Tắt điện 60 phút hưởng ứng “Giờ Trái đất”

TPHCM được chọn là nơi tổ chức chính sự kiện Giờ Trái đất (Earthhour) 2010 tại VN diễn ra vào tối 27-3. Ông Nguyễn Văn Phước, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên-Môi trường (đơn vị đầu mối phối hợp tổ chức chương trình), cho biết: “Mọi công tác chuẩn bị đã được sẵn sàng”.

TPHCM được chọn là nơi tổ chức chính sự kiện Giờ Trái đất (Earthhour) 2010 tại VN diễn ra vào tối 27-3. Ông Nguyễn Văn Phước, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên-Môi trường (đơn vị đầu mối phối hợp tổ chức chương trình), cho biết: “Mọi công tác chuẩn bị đã được sẵn sàng”.

 * Phóng viên: Việc tham gia sự kiện Giờ Trái đất 2010 có ý nghĩa như thế nào đối với VN nói chung và TPHCM nói riêng, thưa ông?

- Ông Nguyễn Văn Phước: Đây là một chiến dịch quốc tế về chống biến đổi khí hậu thông qua việc kêu gọi hành động của từng cá nhân, Chính phủ và doanh nghiệp cùng chia sẻ trách nhiệm, chung sức bảo vệ tương lai.

Hiện nay biến đổi khí hậu đang tác động rất mạnh, rất nhanh và gây nhiều thiệt hại cho con người. Chính vì vậy, tham gia sự kiện này tức là chúng ta khẳng định: VN sẵn sàng đồng hành với thế giới chống lại biến đổi khí hậu, gìn giữ môi trường.


Riêng TPHCM với đặc thù là một TP lớn có rất nhiều vấn đề về môi trường phát sinh, việc hưởng ứng Giờ Trái đất cũng là một cách để tuyên truyền, vận động người dân cùng nhau bảo vệ môi trường sống.

* Ông có thể cho biết chương trình Giờ Trái đất 2010 có gì khác so với Giờ Trái đất 2009?

- Năm nay, TPHCM được Quỹ Bảo vệ Thiên nhiên quốc tế (WWF) chọn là nơi tổ chức chính tại VN nên từ cuối năm 2009, UBND TP đã giao cho Sở Tài nguyên-Môi trường (TN-MT) TP làm đầu mối trong việc phối hợp giữa các sở ban ngành thực hiện tốt sự kiện này.
 
Chúng ta sẽ có một đêm chính của chương trình vào lúc 20 giờ đến 21 giờ 30 phút ngày 27-3 tại Nhà hát TP, điện sẽ được tắt dần từ 20 giờ đến 20 giờ 30 phút.

Trước đó, TP cũng đã phát động rất nhiều hoạt động đi kèm: Tổ chức diễu hành bằng xe đạp, triển lãm tranh về môi trường và thông tin tiết kiệm điện tại vườn hoa Lam Sơn, tổ chức dán poster tại các cụm dân cư, tuyên truyền sự kiện trong các cuộc sinh hoạt, họp tổ dân phố... làm sao để tất cả người dân đều biết đến sự kiện này và tham gia cùng với TP.

Đến nay, sở đã nhận được thông báo tham gia hưởng ứng chương trình từ 24 quận - huyện, các sở ngành và đông đảo các doanh nghiệp trên toàn TP, đặc biệt là đội ngũ các bạn trẻ tình nguyện tham gia các hoạt động tuyên truyền cho chương trình.

Tắt điện 60 phút hưởng ứng “Giờ Trái đất” ảnh 1

Số 60 là biểu tượng của Giờ Trái đất do các bạn trẻ
thực hiện sáng 21-3 tại TPHCM. Ảnh: M.Khanh

* Vậy là ngành điện sẽ cúp điện toàn TP vào 20 giờ 30 phút ngày 27-3?

