Tập trung xây dựng văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến Luật Đất đai 2024

0:00 / 0:00
0:00
Tại Quyết định số 222/QĐ-TTg ngày 5/3/2024 ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Đất đai số 31/2024/QH15, Thủ tướng Chính phủ đã phân công các bộ, ngành, địa phương chủ trì soạn thảo các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai.
Ảnh minh họa: Tuấn Anh/TTXVN
Ảnh minh họa: Tuấn Anh/TTXVN

Theo đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường được phân công chủ trì soạn thảo 10 văn bản gồm 6 nghị định và 4 thông tư.

Bà Đoàn Thị Thanh Mỹ, Vụ trưởng Vụ Đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết: trên quan điểm xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành, lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chỉ đạo bám sát quan điểm xây dựng Luật Đất đai 2024 theo tinh thần Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết số 18-NQ/TW và các nghị quyết, kết luận của Đảng về quản lý và sử dụng đất đai.

Luật Đất đai 2024 quy định chi tiết đầy đủ các điều, khoản mà Luật đã giao cho Chính phủ quy định; bảo đảm sự phù hợp, đồng bộ và thống nhất giữa pháp luật về đất đai và các quy định của pháp luật khác có liên quan; bảo đảm kế thừa, ổn định, phát triển của hệ thống pháp luật đất đai; sửa đổi, bổ sung các quy định chưa phù hợp với thực tiễn…

Phát huy tinh thần chủ động, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tập trung nguồn lực xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật được giao. Cụ thể, Bộ xây dựng 4 dự thảo nghị định gồm: Nghị định quy định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai; Nghị định quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; Nghị định quy định về điều tra cơ bản đất đai; đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và hệ thống thông tin đất đai; Nghị định quy định về giá đất đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường triển khai xây dựng theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Bộ cũng đã thành lập Ban soạn thảo, Tổ biên tập xây dựng nghị định; họp và cho ý kiến đối với nội dung dự thảo các nghị định. Đồng thời, gửi lấy ý kiến bằng văn bản các bộ, ngành, địa phương; đăng tải nội dung Dự thảo các nghị định trên Cổng thông tin điện tử của Chính phủ và của Bộ Tài nguyên và Môi trường để lấy ý kiến các tổ chức, cá nhân có liên quan. Các dự thảo nghị định đều được gửi lấy ý kiến và đăng tải trên Cổng Thông tin điện tử của Chính phủ và của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 6/2/2024, riêng Dự thảo Nghị định quy định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai được gửi lấy ý kiến 2 lần.

Bên cạnh đó, Bộ cũng tổ chức lấy ý kiến các UBND, các sở, ban, ngành có liên quan của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thông qua tổ chức 4 hội nghị tại các khu vực: Bắc, Trung, Nam và Nam Trung Bộ. Bộ phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức lấy ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học, các doanh nghiệp đối với Dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai và Dự thảo Nghị định quy định về giá đất.

Bà Đoàn Thị Thanh Mỹ cho biết thêm, đến nay, Nghị định số 42/2024/NĐ-CP ngày 16/4/2024 quy định về hoạt động lấn biển đã được Chính phủ ban hành. Bộ đã hoàn thiện 4 hồ sơ Dự thảo gửi Bộ Tư pháp thẩm định. Bộ Tư pháp đã tổ chức họp Hội đồng thẩm định để thẩm định đối với một số Dự thảo Nghị định và Bộ đang giải trình, tiếp thu.

Đối với Dự thảo Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, Bộ cũng đã chủ động xây dựng nội dung dự thảo Nghị định, gửi lấy ý kiến các bộ, ngành, địa phương và đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường để lấy ý kiến các tổ chức, cá nhân. Tuy nhiên, một số hành vi quy định trong Dự thảo Nghị định cần được rà soát để thống nhất với quy định của các nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai nên chưa thể hoàn thiện để gửi Bộ Tư pháp thẩm định. Tại Thông báo số 168/TB-VPCP ngày 17/4/2024, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã cho phép nghị định này được thực hiện quy trình rút gọn để quy định thời điểm hiệu lực đảm bảo đồng bộ với thời điểm Luật có hiệu lực.

Đối với các thông tư thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ đã thành lập Tổ soạn thảo; các đơn vị cũng đang tập trung nguồn lực để xây dựng bảo đảm thời gian và chất lượng văn bản.

Nhiều doanh nghiệp xây dựng cao tốc kêu lỗ ở một số hạng mục. (Ảnh: PV)

Doanh nghiệp 'kêu than' vì định mức xây dựng thấp, Bộ Xây dựng nói gì?

