Tẩy chay các loại nhạc “đầu độc” người nghe

Rapper Chí khiến dư luận tức giận vì bản rap báng bổ, xúc phạm Phật giáo.
Rapper Chí khiến dư luận tức giận vì bản rap báng bổ, xúc phạm Phật giáo.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Hiện nay vẫn có những tác phẩm âm nhạc được sáng tác phổ biến ra công chúng, nhưng không có chất lượng nghệ thuật, nội dung ca từ nhảm nhí, dung tục, tiêu đề nhạy cảm, sử dụng ca từ suồng sã, dung tục, khơi gợi sự bản năng thể xác, loạn luân, thậm chí mạo phạm Phật giáo...  gây bức xúc dư luận. Những bài hát đó không chỉ phản cảm mà còn “đầu độc” người nghe đặc biệt là giới trẻ.

Kinh hãi khi nghe nhạc “ô nhiễm”

Một nhóm rapper có tên Rap Nhà Làm đã chia sẻ một bản rap có tên “Thích Ca Mâu Chí” với nội dung báng bổ Phật giáo nặng nề. Ngay từ phần tựa đề, bản nhạc này đã gây tranh cãi bởi cái tên đó là sự cắt ghép giữa tên “Thích Ca Mâu Ni” của Đức Phật và Chí - người sáng tác ra bản nhạc.

Về phần nội dung, chủ nhân của ca khúc đã liên tục sử dụng những ngôn từ dung tục, khiến người nghe có cái nhìn méo mó, sai lệch về Phật giáo. Đáng chú ý khi hình ảnh minh họa của clip cũng được chế dung tục từ một sự tích trong cuộc đời Đức Phật. Hình ảnh Đức Phật cũng bị lồng ghép với chân dung của nam rapper nói trên, thậm chí cho đeo chiếc xích vàng và đồng hồ vàng rất phản cảm.

Chủ nhân của bản nhạc gây tranh cãi nói trên là kênh YouTube có tên Rap Nhà Làm. Đây là kênh YouTube chuyên đăng các bản nhạc rap được ra đời vào tháng 5/2018. Đến nay Rap Nhà Làm hiện đã thu hút được hơn 200.000 lượt người theo dõi với khoảng 56 triệu lượt xem video.

Không chỉ đăng tải trên YouTube, bài hát còn được đăng tải trên nền tảng nhạc trực tuyến Spotify. Ngay khi bản nhạc này xuất hiện, cộng đồng mạng nói chung và cộng đồng Phật tử nói riêng tại Việt Nam rất phẫn nộ. Các ý kiến đều cho rằng nội dung bản nhạc này quá thô tục, có hướng xuyên tạc, phỉ báng hình ảnh Phật giáo.

Ngoài xúc phạm hình ảnh Phật giáo, có không ít clip âm nhạc, giải trí có nội dung phản cảm, loạn luân, vi phạm pháp luật khiến dư luận bức xúc. Bài Rap “Censored” của rapper Chị Cả khiến cho nhiều người phẫn nộ. Nội dung bài Rap mô tả trần trụi mối quan hệ có tính chất loạn luân giữa bố chồng và con dâu với những từ ngữ vô cùng tục tĩu, phản cảm. Trong đó câu Rap mở đầu là “Mua cho con chiếc còng tay/ Ôm con dâu vào phòng bay”…

Không ít bình luận bức xúc: “Khi nghe ca khúc này, người yêu nhạc không khỏi hoảng hốt, bàng hoàng lẫn kinh hãi. Đập vào tai người nghe là ca từ chứa đựng nhiều sự tục tĩu, loạn luân, vô văn hóa. Không thể chấp nhận cái gọi là tác phẩm âm nhạc này. Nó đã cổ súy cho mối quan hệ loạn luân, vi phạm pháp luật có thể làm ảnh hưởng tới suy nghĩ, hành động xấu giới trẻ. Rapper này cần phải bị xử phạt thích đáng”.

Mặc dù bị chỉ trích gay gắt là nhạc “rác”, nhưng bản Rap của Chị Cả vẫn đang tiếp tục được lan truyền bằng nhiều cách trên các diễn đàn và mạng xã hội. Thậm chí trên mạng xã hội, giai điệu của bản Rap này còn thu hút tới hàng trăm video sử dụng cùng hàng chục nghìn lượt xem của rapper Chị Cả.

