Tập trung ứng phó lũ lớn, bảo đảm đê điều trên các sông thuộc địa bàn tỉnh Quảng Ninh

Lực lượng chức năng cùng người dân di dời đồ đạc tại thị xã Đông Triều
Lực lượng chức năng cùng người dân di dời đồ đạc tại thị xã Đông Triều
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Ngày 12/9, Tỉnh ủy Quảng vừa có công văn số 2265 - CV/TU Chỉ đạo các đơn vị tập trung ứng phó lũ lớn, đảm bảo an toàn đê điều trên địa bàn tỉnh.

Trước đó, Thủ tướng Chính phủ có Công điện hoả tốc số 93/CĐ-TTg ngày 11/9/2024 tập trung ứng phó lũ lớn, đảm bảo an toàn đê điều trên các sông… Để tập trung ứng phó lũ lớn, đảm bảo an toàn đê điều trên các sông thuộc địa bàn tỉnh Quảng Ninh, Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh yêu cầu:

Bí thư cấp ủy, chủ tịch ủy ban nhân dân (UBND) các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh tiếp tục thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các chỉ đạo của Trung ương, Tỉnh ủy, UBND tỉnh về công tác phòng, chống, ứng phó, khắc phục hậu quả mưa, bão, lũ... không chủ quan, lơ là, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, phân công các đồng chí trong thường trực, ban thường vụ cấp ủy, chính quyền trực tiếp tới các địa bàn trọng điểm để lãnh đạo, chỉ đạo triển khai, đôn đốc, kiểm tra công tác phòng, chống lũ, hộ đê

Cũng theo công văn, các địa phương: Rà soát, kiểm tra, triển khai thực tế phương án bảo vệ các trọng điểm đê điều xung yếu theo "phương châm bốn tại chỗ", chuẩn bị phương án, bố trí sẵn sàng lực lượng, vật tư, phương tiện, máy móc, thiết bị, nhất là tại các khu vực trọng điểm xung yếu để kịp thời triển khai hộ đê, xử lý các sự cố ngay từ giờ đầu.

Thường xuyên kiểm tra hệ thống đê điều, thực hiện nghiêm công tác tuần tra, canh gác bảo vệ đê điều trong mùa mưa lũ theo cấp báo động, bảo đảm đúng quy định của Luật Đê điều, kịp thời phát hiện, xử lý ngay các sự cố có thể xảy ra, không để bị động, bất ngờ.

Tiếp tục rà soát, triển khai ngay các phương án bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân, kiên quyết không để người dân ở lại các khu vực nguy hiểm khi lũ lên cao, trường hợp cần thiết phải chủ động cưỡng chế di dời để bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân và bố trí nơi ở tạm an toàn, bảo đảm lương thực, thực phẩm thiết yếu và điều kiện sinh hoạt cho người dân.

Thường xuyên kiểm tra hệ thống đê điều, thực hiện nghiêm công tác tuần tra, canh gác bảo vệ đê điều trong mùa mưa lũ theo cấp báo động.

Thường xuyên kiểm tra hệ thống đê điều, thực hiện nghiêm công tác tuần tra, canh gác bảo vệ đê điều trong mùa mưa lũ theo cấp báo động.

Công văn nhấn mạnh:

Các cơ quan, đơn vị chức năng tiếp tục làm tốt công tác dự báo, cảnh báo mưa lũ, bảo đảm kịp thời, chính xác phục vụ công tác chỉ đạo ứng phó lũ.

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tập trung chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các địa phương triển khai công tác phòng, chống lũ, hộ đê theo cấp báo động đề đảm bảo an toàn hệ thống đê điều, trong đó phải bảo đảm an toàn tuyệt đối cho các tuyến đê trên địa bàn tỉnh, nhất là các tuyến đê Hà Nam, đê Đồng Bái, đê Hồng Phong - Hưng Đạo, đê Điền Công, phối hợp với các cơ quan liên quan chỉ đạo vận hành khoa học, phù hợp các hồ chứa nước trên lưu vực các sông, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho công trình; kịp thời báo cáo Thường trực Tỉnh ủy, Thường trực UBND tỉnh chỉ đạo xử lý những vấn đề vượt thẩm quyền.

Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tổ chức, chỉ đạo, bảo đảm quân đội là lực lượng chủ lực thực hiện nhiệm vụ hộ đê theo đúng quy định; chỉ đạo các đơn vị chủ động phối hợp với các địa phương, cơ quan chuyên môn rà soát các phương án hộ đê và sẵn sàng triển khai lực lượng tại các vị trí trọng điểm xung yếu để kịp thời xử lý khi có tình huống xảy ra.