(PLVN) - Nhiều doanh nghiệp lĩnh vực xây dựng giao thông và dân dụng trong những năm gần đây đều “kêu than” vì định mức xây dựng được quy định đang thấp hơn so với thực tế, khiến nhiều hạng mục doanh nghiệp phải bù lỗ. Bộ Xây dựng đang dự thảo sửa đổi nghị định về định mức ngành xây dựng.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Xây dựng tiếp tục hoàn thiện các dự thảo Nghị định. (Ảnh: VGP)

Đẩy mạnh phân cấp trong quản lý hoạt động sàn bất động sản

(PLVN) -  Ngày 17/6, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì Hội nghị trực tuyến về dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bất động sản; dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bất động sản về xây dựng và quản lý hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản.
Dự án nhà ở xã hội tại Tổng kho Lạc Viên 3 đáp ứng cho nhu cầu nhà ở XH trên địa bàn TP Hải Phòng.

Hải Phòng: Chú trọng đẩy nhanh tiến độ thực hiện phát triển nhà ở xã hội

(PLVN) - Nhằm triển khai kịp thời các Nghị quyết của Thành uỷ, HĐND TP, Quyết định của UBND TP về các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; bám sát các chỉ đạo tại Chương trình công tác năm 2024 của Thành uỷ và UBND TP, đảm bảo yêu cầu về tiến độ, nội dung theo quy định, Hải Phòng đang chú trọng đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án phát triển nhà ở xã hội kết hợp giải quyết nhà ở cho các hộ dân tại các chung cư cũ… Hiện thực hoá mục tiêu này, Dự án nhà ở xã hội tại Tổng kho Lạc Viên 3 với quy mô 4.456 căn nhà ở xã hội đang đẩy nhanh tiến độ.
Một dự án NƠXH trên địa bàn TP.Hà Nội.

Hà Nội đề xuất thêm 9 khu nhà ở xã hội

Sở QH-KT Hà Nội đã đề xuất mới 9 khu nhà ở xã hội tập trung, với tổng quy mô diện tích đất nghiên cứu quy hoạch gần 669 ha tại 8 quận, huyện: Hà Đông, Đan Phượng, Đông Anh, Gia Lâm, Mê Linh, Chương Mỹ, Quốc Oai, Thường Tín.
Vì sao chưa thể tháo dỡ ngay công trình vi phạm ở Đồi Cù Đà Lạt?

Vì sao chưa thể tháo dỡ ngay công trình vi phạm ở Đồi Cù Đà Lạt?

(PLVN) - Ngày 11/6, đại diện Phòng quản lý đô thị (QLĐT) TP Đà Lạt đã có buổi làm việc với chủ đầu tư công trình Toà nhà CLB golf ở Đồi Cù, các nhà thầu thi công về việc tháo dỡ các công trình sai phạm xôn xao dư luận thời gian qua. Chủ đầu tư nêu ý kiến được triển khai tháo dỡ ngay nhưng theo đại diện UBND TP Đà Lạt thì chưa thể triển khai ngay do cần hoàn thiện các thủ tục liên quan.
Các chuyên gia chia sẻ thông tin tại chương trình. (Ảnh: TTXVN)

Thực thi 3 Luật mới liên quan đến bất động sản: Khuyến khích sử dụng tài nguyên đất hiệu quả hơn

(PLVN) - Các Luật sửa đổi liên quan đến thị trường bất động sản như: Đất đai, Luật Nhà ở và Kinh doanh bất động sản dự kiến có hiệu lực từ ngày 1/8/2024. Việc thực thi các Luật mới này được kỳ vọng sẽ tháo gỡ những “điểm nghẽn” về cơ chế, pháp lý cho doanh nghiệp và khuyến khích sử dụng tài nguyên đất hiệu quả hơn.
Một góc khu vực trung tâm TP Đà Lạt. Ảnh: Quỳnh Trần

Rà soát đất để xây nhà xã hội ở Đà Lạt

(PLVN) - UBND tỉnh Lâm Đồng vừa chỉ đạo các sở và địa phương rà soát quỹ đất để xây dựng kế hoạch phát triển nhà ở xã hội (NƠXH) năm 2025. Trong đó, TP Đà Lạt rà soát quỹ đất đang bố trí nhà tạm cư nhỏ lẻ, không hiệu quả hoặc một số vị trí đất công ở xa trung tâm để lập quy hoạch xây NƠXH, báo cáo trước ngày 25/6.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu chỉ đạo cuộc họp. Ảnh: Văn Điệp/TTXVN

Quản lý quyền sử dụng đất, phát triển thị trường bất động sản ổn định, minh bạch

Ngày 27/5, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thực hiện thí điểm dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất mà đất đó không phải là đất ở (dự án thí điểm).
Hình ảnh minh họa.

Đất chuyên dùng, quỹ nhà sử dụng sai mục đích sẽ được Hà Nội xử lý dứt điểm

(PLVN) - Theo báo cáo của Sở Xây dựng Hà Nội, cả Thành phố hiện có 840 cơ sở nhà, đất chuyên dùng thuộc sở hữu Nhà nước đang được cho thuê trái phép hoặc bỏ trống, chưa được khai thác hiệu quả, tổng cộng là hơn 178.000m2 nhà và 155.000m2 đất. Quỹ nhà, đất này tập trung chủ yếu ở 4 quận nội đô là Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa và Hai Bà Trưng.