Còn bài “Nóng như cái lò” ca từ khơi gợi sự bản năng, dễ dãi, phản cảm: “Cứ tiếp tục mà ểnh ương, em cứ việc ở trên giường/Bởi vì anh là thiên đường, thiên đường/Anh sẽ khiến em lả lướt, nơi đâu em ao ước/Đêm nay em lạc bước (Hế hê)… Bài hát “Oh my chuối”: “Mồ hôi em nhễ nhại, em làm em đang muốn anh gần lại . Phải chi có cây kem, nhất là kem chuối em càng thèm… Em thích chuối tây, chuối ta, anh mang chuối cho em nha. Đêm nay, ta quẩy trong bar, đến với em đêm nay, em không muốn về nhà.”…

Bài “Em yêu kem chuối” là một ví dụ. Ca khúc trên miêu tả sự ham muốn dục vọng của phụ nữ bằng những ngôn từ khó chấp nhận trên nền nhạc rap, pha trộn các âm thanh phòng the đầy gợi dục: “Em thấy trong mình thèm kem/ nước miếng nước mồm chảy ra/… Trước khi trao đổi em muốn kiểm trả hàng nè/ anh hãy nhắm mắt lại tuột quần xuống đi/và em sẽ coi kem của anh có chất lượng hay không?ye ạ woaaaa woa”. Sau ngày được phát tán trên mạng, ca khúc trên nhanh chóng được một bộ phận giới trẻ đón nhận.

MV “Anh đếch cần gì nhiều ngoài em” của Đen Vâu sử dụng tiêu đề có phần dung tục, gây ra phản ứng trái chiều. MV “Chim quý trong lồng” vừa ra mắt hôm 12/7 vừa qua với sự hợp tác giữa Văn Mai Hương và K-ICM đã ngay lập tức bị xếp vào hàng ngũ những tên bài hát dễ dãi, gây hiểu lầm cho người nghe. Thời gian qua đã có không ít tên bài hát đặt theo kiểu thiếu thẩm mỹ, gây sốc, phản cảm như: “Như lời đồn”, “Như cái lò”, “Xếp hình”, “Thẩm du”, “Nắng cực”, ”, “Thu dẩm” …

“Thu dẩm” một sáng tác mới của rapper LK, chẳng những tên bài hát gây hiểu lầm mà lời bài hát còn mang tính phản cảm và có xu hướng gợi dục như: “Cô ta mắc bệnh dẩm tên Thu, bệnh dẩm tên Thu”, săn lùng ở trên mọi góc hình, đêm đến cô ta mới là chính mình...”. “Thu dẩm”, “Thẩm du” là hai ca khúc này cũng phải đặt cảnh báo “nghiêm cấm đọc lái dưới mọi hình thức”

Các nhạc “rác” này xâm lấn vào cuộc sống giới trẻ với tốc độ chóng mặt như một dịch bệnh qua các thiết bị điện tử như máy tính, di động, ipad… Bất chấp những tranh cãi và phản ứng người nghe chỉ cần được nhiều lượt xem. Ví như, sau gần 2 ngày ra mắt, MV “Anh đếch cần gì nhiều ngoài em” hút hơn 2,3 triệu lượt xem và lọt top 1 MV thịnh hành trên Youtube mặc cho nhiều người yêu nhạc chân chính kinh hãi thốt lên: ““Bài hát phản cảm”, “Nghe bài này thấy dị ứng”…

Nhạc sĩ, nhà nghiên cứu âm nhạc Nguyễn Quang Long đánh giá, bản nhạc trên có ngôn từ nhạy cảm, dung tục và vì thế nó sẽ gây ảnh hưởng lớn tới giới trẻ - đối tượng sử dụng mạng xã hội nhiều nhất. Theo nhạc sĩ Nguyễn Quang Long, các ca khúc như vậy cho thấy sự dễ dãi, thiếu trách nhiệm với cộng đồng, vi phạm pháp luật của một số người tham gia sáng tác âm nhạc đại chúng.

Rapper Chị Cả- tác giả ca khúc Censored có nội dung quan hệ loạn luân bố chồng- nàng dâu.

Rapper Chị Cả- tác giả ca khúc Censored có nội dung quan hệ loạn luân bố chồng- nàng dâu.

Cần nghiêm trị kẻ bôi bẩn âm nhạc Việt

Sau khi bị chỉ trích nặng nề, nhóm tác giả bản nhạc rap “Thích Ca Mâu Chí” đã đến Văn phòng Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, chùa Quán Sứ, Hà Nội để xin lỗi Giáo hội, xin lỗi toàn thể Tăng Ni, Phật tử và cộng đồng Phật giáo. Đồng thời, xin sám hối trước tôn tượng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni tại chính điện chùa Quán Sứ, hứa sẽ sửa chữa và không lặp lại sai lầm.

