Tàu chiến Nga diễn tập với tên lửa 'phá được tàu chiến vạn tấn'

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Các tàu tên lửa nhỏ The Sovetsk và The Grad của Hạm đội Baltic của Nga, được trang bị tên lửa hành trình Kalibr và Oniks, đã diễn tập tiến hành các cuộc tấn công bằng tên lửa và pháo binh vào các mục tiêu trên biển và ven biển.

“Ở giai đoạn đầu của cuộc tập trận ở biển Baltic, các thủy thủ đoàn của các tàu tên lửa nhỏ Sovetsk và Grad đã bắn hệ thống pháo A-190 và AK-630 vào các mục tiêu mô phỏng trên không”, hãng tin TASS dẫn thông cáo báo chí của Hạm đội Baltic cho biết.

Ngoài ra, các tàu này khai hỏa nhằm vào các mục tiêu trên biển mô phỏng các tàu không người lái và tàu chiến địch.

“Ở giai đoạn cuối của cuộc tập trận, các đội tác chiến tên lửa và pháo binh đã thực hiện các cuộc tấn công quy mô lớn bằng tên lửa hành trình nhằm vào các mục tiêu trên biển và ven biển ở khoảng cách đáng kể, tiến hành phóng tên lửa điện tử với hệ thống Kalibr-NK”, thông cáo cho biết thêm.

Sovetsk là tàu tên lửa cỡ nhỏ thuộc dự án 22800 Karakurt của Nga. Các tàu của dự án này do Cục Thiết kế Hàng hải Trung ương Almaz phát triển.

Đây là các tàu biển đa năng mang theo tổ hợp vũ khí tên lửa có độ chính xác cao, bao gồm cả tên lửa hành trình Kalibr-NK.

Còn các tàu tên lửa cỡ nhỏ thuộc Đề án 21631 (trong đó có The Grad) là tàu đa năng, có lượng giãn nước lớn hơn, được trang bị các loại pháo, tên lửa, phòng không và vũ khí kỹ thuật vô tuyến hiện đại nhất.

Hệ thống pháo tự động 30 mm của tàu có khả năng tiêu diệt máy bay, trực thăng và các phương tiện tấn công trên không khác của đối phương cũng như các mục tiêu mặt nước và mặt đất cỡ nhỏ của hải quân ở khoảng cách đáng kể so với bờ biển.

Theo truyền thông Nga, tên lửa hành trình chống hạm Oniks có nhiều tính năng ưu việt, có thể phóng từ hầu hết các phương tiện mang gồm máy bay, tàu mặt nước, tàu ngầm, xe phóng trên đất liền…

Theo giới chức Nga, đây là loại tên lửa chống hạm thông minh. Sau khi rời bệ phóng từ 60 đến 80km, tên lửa này sẽ bật radar tự thân để tìm kiếm mục tiêu.

Khi tiến sát mục tiêu từ 25 đến 30km, tên lửa tắt mọi liên lạc với hệ thống và chỉ sử dụng radar ở trạng thái thụ động. Vì vậy, việc phát hiện, gây nhiễu hoặc đánh chặn đạn tên lửa này khi là điều cực kỳ khó khăn đối với tàu chiến của đối phương.

Để tăng xác suất tiêu diệt mục tiêu, tên lửa Oniks thường sử dụng chiến thuật “bầy sói”, tức là một mục tiêu sẽ phải đối mặt với 3 quả tên lửa đi theo 3 quỹ đạo khác nhau. Trong nhóm phóng, tên lửa dẫn đầu bay cao cung cấp tham số mục tiêu cho 2 tên lửa còn lại bay ở quỹ đạo thấp.

Sau khi đã tiêu diệt mục tiêu chủ yếu, các tên lửa còn lại sẽ hướng đến các tàu chiến khác và loại trừ khả năng 2 tên lửa tấn công cùng 1 mục tiêu. Đây được cho là tính năng đáng sợ nhất khi nói về tên lửa Oniks.

