Tất cả thí sinh Việt Nam thi Olympic Vật lí Châu Á - Thái Bình Dương đều đoạt giải

Các thành viên đội tuyển Việt Nam tại kỳ thi Olympic Vật lí Châu Á - Thái Bình Dương (AphO) năm 2022.
Các thành viên đội tuyển Việt Nam tại kỳ thi Olympic Vật lí Châu Á - Thái Bình Dương (AphO) năm 2022.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - 8 thành viên Đội tuyển quốc gia Việt Nam tham dự Kỳ thi Olympic Vật lí Châu Á - Thái Bình Dương đều đoạt giải trong đó 1 Huy chương Bạc, 2 Huy chương Đồng và 5 Bằng khen.

Kỳ thi Olympic Vật lí Châu Á - Thái Bình Dương (APhO) năm 2022 do Ấn Độ đăng cai tổ chức từ ngày 23/5 đến ngày 31/5 bằng hình thức trực tuyến. Tham dự APhO năm nay có 28 đoàn từ các nước và vùng lãnh thổ với 218 thí sinh. Trong đó, có 4 đoàn khách, với 32 thí sinh. Đoàn Việt Nam đứng thứ 8 sau Trung Quốc, Nga, Úc, Đài Loan, Kazakhstan, Ấn Độ, Thái Lan với kết quả đoạt giải 100%.

Trong đó, em Lê Minh Hoàng, học sinh lớp 12, Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội đoạt Huy chương Bạc.

Hai em Võ Hoàng Hải, học sinh lớp 10 và Vũ Ngô Hoàng Dương, học sinh lớp 11, Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội đoạt Huy chương Đồng.

Các em đoạt Bằng khen gồm Phùng Công Hiếu, học sinh lớp 12, Trường THPT chuyên Vĩnh Phúc (tỉnh Vĩnh Phúc); Nguyễn Đăng Phúc, học sinh lớp 12, Trường THPT chuyên Bắc Ninh (tỉnh Bắc Ninh); Võ Trương Thiên Kỳ, học sinh lớp 12, Trường THPT chuyên Lương Văn Chánh (tỉnh Phú Yên); Nguyễn Tuấn Minh, học sinh lớp 11 Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội và Cao Văn Đông, học sinh lớp 12 Trường THPT chuyên đại học sư phạm, Đại học Sư phạm Hà Nội.

Tại lễ bế mạc, ông Lục Huy Hoàng, dẫn đoàn Đội tuyển quốc gia Việt Nam tại Olympic Vật lí Châu Á - Thái Bình Dương cho biết, công tác tổ chức thi trực tuyến APhO 2022 được thực hiện chu đáo, nghiêm túc và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của Ban tổ chức tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, với sự giám sát của camera dưới chế độ thời gian thực.

Kỳ thi trực tuyến được thực hiện giống như thi trực tiếp, gồm cả bài thi lí thuyết và thực hành, mỗi bài thi trong 300 phút. Đặc biệt bài thi thực hành, là một phần quan trọng của Kỳ thi, được xây dựng dưới dạng thí nghiệm mô phỏng, hai bài thi thực hành mô phỏng những thí nghiệm với những tham số được lấy từ thí nghiệm thực. Phần mềm mô phỏng được lập trình công phu, giao diện thân thiện.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Lê Mỹ Phong, Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD&ĐT ghi nhận sự nỗ lực, cố gắng của các học sinh, thầy cô giáo, nhà trường. Kết quả của đội tuyển quốc gia Việt Nam tại APhO 2022 tiếp tục khẳng định chất lượng giáo dục phổ thông, hướng đi đúng trong công tác phát hiện, tuyển chọn và bồi dưỡng học sinh giỏi của Bộ GD&ĐT trong điều kiện dịch bệnh COVID-19.

Ông Lê Mỹ Phong cũng hi vọng rằng, đây sẽ là động lực để học sinh Việt nam sẽ đạt được các thành tích cao hơn nữa ở các kỳ thi sắp tới.

Tin cùng chuyên mục

Các đại biểu thực hiện nghi lễ ra mắt hệ thống giáo dục Ngôi sao Hà Nội tại Hải Phòng.

Ra mắt hệ thống giáo dục Ngôi sao Hà Nội tại Hải Phòng

(PLVN) -  Ngày 22/12, Tập đoàn Giáo dục EQuest cùng Hệ thống Giáo dục Ngôi Sao Hà Nội tổ chức lễ công bố thương hiệu Ngôi sao Hà Nội tại Hải Phòng, đặt nền móng cho sự ra đời của hệ thống giáo dục tư thục đào tạo tài năng ở TP Cảng.