Cũng như nhóm tác giả “Thích ca Mâu Chí”, nam rapper Chị Cả về bản rap cổ súy chuyện loạn luân sai trái giữa bố chồng và nàng dâu đã gửi lời xin lỗi đến khán giả trên mạng xã hội vào tối 5/10/2021.

Nhưng người yêu nhạc và dư luận không thể dễ dàng chấp nhận lời xin lỗi ấy, đề nghị xử phạt nghiêm minh bởi những gì các rapper làm đã ảnh hưởng tới âm nhạc Việt cũng như gây “nhiễm độc” người nghe.

Ngày 8/10/2021, ông Lê Minh Tuấn - Cục phó Cục Nghệ thuật Biểu diễn cho biết, nội dung những ca khúc bị dư luận phản ứng thời gian vừa rồi là không phù hợp, đáng bị lên án. “Trong Bộ quy tắc ứng xử chung dành cho nghệ sĩ có nội dung về việc “không sáng tác, sản xuất sản phẩm có nội dung vi phạm các chuẩn mực đạo đức xã hội, vi phạm pháp luật”. Bên cạnh đó là việc áp dụng với những quy định pháp luật hiện hành đề xử lý”.

Ông Lê Minh Tuấn chia sẻ thêm, Cục Nghệ thuật Biểu diễn đề nghị xử phạt hành chính với những rapper vi phạm theo Nghị định 38/2021/NĐ-CP - Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo, mức phạt cao nhất với hành vi lưu hành bản ghi âm, ghi hình “xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo” là 50 triệu đồng, và “sử dụng trang phục, từ ngữ, âm thanh, hình ảnh, động tác, phương tiện biểu đạt, hình thức biểu diễn hành vi trái với thuần phong, mỹ tục của dân tộc; tác động tiêu cực đến đạo đức, sức khỏe cộng đồng và tâm lý xã hội” là 40 triệu đồng.

Đồng thời, Cục Nghệ thuật Biểu diễn cũng đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông xem xét xử lý với những kênh đã đăng tải sản phẩm vi phạm, đề nghị gỡ bỏ các nội dung vi phạm

Không ít người đưa ra ý kiến, những kẻ lợi dụng mạng xã hội tuyên truyền văn hóa phẩm đồi trụy nên xử khung hình phạt thật nặng, khép vào tội hình sự chứ không xử lý hành chính. Những bài hát vô giáo dục, bệnh hoạn, một loại tư duy bẩn. Đề nghị Bộ VH-TT-DL nên xử lý thật nghiêm, kịch khung với những thành phần xem thường văn hóa xã hội để răn đe. Qua đó chấn chỉnh lại nền văn hóa không chỉ chính thống mà còn trên không gian mạng.

Để nâng cao chất lượng sáng tác, cái quan trọng là tư duy và ý thức của người làm nghề. Đây là điều rất quan trọng đối với mỗi nghệ sĩ và sẽ trở thành văn hóa ứng xử khi mỗi người nghệ sĩ làm một việc gì đó trái với thuần phong mỹ tục thì phải bị ràng buộc bởi quy định của ngành nghề. Cơ quan quản lý cần có những cuộc thi sáng tác khuyến khích sáng tạo các tác phẩm chất lượng, hấp dẫn.

Hơn lúc nào hết, các cơ quan quản lý văn hóa cần phối hợp với các đơn vị quản lý an ninh mạng ráo riết thanh, kiểm tra các bài hát có lời ca độc hại, các trang web, forum, mạng xã hội phát tán những “nhạc ô nhiễm” và có những chế tài xử lý nghiêm minh.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

'Gương mặt vặn vẹo' - đối mặt nhiều vụ án ly kỳ, hóc búa

Phim khai thác đề tài tâm lý tội phạm. (Ảnh: BTC)
(PLVN) - Bộ phim xoay quanh hành trình điều tra và truy bắt tội phạm gian nan của “Đội 7”, đối mặt nhiều vụ án ly kỳ, hóc búa. Hình ảnh nhân vật phản diện được xây dựng từ những ám ảnh thời thơ ấu, tổn thương tâm lý cho đến những biến cố không thể lường trước trong cuộc sống. Chính những điều này đã biến họ từ con người bình thường thành những kẻ tội phạm đáng sợ, nhưng cũng khiến người xem ít nhiều hiểu và đồng cảm.

