhiên, trên thực tế mới chỉ tưới cho khoảng 214.645ha, đáp ứng hơn 20% nhu cầu tưới tiêu toàn vùng.

Ở Lâm Đồng, trong số 157.000ha cây trồng chủ động được nguồn nước tưới thì hệ thống thủy lợi đảm bảo nước tưới cho khoảng gần 60.000ha. Tuy nhiên, qua rà soát, trong số 430 công trình thủy thì có tới 41 công trình hư hỏng, xuống cấp có nguy cơ mất an toàn.

Để ứng phó với tình hình hạn hán, ngoài giải pháp phát triển thủy lợi thì tại nhiều vùng ở Tây Nguyên, bà con đã mạnh dạn ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, thay đổi phương thức canh tác để duy trì sản xuất hiệu quả, bền vững.

Theo thống kê của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Lâm Đồng, hiện tỉnh có 28.000ha cây trồng triển khai tưới tiết kiệm (chiếm 10% diện tích canh tác).

Tỉnh Đắk Nông đã ban hành 2 đề án quan trọng về phát triển kinh tế nông nghiệp là: Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 và Đề án Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh đến năm 2030, định hướng đến năm 2035.

Theo đó, giai đoạn từ năm 2018 - 2030, Đắk Nông sẽ đầu tư nguồn vốn gần hơn 13.000 tỷ đồng để thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững.

Hiện, tỉnh cũng đang đẩy mạnh công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đặc biệt là cây lúa khó khăn về nguồn nước sang cây trồng cạn có nhu cầu nước thấp hơn như khoai lang, bắp, đậu tương, lạc rau màu...

103.224 tỷ đồng quy hoạch tổng thể thủy lợi vùng Tây Nguyên

“Bộ NN&PTNT đã phê duyệt Quy hoạch tổng thể thủy lợi vùng Tây Nguyên giai đoạn năm 2030, định hướng đến năm 2050, với tổng kinh phí thực hiện quy hoạch khoảng 103.224 tỷ đồng. Theo đó, các giải pháp cấp nước tưới phục vụ sản xuất cho trên 1,16 triệu ha đất canh tác; trong đó, nâng diện tích đảm bảo diện tích cần tưới từ công trình thủy lợi đạt 52%; đảm bảo 90% nguồn nước sinh hoạt, công nghiệp… Cùng đó là đảm bảo tiêu, thoát nước với trận mưa tần suất 10%”.

Đọc thêm

Khai thác nguồn thu từ khối doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp FDI

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Xuân Thành, để phấn đấu vượt 10% dự toán năm 2024 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, ngành Thuế sẽ tập trung khai thác nguồn thu, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (DN), nhất là khối DN nhà nước và DN FDI…

Thúc đẩy phát triển logistics xanh

Logistics Việt Nam đứng trước áp lực chuyển đổi xanh. (Ảnh: TCCT).
(PLVN) - Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam chiếm phần lớn ở các thị trường khó tính. Đòi hỏi của các thị trường này ngày càng cao và hiện các khách hàng này đang yêu cầu xanh cả quy trình sản xuất. Điều này đang đặt logistics trước khó khăn lớn.

Chủ tịch VNR: 'Tôi quan tâm cảm xúc của khách đi tàu'

Lãnh đạo VNR và đại diện UBND tỉnh Thừa Huế, TP.Đà Nẵng khai trương đoàn tàu du lịch.
(PLVN) - Khoảng một năm trở lại đây, nói tới đường sắt là không chỉ nói tới đầu máy toa xe, hay những đoàn tàu đưa rước khách. Bởi giờ đây, lên tàu hay xuống ga, đôi mắt, đôi tai của khách đi tàu còn nhiều thứ để nghe và cảm nhận…

Phải có cơ chế chính sách hợp lý cho các khoản nợ của khách hàng thuộc lĩnh vực nông nghiệp ở Quảng Ninh

Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú đi thực tế tại Quảng Ninh
(PLVN) -  Qua nắm bắt nhanh của các đơn vị ngân hàng trên địa bàn Quảng Ninh, đến hết ngày 10/9/2024 có tổng số 10.811 khách hàng, với tổng dư nợ 7.437 tỷ đồng; Hải Phòng có tổng số 890 khách hàng với tổng dư nợ là 15.686 tỷ đồng bị ảnh hưởng sau bão. Ngân hàng nhà nước chỉ đạo các ngân hàng thương mại khẩn trương có biện pháp hỗ trợ khách hàng.

Bộ Công Thương yêu cầu triển khai các biện pháp khẩn cấp khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Bộ Công Thương yêu cầu Công ty Vận hành Hệ thống điện và Thị trường điện Quốc gia đảm bảo duy trì liên lạc thông suốt với các đơn vị phát điện và truyền tải điện, trực 24/24 để đảm bảo hệ thống điện hoạt động ổn định, chuẩn bị sẵn sàng các phương án dự phòng kỹ thuật cho trường hợp có sự cố xảy ra...

Ngành Nông nghiệp sẽ đạt mục tiêu xuất khẩu hơn 50 tỷ USD?

Nhiều cơ hội gia tăng giá trị xuất khẩu dừa tươi sang thị trường Trung Quốc.
(PLVN) -  Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cho hay, trong 8 tháng đầu năm 2024 kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản chủ lực đều cao hơn cùng kỳ năm trước, ước tính đạt mục tiêu xuất khẩu đạt 55 tỷ USD vào cuối năm 2024.

10 năm phát triển quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp: Xử lý hàng chục nghìn vướng mắc của cộng đồng doanh nghiệp

Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ phát biểu tại Diễn đàn. (Ảnh: Thái Bình)
(PLVN) - Ngày 10/9, đúng ngày kỷ niệm 79 năm thành lập Hải quan Việt Nam (10/9/1945 - 10/9/2024), Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ đã dự và có bài phát biểu đầy ý nghĩa tại Diễn đàn Hải quan - Doanh nghiệp năm 2024 với chủ đề: “10 năm phát triển quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp” do Tạp chí Hải quan và Ban Cải cách hiện đại hóa hải quan tổ chức.

Cán cân thương mại hàng hóa tháng 8/2024 thặng dư 4,53 tỷ USD

Xuất nhập khẩu hàng hóa tại cảng biển. (Ảnh minh họa: haiquanonline.com.vn)
(PLVN) - Tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa trong tháng 8/2024 đạt 70,65 tỷ USD, trong đó, trị giá xuất khẩu đạt 37,59 tỷ USD và trị giá nhập khẩu đạt 33,06 tỷ USD. Cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam trong tháng 8/2024 thặng dư 4,53 tỷ USD.