Tắt sóng 2G tại Việt Nam: Cần tránh tối đa ảnh hưởng đến người sử dụng

Những chiếc điện thoại di động chỉ dùng sóng 2G sẽ không được nhập khẩu vào Việt Nam. (Nguồn: Internet)
Những chiếc điện thoại di động chỉ dùng sóng 2G sẽ không được nhập khẩu vào Việt Nam. (Nguồn: Internet)
(PLVN) - Mạng 2G chậm và lạc hậu nên Bộ Thông tin và Truyền thông dự kiến tắt hoàn toàn sóng 2G trên toàn quốc vào năm 2024 để tận dụng tài nguyên tần số cho những công nghệ viễn thông hiện đại hơn. Tuy nhiên, lộ trình này có quá vội vàng khi chỉ còn một năm nữa là đến thời hạn đặt ra mà cả nước vẫn có khoảng 23 triệu thuê bao di động 2G?

Dù lạc hậu nhưng vẫn còn nhiều người sử dụng

Mạng truyền sóng 2G là công nghệ di động được phát triển ở nước ta từ năm 1993. Sau gần 30 năm, mạng 2G đã lạc hậu, không theo kịp sự phát triển của các dịch vụ viễn thông cũng như nhu cầu đại đa số người sử dụng. Người dùng điện thoại hiện nay không chỉ với mục đích nghe, gọi, nhắn tin mà còn để giải quyết các thủ tục hành chính, làm việc, kinh doanh, mua bán trên các sàn thương mại điện thử, đọc báo, xem phim, giải trí... Công cuộc chuyển đổi số quốc gia sẽ không thể trọn vẹn khi không thể tiếp cận các dịch vụ tới các thuê bao 2G.

Ngoài ra, mạng 2G từ nhiều năm nay đã được coi là “miếng mồi ngon” đối với tội phạm viễn thông, đặc biệt là tình trạng phát tán tin nhắn rác, lừa đảo qua tin nhắn, từ đó trục lợi từ người dùng di động mạng 2G. Thủ đoạn phát tán tin nhắn mạo danh được tội phạm mạng thực hiện chủ yếu qua sóng mạng 2G. Do công nghệ này đã lỗi thời, tiêu chuẩn bảo mật cũng như mã hóa không được chú trọng, tội phạm mạng có thể xâm nhập, nghe lén cuộc gọi, chèn tin nhắn…

Trước thực trạng trên, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đã đề ra lộ trình tắt sóng di động 2G bắt đầu từ tháng 12 năm nay và hoàn thành vào năm 2024 - trong bối cảnh mạng 3G, 4G và 5G đã phổ biến. Mục đích là để nhường chỗ cho các mạng di động tiên tiến hơn như 4G, 5G phát triển. Đây được xem là bước tiến không thể thay đổi về mặt công nghệ.

Tuy nhiên, việc tắt sóng 2G tại Việt Nam ở thời điểm này còn gặp nhiều thách thức. Bởi tính đến cuối tháng 8, Việt Nam vẫn còn hơn 23 triệu thuê bao 2G, tương đương với 1/5 tổng số thuê bao trên cả nước. Trong đó, đáng chú ý nhóm người dùng sử dụng điện thoại 2G chủ yếu sống ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, hải đảo, những nơi sóng 4G chưa phủ rộng như sóng 2G…

Sẽ có biện pháp xử lý

Câu hỏi đặt ra là liệu lộ trình tắt sóng 2G của Việt Nam - bắt đầu từ cuối năm nay có khả thi không khi mà hiện vẫn có tới 1/5 tổng số thuê bao đang sử dụng mạng di động 2G như đã nêu trên? Hay trong vòng 1 năm nữa, làm thế nào để phủ sóng 4G tới tận các thôn bản xa xôi và hải đảo trên toàn quốc để việc liên lạc của người dân qua điện thoại không bị gián đoạn?

Chia sẻ tại họp báo thường kỳ tháng 9/2023 vừa qua, Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Đức Long cho hay, Bộ sẽ triển khai quy hoạch lại, tần số vô tuyến điện hiện tại sẽ không còn phục vụ cho máy 2G. Các nhà mạng sẽ phải có chính sách hỗ trợ người dùng chuyển đổi từ thiết bị 2G sang thiết bị 4G.

“Bộ sẽ có giải pháp xử lý để bảo đảm đến thời điểm tháng 9/2024 khi giấy phép tần số cấp cho mạng 2G hết hạn thì sẽ không còn máy 2G. Mục tiêu của việc này nhằm thúc đẩy chuyển đổi số, đưa hoạt động của người dân lên môi trường số”, Thứ trưởng Phạm Đức Long nhấn mạnh.

Cũng theo ông Long, Bộ TT&TT sẽ triển khai thanh tra tại các địa phương về quy định không nhập thiết bị điện thoại 2G nhằm bảo đảm đến thời điểm tháng 9/2024, khi giấy phép tần số cấp cho mạng 2G hết hạn, sẽ không còn điện thoại di động mạng 2G. Bộ TT&TT đã làm việc với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ di động và cơ bản thống nhất về định hướng lộ trình dừng công nghệ di động 2G.

Để thúc đẩy việc chuyển đổi này, lãnh đạo Bộ TT&TT cho biết, Bộ đã ban hành thông tư quy định tất cả các máy điện thoại di động được sản xuất hoặc nhập khẩu vào Việt Nam từ 1/7/2021 phải được tích hợp công nghệ E-UTRA (tức công nghệ 4G). Các điện thoại sử dụng công nghệ 2G không được nhập khẩu, sản xuất. Đồng thời, Bộ sẽ triển khai thanh tra ở các địa phương về tình trạng nhập thiết bị máy điện thoại 2G không chính thức trên thị trường.

