Tàu ngầm nước ngoài phải ở trạng thái nổi khi qua lãnh hải Việt Nam

(PLO) - Theo Nghị định số 16/2018/NĐ-CP, khi đi trong lãnh hải Việt Nam, tàu ngầm và các phương tiện đi ngầm khác của nước ngoài phải hoạt động ở trạng thái nổi trên mặt nước và phải treo cờ quốc tịch theo quy định.

Chính phủ mới ban hành Nghị định số 16/2018/NĐ-CP về việc công bố tuyến hàng hải và phân luồng giao thông trong lãnh hải Việt Nam phục vụ cho việc tàu thuyền đi qua không gây hại nhằm bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường biển.

Theo Nghị định, tàu thuyền đi qua lãnh hải Việt Nam nhưng không đi vào nội thủy Việt Nam thực hiện hành trình theo tuyến hàng hải trong lãnh hải Việt Nam đã được công bố.

Tàu thuyền vận chuyển hàng hóa, hành khách và hành lý hoặc tàu quân sự và các loại tàu thuyền khác không vì mục đích thương mại đi qua lãnh hải và nội thủy Việt Nam để vào cảng biển Việt Nam phải hành trình đúng tuyến luồng và thực hiện thủ tục tàu thuyền theo quy định.

Tàu thuyền đi qua lãnh hải và nội thủy Việt Nam nhưng không đến cảng biển Việt Nam thì thuyền trưởng của tàu thuyền đó phải thông báo ngay cho Cảng vụ hàng hải khu vực biết về lý do, mục đích tàu thuyền vào nội thủy Việt Nam trong các trường hợp sau: 1-Cấp cứu thuyền viên, hành khách trên tàu; 2- Tránh, trú bão; 3- Thực hiện hoạt động tìm kiếm, cứu nạn; chuyển giao người, tài sản, tàu thuyền đã cứu được trên biển; 4- Khắc phục hậu quả sự cố, tai nạn hàng hải đối với tàu thuyền; 5- Các trường hợp cấp thiết khác theo quy định của pháp luật.

Nghị định nêu rõ tất cả các loại tàu thuyền không phân biệt quốc tịch, trọng tải được phép đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam nhưng phải thực hiện trên cơ sở tôn trọng hòa bình, độc lập, chủ quyền, pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và tuân thủ quy tắc phòng ngừa va chạm trên biển theo quy định của pháp luật.

Tàu thuyền khi đi qua lãnh hải Việt Nam phải treo cờ quốc tịch; thực hiện hành trình liên tục, nhanh chóng và thực hiện đầy đủ các quy định có liên quan của pháp luật Việt Nam và Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS 82); trừ các trường hợp bất khả kháng, tàu gặp sự cố hàng hải, bị tai nạn; vì mục đích cứu giúp người, tàu thuyền hoặc tàu bay đang gặp nạn trên biển hoặc theo thỏa thuận riêng giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ của quốc gia mà tàu thuyền đó mang cờ.

Khi đi trong lãnh hải Việt Nam, tàu ngầm và các phương tiện đi ngầm khác của nước ngoài phải hoạt động ở trạng thái nổi trên mặt nước và phải treo cờ quốc tịch theo quy định.

Khi đi trong lãnh hải Việt Nam, tàu thuyền nước ngoài chạy bằng năng lượng hạt nhân hoặc chuyên chở chất phóng xạ, chất độc hại, nguy hiểm có các nghĩa vụ sau: a- Mang đầy đủ tài liệu hồ sơ kỹ thuật liên quan đến tàu thuyền và hàng hóa trên tàu, tài liệu về bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc; b- Sẵn sàng cung cấp cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam mọi tài liệu liên quan đến thông số kỹ thuật của tàu thuyền và hàng hóa chở trên tàu thuyền; c- Thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng ngừa đặc biệt heo quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế có liên quan mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; d- Tuân thủ quyết định của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam về việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa đặc biệt, kể cả cấm không được đi qua lãnh hải Việt Nam hoặc buộc phải rời ngay khỏi lãnh hải Việt Nam trong trường hợp có dấu hiệu hoặc có bằng chứng rõ ràng về khả năng gây rò rỉ chất độc hại hoặc gây ô nhiễm môi trường.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Lễ gắn biển hoàn thành xây dựng Cầu cảng tại Cảng cửa ngõ quốc tế

Các đại biểu tham dự gắn biển hoàn thành Dự án cầu cảng số 3, 4 tại Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng
(PLVN) - Cảng Hải Phòng vừa tổ chức Lễ gắn biển hoàn thành xây dựng Cầu cảng số 3, 4 tại Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng. Đây là sự kiện chào mừng các Ngày lễ lớn trong Tháng 5: Kỷ niệm 69 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng (13/5/1955 -13/5/2024); Lễ hội Hoa Phượng đỏ năm 2024 và Kỷ niệm 150 năm hình thành và phát triển của Cảng Hải Phòng...

Làm gì để 'hút' thêm nhiều khách đi tàu hỏa?

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Những tháng gần đây, sau một thời gian dài chìm trong trầm lắng và thua lỗ, tín hiệu vui đã đến với ngành Đường sắt - Đường sắt Hà Nội và Sài Gòn đều báo lãi quý I năm 2024 gấp 3 lần kế hoạch đề ra. Đại diện TCty đường sắt Việt Nam (VNR) cho biết, không chỉ dịp lễ, khách đi tàu thời gian qua tăng nhanh.

'Bài toán' đỗ xe tại Hà Nội

Điểm trông giữ phương tiện tạm thời dưới gầm cầu Vĩnh Tuy. (Ảnh: Thế Bằng)
(PLVN) -  Thiếu trầm trọng bãi đỗ xe công cộng, áp lực giao thông tĩnh đang từng giờ, từng phút đè nặng lên hạ tầng giao thông của TP Hà Nội. Hiện nay, việc sử dụng vỉa hè, lòng đường làm nơi dừng đỗ xe đã trở thành lời giải tạm thời cho “bài toán” này.

Cần Thơ nỗ lực kéo giảm tai nạn giao thông trên cả ba tiêu chí

Cần Thơ nỗ lực kéo giảm tai nạn giao thông trên cả ba tiêu chí
(PLVN) - Mặc dù các Ban, Ngành chức năng TP Cần Thơ chủ động triển khai nhiều giải pháp đảm bảo trật tự an toàn giao thông (ATGT), tuy nhiên tình hình tai nạn giao thông trên địa bàn TP Cần Thơ có chiều hướng gia tăng trong những tháng đầu năm. Qua đánh giá của các cơ quan Ban, Ngành TP Cần Thơ, nguyên nhân chính xuất phát từ lỗi chủ quan của người tham gia giao thông.

Cần khắc phục những bất cập về hạ tầng giao thông

Việc đầu tư, phát triển hạ tầng giao thông ở một số địa bàn chưa đáp ứng yêu cầu vận tải, đi lại của Nhân dân. (Ảnh minh họa: Ngọc Thành).
(PLVN) - Thời gian qua, việc xử lý những bất cập về hạ tầng giao thông, các kiến nghị “điểm đen”, điểm tiềm ẩn về tai nạn giao thông chưa đạt hiệu quả. Do đó, các Bộ, ngành, địa phương cần bố trí nguồn lực đầu tư xây dựng, nâng cấp hạ tầng giao thông, nhất là hạ tầng giao thông đường bộ theo quy hoạch.