Với đầu nổ khoảng 200-250 kg, tên lửa này có thể phá hủy hoàn toàn các tàu chiến mặt nước cỡ vạn tấn. Tuy không thể phá hủy được tàu sân bay nhưng tên lửa này cũng có khả năng làm tàu sân bay bị chìm khi điểm nổ rơi vào sườn tàu ở vị trí gần mép nước.

Trong khi đó, tên lửa Kalibr cũng không kém cạnh. Đây là tên của cả một dòng tên lửa chống hạm, chống ngầm, tấn công mặt đất đặt trên tàu ngầm, tàu mặt nước.

Trong tương lai, đây cũng sẽ là tên lửa hành trình phóng từ mặt đất với tầm bay từ 220 đến 4.500km. Ưu điểm chính của tên lửa này là thiết kế mô-đun và khả năng sử dụng để chống lại nhiều loại mục tiêu khác nhau và được phóng từ nhiều phương tiện trên biển và trên không.

Các nhà quan sát quân sự Nga ca ngợi tên lửa Kalibr vì hệ thống dẫn đường quán tính tự động, khả năng chống nhiễu, khả năng tiếp cận mặt đất trong khi bay và tăng tốc bằng cách sử dụng một thao tác độc đáo làm tăng đáng kể khả năng vượt qua hệ thống phòng không đối phương cũng như bắn trúng mục tiêu.

Đọc thêm

'Phát triển kinh tế thể thao: Đổi mới sáng tạo đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững'

'Phát triển kinh tế thể thao: Đổi mới sáng tạo đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững'
(PLVN) - Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh vừa phối hợp với Trường Đại học TDTT Thượng Hải, Trung Quốc và Trường Đại học Sư phạm - Đại học Quốc gia Seoul, Hàn Quốc đồng tổ chức thành công Hội nghị Khoa học quốc tế với chủ đề “Phát triển kinh tế thể thao: Đổi mới sáng tạo đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững”.

2 sự kiện quốc tế đáng chú ý tuần này

2 sự kiện quốc tế đáng chú ý tuần này
(PLVN) - Tuần này, thế giới hướng tới hai ngày lễ quan quan trọng của Liên Hợp Quốc: Ngày Di dân Quốc tế (18/12) tôn vinh những đóng góp của người di cư và Ngày Quốc tế Đoàn kết Nhân loại (20/12) ) kêu gọi sự thống nhất và chia sẻ để xóa đói giảm nghèo.

Nhiều vụ việc đáng tiếc trên thế giới tuần qua

Nhiều vụ việc đáng tiếc trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Thế giới trải qua một tuần đầy biến động với hàng loạt vụ việc thương tâm: Nữ sinh Nhật Bản bị đâm chết tại nhà hàng, nhà sáng lập Mango tử nạn, xả súng kinh hoàng tại Pháp, cháy bệnh viện ở Ấn Độ…

Hành trình “dọn rác” mạng xã hội: Kinh nghiệm từ các quốc gia

Các đạo luật mới ra đời nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu các hành vi tiêu cực của người dùng trên mạng xã hội. (Nguồn: safegate.vn)
(PLVN) - Trong kỷ nguyên kỹ thuật số, mạng xã hội không chỉ là nơi kết nối mà còn trở thành trung tâm phát tán thông tin. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích to lớn, không gian này cũng trở thành “bãi rác” khổng lồ với những nội dung độc hại, tin giả và lời nói căm thù. Việc kiểm soát và “dọn rác” mạng xã hội đã trở thành thách thức không nhỏ đối với nhiều quốc gia trên thế giới.

Pháp có Thủ tướng mới

Tân Thủ tướng Pháp Francois Bayrou. Ảnh: REUTERS/TTXVN
(PLVN) - Ông Francois Bayrou, nhà lãnh đạo Phong trào Dân chủ (MoDem), là thủ tướng thứ ba được bổ nhiệm trong chính quyền của Tổng thống Emmanuel Macron.