Đặc biệt, với nguyên tắc không để người dân mất liên lạc, Thứ trưởng Phạm Đức Long khẳng định, các nhà mạng đang xây dựng nhiều chính sách hỗ trợ thiết bị đầu cuối và hỗ trợ cước cho khách hàng nhằm thúc đẩy chuyển đổi từ thiết bị 2G sang 4G.

Tin cùng chuyên mục

Viettel trình diễn năng lực công nghiệp quốc phòng tại Malaysia

Viettel trình diễn năng lực công nghiệp quốc phòng tại Malaysia

(PLVN) - Năm 2024, tiếp tục hiện thực hóa tầm nhìn trở thành doanh nghiệp quốc phòng toàn cầu, Tập đoàn Công nghiệp-Viễn thông Quân đội (Viettel) với đại diện là Tổng Công ty Công nghiệp Công nghệ cao Viettel (Viettel High Tech) sẽ tham dự Hội nghị Quốc phòng châu Á (DSA 2024) và Hội nghị An ninh Quốc gia châu Á 2024 (NATSEC) tại Malaysia từ ngày 6-9/5/2024. Đây là 1 trong các thị trường công nghiệp quốc phòng tiềm năng mà Viettel hướng tới.

Đọc thêm

vnEdu Content - Chìa khóa mở tương lai giáo dục số hiện đại

vnEdu Content - Chìa khóa mở tương lai giáo dục số hiện đại
(PLVN) - Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ và Internet, giáo dục số đã trở thành xu hướng quan trọng trong nâng cao chất lượng giáo dục tại Việt Nam. Trong bối cảnh đó, vnEdu content nổi lên như một nền tảng giáo dục số tiên phong cung cấp môi trường giáo dục số hiện đại với nhiều tiện ích cho giáo viên và học sinh trên cả nước.

VNPT nhận giấy phép kinh doanh dịch vụ 5G

VNPT nhận giấy phép kinh doanh dịch vụ 5G
(PLVN) - Chiều 15/4, tại cuộc giao ban quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông, Tập đoàn VNPT đã được trao giấy phép thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ thông tin di động mặt đất sử dụng công nghệ 5G.

Viettel cùng Singtel đồng sáng lập tuyến cáp biển mới kết nối thẳng từ Việt Nam tới Singapore

Sự kiện vừa diễn ra hôm 11/4 tại Nha Trang
(PLVN) - Tổng Công ty Giải pháp Doanh nghiệp Viettel (Viettel Solutions) đại diện cho Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) vừa ký kết biên bản ghi nhớ với Tập đoàn Singapore Telecommunications Limited (Singtel) hợp tác triển khai tuyến cáp biển Vietnam - Singapore Cable System (VTS) kết nối trực tiếp Việt Nam và Singapore.

VNPT, VTC và Cục Công nghiệp an ninh ký kết hợp tác chuyển đổi số trong cảnh báo sự cố phòng cháy, chữa cháy

Lãnh đạo 3 bên chụp ảnh lưu niệm tại buổi Lễ ký kết. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Trên cơ sở Thỏa thuận hợp tác chiến lược và toàn diện số 46/TTHT-BCA-VNPT giữa Bộ Công an và Tập đoàn VNPT ngày 27/4/2023, tại Hà Nội mới diễn ra Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác chuyển đổi số lĩnh vực truyền tin cảnh báo sự cố trong công tác phòng cháy, chữa cháy giữa Cục Công nghiệp an ninh (Bộ Công an) và Tổng công ty Dịch vụ viễn thông (Tập đoàn VNPT) và Công ty cổ phần Viễn thông VTC.

Làm sao để tội phạm mạng không 'leo thang'?

Nhiều cuộc tấn công mã hóa tống tiền đã xảy ra. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT cho biết, thời gian gần đây, đã có một số hệ thống thông tin của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam bị sự cố tấn công ransomware (mã hóa tống tiền), gây gián đoạn hoạt động và thiệt hại về vật chất, hình ảnh của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cũng như hoạt động bảo đảm an toàn không gian mạng quốc gia.

Ra mắt Cổng thông tin du lịch thông minh An Giang

Lãnh đạo tỉnh và các sở, ban, ngành thực hiện nhấn nút khai trương Cổng thông tin du lịch thông minh tỉnh An Giang. (Ảnh: PV)
(PLVN) - VNPT An Giang phối hợp Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư tỉnh An Giang mới tổ chức Lễ khai trương Cổng thông tin du lịch thông minh An Giang (Checkin An Giang) phục vụ nhu cầu tìm hiểu về du lịch An Giang của người dân và du khách.

Việt Nam có nền tảng AI định danh và xác thực đầu tiên vượt 1 tỷ lượt yêu cầu

Nền tảng AI định danh và xác thực điện tử VNPT eKYC tối ưu cho ngân hàng, tổ chức tài chính (Ảnh: PV)
(PLVN) - Mới đây, nền tảng AI định danh và xác thực điện tử VNPT eKYC ghi nhận số lượt xử lý yêu cầu từ người dùng vượt ngưỡng 1 tỷ, đánh dấu cột mốc quan trọng trong quá trình nghiên cứu và ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT). Qua đó, VNPT eKYC trở thành nền tảng định danh và xác thực đầu tiên tại Việt Nam đạt quy mô này.