“Vằng vặc trăng quê” - đong đầy hồn quê

"Vằng vặc trăng quê" lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống, mang đậm “hồn quê” Bắc Bộ (ảnh P.V).
(PLVN) -  Tản văn “Vằng vặc trăng quê” của nhà báo Ngô Bá Lục không chỉ kể chuyện đời thường, đong đầy tình yêu thương mà còn lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống, mang đậm “hồn quê” Bắc Bộ.

“Xây Tết” cho gần 2 vạn công nhân

Chương trình "Xây Tết" dành cho gần 2 vạn công nhân (Thùy Dương)
(PLVN) -  Lễ ra mắt chương trình “Xây Tết 2025” với những hỗ trợ thiết thực về vật chất, tinh thần đến hơn 18.500 công nhân trên cả nước diễn ra vào ngày 12/12/2024 tại Báo Nhân Dân.

Sắc màu thổ cẩm của người H’rê ở Quảng Ngãi

 Cụ bà người H’rê ở làng Teng dệt thổ cẩm.
(PLVN) - Giá trị văn hóa truyền thống nghề dệt thổ cẩm của người H’rê ở làng Teng (xã Ba Thành, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi) thể hiện trên từng sản phẩm gắn liền với trí thông minh, bàn tay khéo léo và kỹ thuật tinh xảo của người thợ dệt được lưu truyền từ lâu đời, bảo tồn và phát triển cho đến ngày nay.

"Hoạt động bào chữa của luật sư trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự"

"Hoạt động bào chữa của luật sư trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự"
(PLVN) - Với mục đích giúp bạn đọc hiểu thêm về thực trạng pháp luật đối với hoạt động bào chữa của luật sư trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, cung cấp tài liệu tham khảo cho các luật sư, thẩm phán, kiểm sát viên, những người làm công tác nghiên cứu, công tác thực tiễn, Nhà xuất bản Tư pháp xuất bản cuốn “Hoạt động bào chữa của luật sư trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự” của TS Ngô Thị Ngọc Vân.

Món quà vô giá từ lòng thành

Món quà vô giá từ lòng thành
(PLVN) - Trong cuộc sống, không phải lúc nào ta cũng nhận được sự yêu thương, giúp đỡ từ những người xung quanh. Thế nên, khi có ai đó không có quan hệ máu mủ nhưng lại đối xử tốt với bạn, đó chính là điều đáng trân quý nhất.

Mẹ - Tình yêu vĩ đại không bao giờ phai nhạt

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Tôi còn nhớ, ngày ấy tôi chỉ là một đứa trẻ nhỏ, ngây ngô chưa biết gì về sự vất vả của mẹ. Mẹ tôi là người phụ nữ hiền lành, nhân hậu và luôn dành trọn tình yêu thương cho đàn con thơ.

Thị trường nhạc Việt trỗi dậy mạnh mẽ

Thị trường âm nhạc Việt Nam có tiềm năng rất lớn để thu hút thế hệ trẻ. (Ảnh: Mai Trang)
(PLVN) - Vừa qua, tại sân vận động Mỹ Đình, Hà Nội, show diễn “Anh trai say hi” đã thu hút hàng chục nghìn người tham dự, theo số liệu theo Ban Tổ chức công bố. Đây là một hiện tượng đặc biệt, khi phần lớn người đến tham dự đều trong độ tuổi rất trẻ. Trong hai đêm diễn nhận được sự quan tâm lớn của nhiều người hâm mộ. Hàng nghìn khán giả xếp hàng trước cổng sân vận động từ tờ mờ sáng nhằm giành một vị trí đẹp. Vé xem chương trình liên tục cháy hàng trên mọi mức giá từ vé phổ thông đến vé hạng nhất.

Hấp dẫn Ngày văn hóa Hàn Quốc tại Đà Lạt

Hấp dẫn Ngày văn hóa Hàn Quốc tại Đà Lạt
(PLVN) - Ngày văn hóa Hàn Quốc tại Đà Lạt năm 2024 diễn ra ngày 13/12 tại Quảng trường Lâm Viên (TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng) với nhiều chương trình hấp dẫn như trải nghiệm làm kim chi, mặc hanbok, làm diều thủ công Hàn Quốc, đêm ca nhạc do nhóm B-boy Hàn Quốc SDG Crew, nhóm nhạc nữ Hàn Quốc Queen biểu diễn…