Đọc thêm

TP HCM đề xuất miễn toàn bộ học phí cho học sinh

Ảnh minh họa

(PLVN) - Để chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, TP HCM đề xuất miễn học phí cho học sinh các cấp từ năm học 2025 - 2026. Nếu được thông qua, TP HCM là địa phương đầu tiên thực hiện miễn học phí cho học sinh tất cả cấp học.

Tìm lối đi cho phân luồng học nghề phổ thông

Kỳ thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh ĐH, CĐ luôn là mục tiêu của HS, phụ huynh. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Tiến sĩ Lê Viết Khuyến, Phó Chủ tịch Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam cho biết, để chủ trương “Đẩy mạnh phân luồng sau trung học cơ sở; định hướng nghề nghiệp ở trung học phổ thông” tại Nghị quyết số 29 sớm trở thành hiện thực, vừa qua Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam đã kiến nghị Thủ tướng và Bộ Giáo dục và Đào tạo cần bổ sung thêm luồng trung học hướng nghiệp vào chương trình giáo dục phổ thông 2018…

Học sinh Thủ đô và niềm vui cống hiến cho cộng đồng

Người tham gia “The Hunger Games 2024” giao các suất ăn tới CLB Thanh, thiếu niên khuyết tật vườn Hướng Dương. (Ảnh: Hanoi Food Rescue)
(PLVN) - Với lòng nhiệt huyết và trái tim đầy yêu thương, các bạn học sinh Thủ đô đã cùng nhau chung tay thực hiện nhiều hoạt động cộng đồng ý nghĩa. Những hoạt động này không chỉ góp phần xây dựng một xã hội tốt đẹp mà còn lan tỏa niềm vui tới mọi người xung quanh, đồng thời khiến các bạn học sinh tìm thấy hạnh phúc từ chính những việc làm của mình.

Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024: Tại sao thí sinh 'lệch' khối thi xã hội?

Những năm gần đây, thí sinh lựa chọn khối ngành xã hội luôn áp đảo khối tự nhiên. (Ảnh minh họa - Nguồn: ĐHKHXHNV- ĐHQGHN)

(PLVN) - Năm 2024, hơn 1 triệu thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT, chỉ 37% chọn bài thi Khoa học tự nhiên, số học sinh chọn bài thi Khoa học xã hội cao áp đảo chiếm 63%. Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), so với năm 2023, số thí sinh chọn bài thi Khoa học xã hội tăng 7,7% và cao nhất kể từ năm 2017 trở lại đây..

Đại học Y khoa Vinh: Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học hướng tới phát triển bền vững

Đại học Y khoa Vinh: Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học hướng tới phát triển bền vững
(PLVN) - Nghiên cứu khoa học (NCKH) trong giáo dục y khoa không chỉ là nền tảng để nâng cao chất lượng đào tạo mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển các phương pháp chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa bệnh tật. Đại học Y khoa Vinh nhận thức rõ vai trò này, từ đó đặt mục tiêu phát triển NCKH trở thành một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược phát triển.

Điều chỉnh “xét tuyển đại học sớm” để bảo đảm công bằng cho tất cả các thí sinh

Việc quy định chỉ tiêu xét tuyển sớm và quy định điểm chuẩn trúng tuyển cần bảo đảm được sự công bằng giữa các thí sinh trong các đợt xét tuyển. (Ảnh minh họa: Ngọc Hương)

(PLVN) - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hoàng Minh Sơn cho biết, việc có quy định chặt chẽ hơn nếu sử dụng học bạ để xét tuyển thì cần có kết quả học tập của cả năm lớp 12 cũng là hướng tới bảo đảm công bằng cho các thí sinh (TS) ứng tuyển. Nếu chỉ xét đến 5 học kỳ ở cấp THPT mà bỏ qua học kỳ II của lớp 12 sẽ khiến cho nhiều em chủ quan và không tập trung học tốt đều các môn.

Góp ý cho Kỳ tuyển sinh Đại học, cao đẳng năm 2025: Nên loại bỏ các phương thức tuyển sinh không bảo đảm chất lượng đầu vào

Tuyển sinh năm 2025 có nhiều thay đổi theo CTGDPT 2018. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) Việt Nam vừa có kiến nghị gửi Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) về giải pháp bảo đảm tính đồng bộ giữa nội dung Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (CTGDPT 2018), việc triển khai thực hiện chương trình, tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH từ năm 2025.