- Không, việc tắt đèn không phải bắt buộc mà là kêu gọi, vận động người dân tự nguyện tham gia chứ không có sự can thiệp từ ngành điện. Chỉ có một số địa điểm công cộng bắt buộc phải tắt điện để làm “gương” như: UBND TP, cầu Phú Mỹ, cầu Thủ Thiêm, Nhà hát TP, các công viên công cộng, một số nhà hàng, khách sạn lớn, các tuyến đường chính như Đồng Khởi, Lê Lợi... và hầu hết cơ quan công sở.

* Một quá trình chuẩn bị lâu dài và chu đáo, có lẽ mục tiêu TP hướng đến không chỉ là đêm chương trình hoành tráng?

- Một sự kiện càng ấn tượng, càng trọng đại sẽ càng thu hút sự chú ý và tác động đến nhận thức của người dân. Đầu tiên là làm quen với một ngày Giờ Trái đất có 60 phút tắt điện để nhớ mình cần phải tắt bớt những thiết bị điện không cần thiết, lâu dần tạo thành một thói quen tắt điện khi không cần thiết. Đó chính là điều TP hướng đến.

* Là cơ quan tham mưu cho TP trong vấn đề bảo vệ môi trường, Sở TN-MT có kế hoạch gì để tinh thần Giờ Trái đất 2010 không chỉ bó hẹp trong 60 phút tắt điện ngày 27-3?

- Giờ Trái đất chỉ là một trong rất nhiều hoạt động tuyên truyền về biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường của TP, cho nên sau sự kiện này sở vẫn phối hợp địa phương tiếp tục các biện pháp, hoạt động tuyên truyền.

Về phía Sở TN-MT, các hoạt động trọng tâm  trong năm 2010 là nghiên cứu và giới thiệu đến người dân cũng như các tổ chức, cơ sở sản xuất các loại nguyên liệu, công nghệ sản xuất sạch nhằm giảm bớt phát sinh khí thải, hiệu ứng nhà kính...
 
Bên cạnh đó, tập trung vào đề án bảo vệ nước mặt sông Sài Gòn, tập trung quản lý chặt chẽ và xử lý chất thải công nghiệp, chất thải nguy hại thông qua việc tăng cường công tác thanh tra, giám sát, phát hiện và xử phạt thật nghiêm các trường hợp vi phạm quy định pháp luật về bảo vệ môi trường.

TP cũng vừa thành lập ban chỉ đạo ứng phó với biến đổi khí hậu do đích thân Chủ tịch UBND TP Lê Hoàng Quân làm trưởng ban, Sở TN-MT được giao làm đầu mối phối hợp với các sở ngành xây dựng kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu.
 

6.000 Thành phố và thị trấn tham gia


Giờ Trái đất là sáng kiến của WWF về biến đổi khí hậu. Giờ Trái đất kêu gọi các cá nhân, doanh nghiệp, cơ quan và quốc gia cùng tham gia tắt đèn trong một giờ vào ngày thứ bảy cuối cùng của tháng 3 hằng năm để ủng hộ hành động toàn cầu vì biến đổi khí hậu.

Khẩu hiệu Giờ Trái đất 2010 là “Hành động nhỏ cho thay đổi lớn”. Mục tiêu của Giờ Trái đất toàn cầu 2010 là 1 tỉ người và 6.000 TP và thị trấn trên toàn thế giới cùng tắt đèn để thể hiện hành động ứng phó với mối hiểm họa do biến đổi khí hậu gây ra. 

Tại VN, hiện đã có 19 tỉnh, thành tham gia Giờ Trái đất 2010: Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Định, Bình Thuận, Cần Thơ, Đà Nẵng, Đắk Lắk, Đồng Nai, Hà Nội, TPHCM, Hội An, Khánh Hòa, Kiên Giang, Lạng Sơn, Lào Cai, Nghệ An, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Thừa Thiên-Huế.

 Nguồn: Người Lao động

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.