Tàu Nga mang tên lửa khiến Tomahawk của Mỹ 'chào thua' sắp tái xuất

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
(PLVN) - Tàu tuần dương hạt nhân hạng nặng Nga Đô đốc Nakhimov được đóng theo Dự án 1144 của Nga sẽ trở lại lực lượng Hải quân nước này vào năm 2022, sau khi trải qua cuộc đại tu và hiện đại hóa.

Theo hãng tin TASS, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Alexei Krivoruchko khi trả lời phóng viên khẳng định Đô đốc Nakhimov sẽ là tàu chiến mạnh nhất của Hải quân Nga.

“Chúng tôi đã kiểm tra dự án, con tàu hiện đã hoàn thiện được khoảng 50%”, ông Krivoruchko cho biết.

Theo Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga, Bộ này đã phân bổ 29,5 tỷ rúp cho riêng dự án đại tu và hiện đại hóa tàu Đô đốc Nakhimov trong năm nay.

“Như đã thỏa thuận với nhà máy đóng tàu Sevmash, chúng tôi hy vọng sẽ nhận được tàu vào cuối năm 2022”, ông Krivoruchko cho biết và khẳng định giới chức Nga sẽ theo dõi sát tiến độ giải quyết công việc của phía nhà máy.

“Chắc chắn đó sẽ là tàu tuần dương tiên tiến nhất, mang theo vũ khí tầm xa có độ chính xác cao”, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cho biết khi được yêu cầu bình luận về loại vũ khí mà tàu chiến của Nga sau khi nâng cấp sẽ được trang bị.

Tàu Đô đốc Nakhimov được hạ thủy ngày 17/5/1983 với tên Kalinin. Tàu này gia nhập Hạm đội phương Bắc vào ngày 30/12/1988, chính thức được đổi tên thành Đô đốc Nakhimov vào ngày 22/4/1992. 

Tàu tuần dương trên từng được Nhà máy Sevmash đại tu từ năm 1999 nhưng việc hiện đại hóa thực sự bắt đầu vào năm 2013. 

Sau khi hoàn tất việc nâng cấp, tàu này sẽ được trang bị tên lửa hành trình Kalibr, tên lửa hành trình siêu thanh chống tàu Onix, và trong tương lai là tên lửa chống hạm siêu thanh Tsirkon.

Theo giới chức Nga, tên lửa Kalibr có khả năng triệt hạ mục tiêu ở khoảng cách 2.600 km và có thể vượt qua bất kỳ hệ thống phòng không cũng như lá chắn tên lửa nào nhờ đặc tính liên tục thay đổi chiều cao và phương hướng trong chuyến bay, khiến đối phương khó lòng phát hiện. 

Kalibr được đánh giá là có những tính năng vượt trội hơn cả tên lửa Tomahawk của Mỹ. 

Tin cùng chuyên mục

Đoàn đại biểu Việt Nam tại Phiên Đối thoại.

Cộng đồng quốc tế đánh giá cao thành tựu của Việt Nam về bảo vệ, thúc đẩy quyền con người

(PLVN) - Ngày 7/5, tại Trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) tại Geneva, Thụy Sỹ, Đoàn đại biểu Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt dẫn đầu đã tham gia Phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia của Việt Nam theo Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền LHQ.

Đọc thêm

Việt Nam chuẩn bị đối thoại về Báo cáo UPR tại Hội đồng Nhân quyền LHQ

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham gia phiên đối thoại.
(PLVN) - Ngày 7/5, tại Trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) ở Geneva (Thụy Sỹ), Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham gia phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia của Việt Nam về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người theo cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền LHQ.

Đoàn kiều bào thăm, động viên quân, dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I

Đoàn công tác số 11 do Chuẩn Đô đốc Phạm Văn Luyện, Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân chủng Hải quân, ra thăm Trường Sa.
(PLVN) - Nhân dịp kỷ niệm 49 năm thống nhất Tổ quốc (30/4/1975 – 30/4/2024) và giải phóng quần đảo Trường Sa (29/4/1975), 69 năm thành lập Hải quân nhân dân Việt Nam (7/5/1955), Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Tư lệnh Hải quân tổ chức Đoàn đại biểu kiều bào đi thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ và người dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I trong khuôn khổ Đoàn công tác số 11.

Tiết lộ khẩu pháo phòng không nguy hiểm nhất của Nga

Pháo phòng không bắn nhanh ZU-23-2 của Nga.
(PLVN) - Pháo phòng không bắn nhanh ZU-23-2 của Nga không chỉ là phương tiện phòng không chống lại trực thăng, máy bay không người lái cỡ lớn và máy bay chiến đấu bay thấp mà còn là vũ khí đất đối đất “sát thủ” cả trên bộ và trên biển.