Tây Ban Nha chấm dứt chương trình thị thực vàng

Một góc phố tại Tây Ban Nha.
Một góc phố tại Tây Ban Nha.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Tây Ban Nha đang lên kế hoạch chấm dứt chương trình thị thực vàng, chương trình cấp quyền cư trú cho người mua bất động sản từ bên ngoài Liên minh châu Âu (EU), trong bối cảnh Madrid đang tìm cách tăng số lượng nhà ở giá rẻ dành cho người dân địa phương.

Theo đài RT, phát biểu với các phóng viên ngày 8/4, Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez cho biết, nội các của ông sẽ thực hiện những bước đầu tiên trong tuần này để loại bỏ chương trình thị thực vàng.

Chương trình thị thực vàng được giới thiệu vào năm 2013, theo đó cho phép các công dân ngoài EU chi từ 500.000 euro (543.000 USD) trở lên vào bất động sản để có được quyền sống và làm việc ở Tây Ban Nha trong 3 năm.

Thủ tướng Sanchez cho biết, việc chấm dứt sáng kiến này sẽ giúp biến việc tiếp cận nhà ở giá rẻ trở thành một quyền của người dân thay vì hoạt động đầu cơ.

“Ngày nay, 94 trong số 100 thị thực được cấp loại này có liên quan đến đầu tư bất động sản tại các thành phố lớn vốn đang phải đối mặt với thị trường căng thẳng cao độ và gần như không thể tìm được nhà ở phù hợp cho những người đang sống, làm việc và đóng thuế ở đó”, ông Sanchez nói.

Số liệu của Chính phủ Tây Ban Nha cho thấy kể từ khi bắt đầu chương trình thị thực vàng cho đến tháng 11/2022, nước này đã cấp gần 5.000 thị thực loại này.

Những người ủng hộ việc loại bỏ sáng kiến thị thực vàng luôn nhấn mạnh rằng đây chính là lý do khiến giá nhà đất tăng vọt.

Tuy nhiên, nhiều nhà kinh tế lại cho rằng vấn đề nhà ở của Tây Ban Nha không phải do chương trình thị thực vàng gây ra mà là do thiếu nguồn cung và nhu cầu tăng đột biến.

Tây Ban Nha đã trở thành quốc gia EU mới nhất tiến hành loại bỏ thị thực vàng, sau Bồ Đào Nha và Ireland vào năm 2023. Tại mỗi quốc gia trong số 3 quốc gia này, chương trình được đưa ra nhằm thu hút đầu tư nước ngoài, từ đó thúc đẩy sự phục hồi sau các cuộc khủng hoảng tài chính.

Song, Ủy ban châu Âu từ lâu đã kêu gọi chấm dứt các chương trình như vậy với lý do rủi ro về an ninh cũng như lo ngại về khả năng tham nhũng, rửa tiền và trốn thuế.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Tuần qua, thế giới chứng kiến hàng loạt sự cố khiến nhiều người chết và bị thương, từ vụ cháy rừng kinh hoàng ở California, va chạm tàu điện tại Pháp, nổ trạm xăng tại Yemen... đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Cuba, Pakistan và Nam Phi.

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân
(PLVN) - Bác sĩ quân y Michael Stockin đã nhận tội lạm dụng tình dục hàng chục binh sĩ tại căn cứ Lewis-McChord, Washington, Mỹ. Vụ việc được xem là một trong những bê bối lạm dụng tình dục lớn nhất trong lịch sử quân đội Mỹ, đặt ra yêu cầu khẩn cấp về việc giám sát và cải thiện chính sách tuyển dụng trong quân đội.

Đã có ít nhất 125 người thiệt mạng trong vụ động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc

Những ngôi nhà bị hư hại được chụp ảnh sau trận động đất (Ảnh: Reuters)
(PLVN) - Trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra tại khu vực hẻo lánh ở phía nam Tây Tạng, gần biên giới Trung Quốc và Nepal, khiến ít nhất 125 người thiệt mạng và 188 người bị thương. Sự kiện đau lòng này đã làm sụp đổ hàng nghìn ngôi nhà và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương.

Phát hiện thi thể một nhà báo chống tham nhũng trong bể phốt

Nhà báo Mukesh Chandrakar (Ảnh: The Guardian)
(PLVN) - Anh Mukesh Chandrakar, một nhà báo nổi tiếng ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ, đã bị phát hiện tử vong trong một bể phốt với dấu hiệu bị sát hại. Sự việc gây chấn động dư luận và đặt ra yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ an toàn cho các nhà báo trong môi trường làm việc nguy hiểm.