Giám đốc Công an tỉnh chỉ đạo công tác bảo đảm an ninh trật tự tại các khu vực sơ tán dân cư đi và đến, trật tự an toàn giao thông, sẵn sàng lực lượng, phương tiện hỗ trợ địa phương thực hiện cứu hộ cứu nạn, ứng phó lũ lớn.

Giám đốc Sở Giao thông vận tải chỉ đạo triển khai công tác bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa, không để xảy ra sự cố đối với phương tiện giao thông thủy gây ảnh hưởng đến an toàn đê điều, các cầu qua sông.

Ban Thường vụ các địa phương, trực tiếp là đồng chí bí thư cấp ủy, chủ tịch UBND cấp huyện chịu trách nhiệm toàn diện trước Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy về công tác chỉ đạo ứng phó lũ lớn, đảm bảo an toàn đê điều trên các sông thuộc địa bàn tỉnh. Thực hiện chế độ báo cáo về công tác chỉ đạo ứng phó lũ lớn, đảm bảo an toàn đê điều trên các sông thuộc địa bàn mình quản lý về Thường trực Tỉnh ủy, UBND tỉnh, đồng chí ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy phụ trách 02 lần/ngày (08 giờ' sáng và 14 giờ chiều) và báo cáo ngay khi có tình huống.

Các cơ quan, đơn vị có liên quan trên địa bàn tỉnh tổ chức trực ban nghiêm túc, theo dõi diễn biến thời tiết và các bản tin lũ khẩn cấp, tiếp nhận thông tin, báo cáo tình hình triển khai kịp thời về Thường trực Tỉnh ủy, Thường trực UBND tỉnh khi có yêu cầu, tình huống phức tạp, nảy sinh.

Các cơ quan, đơn vị chức năng tiếp tục làm tốt công tác dự báo, cảnh báo mưa lũ, bảo đảm kịp thời, chính xác phục vụ công tác chỉ đạo ứng phó lũ.
Các cơ quan, đơn vị chức năng tiếp tục làm tốt công tác dự báo, cảnh báo mưa lũ, bảo đảm kịp thời, chính xác phục vụ công tác chỉ đạo ứng phó lũ.

Tin cùng chuyên mục

Sau 3 năm thực hiện, dự án tái thiết các tuyến đường lên 4 xã vùng cao của huyện Phước Sơn vẫn còn ngổn ngang. (Ảnh trong bài: Công Huy)

Dự án tái thiết đường vào vùng sạt lở Phước Sơn (Quảng Nam): Sau 3 năm triển khai thi công vẫn ngổn ngang dang dở

(PLVN) - Bốn năm trước, cuối tháng 10/2020, ảnh hưởng của cơn bão số 9 đã gây ra vụ sạt lở núi kinh hoàng ở huyện vùng cao Phước Sơn (Quảng Nam). Lũ quét và hàng nghìn m3 đất đá vùi lấp nhiều tài sản người dân; phá hủy một số tuyến đường huyết mạch tới các xã vùng cao như Phước Kim, Phước Công, Phước Thành, Phước Lộc…

Đọc thêm

Ý nghĩa chương trình 'Biên cương đêm hội trăng rằm' cho học sinh nghèo ở Kiên Giang

Ý nghĩa chương trình 'Biên cương đêm hội trăng rằm' cho học sinh nghèo ở Kiên Giang
(PLVN) - Đêm 16/9, VKSND tỉnh Kiên Giang phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Kiên Giang, Liên đoàn Lao động tỉnh Kiên Giang, UBND TP Hà Tiên và Đảng ủy phường Mỹ Đức, tổ chức chương trình Trung thu cho học sinh nghèo với chủ đề “Biên cương đêm hội trăng rằm” tại UBND phường Mỹ Đức, TP Hà Tiên.

Phê duyệt phân khu đổi mới sáng tạo Đà Nẵng

Phê duyệt phân khu đổi mới sáng tạo Đà Nẵng
(PLVN) - Phân khu đổi mới sáng tạo Đà Nẵng có quy mô dân số đến năm 2030 khoảng 233.000 người. Đây là khu vực có trung tâm đào tạo gắn với khu đô thị đại học, trung tâm đổi mới sáng tạo, công viên phần mềm....