Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh, Tổng cục trưởng Tổng cục THADS Mai Lương Khôi, Phó Tổng cục trưởng Trần Thị Phương Hoa đồng chủ trì Hội nghị. Tham dự còn có đại diện một số Bộ, ngành ở TW; Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh tại 19 điểm cầu địa phương.
Phó Tổng cục trưởng Trần Thị Phương Hoa thông báo một số nội dung quan trọng tại báo cáo của Ủy ban Tư pháp Quốc hội |
Phó Thủ tướng Chính phủ cũng giao trách nhiệm cho Bộ Tư pháp giúp Chính phủ theo dõi, đôn đốc kiểm tra việc chấp hành pháp luật tố tụng hành chính của UBND, Chủ tịch UBND các cấp; tăng cường kiểm tra liên ngành về thi hành án hành chính đối với các địa phương có số lượng án phải thi hành lớn và rà soát, kiến nghị xử lý nghiêm trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước để tồn đọng án hành chính.
Nhiều khó khăn trong áp dụng pháp luật
Tại Hội nghị, Tổng cục trưởng Mai Lương Khôi khẳng định một lần nữa chỉ đạo quyết liệt, quyết tâm cao của Quốc hội, Chính phủ , Bộ Tư pháp ..trong việc thi hành các bản án hành chính. Phó Tổng cục trưởng Trần Thị Phương Hoa cũng thông báo các nội dung chủ yếu tại báo cáo của Ủy ban Tư pháp Quốc hội; kết quả đạt được, tồn tại; nguyên nhân và các kiến nghị.
Tổng cục trưởng Mai Lương Khôi khẳng định Quốc hội, Chính phủ , Bộ Tư pháp ...luôn quan tâm, chỉ đạo quyết liệt trong công tác thi hành án hành chính |
Tại Hội nghị, các đại biểu đã tập trung làm rõ những khó khăn, vướng mắc trong thi hành án hành chính và đề xuất các giải pháp tháo gỡ. Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn đánh giá cao cơ chế giải quyết tranh chấp (qua con đường Tòa án và đã có điểm đừng) của pháp luật tố tụng hành chính và cho biết, lãnh đạo thành phố rất quan tâm, quyết liệt trong việc thực hiện pháp luật về thi hành án hành chính. Ở Hà Nội, các vụ kiện hành chính chủ yếu liên quan đến đất đai, tuy nhiên, theo ông Sơn, khó khăn nhất là do chính sách pháp luật về đất đai thay đổi qua nhiều thời kỳ; nhiều vụ việc kéo dài hàng chục năm dẫn đến lúng túng trong áp dụng pháp luật.
Toàn cảnh hội nghị |
Bên cạnh đó, nhiều ý kiến đề xuất cần tăng cường công tác tập huấn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác tham mưu nhằm tăng cường năng lực, kịp thời tháo gỡ khó khăn, áp dụng pháp luật thống nhất…Lãnh đạo UBND một số tỉnh, đại diện Văn phòng Chính phủ, VKSNDTC, TANDTC cũng chia sẻ nhiều kinh nghiệm, đề xuất thêm nhiều giải pháp nâng cao hiệu quả việc thi hành án hành chính.
Phát biểu kết luận Hội nghị, Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh đánh giá, trên cơ sở kết quả giám sát của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội về công tác chấp hành pháp luật tố tụng hành chính và thi hành án hành chính của UBND, Chủ tịch Ủy ban nhân dân và chỉ đạo, triển khai của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thực hiện kiến nghị của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, tình hình chấp hành pháp luật TTHC và THAHC của bộ máy hành chính nhà nước đã đạt được những kết quả nhất định. Nhận thức về pháp luật TTHC của đội ngũ cán bộ, công chức, nhất là người đứng đầu trong các cơ quan hành chính nhà nước đã được nâng lên một bước; Công tác THAHC ngày càng nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương. Một số địa phương có kết quả thi hành án hành chính khả quan như Ủy ban nhân dân các tỉnh: Lâm Đồng (thi hành xong 13/13 bản án; Lào Cai thi hành xong 11/13 bản án…)
Tiếp tục nghiên cứu, tham mưu hoàn thiện pháp luật
Chỉ ra các tồn tại hạn chế và nguyên nhân, Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh đề nghị, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội tiếp tục quan tâm, thực hiện hoạt động giám sát theo thẩm quyền đối với việc chấp hành pháp luật TTHC và thi hành án hành chính, giúp công tác này ngày càng đạt hiệu quả tốt.
Đề nghị Tòa án nhân dân tối cao phối hợp với Bộ Tư pháp trong công tác quản lý nhà nước về THAHC, chỉ đạo Tòa án nhân dân các cấp nâng cao chất lượng giải quyết, xét xử của Tòa án về vụ án hành chính, bảo đảm tính khả thi, phù hợp, bảo đảm việc tuyên án theo đúng quy định tại Điều 193 Luật tố tụng hành chính năm 2015; thực hiện việc chuyển giao bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính sang cơ quan THADS để theo dõi theo đúng quy định của Luật TTHC năm 2015 và Nghị định số 71/2016/NĐ-CP; hướng dẫn thống nhất trình tự, thủ tục thi hành án hành chính đối với các trường hợp bản án, quyết định của Tòa án tuyên bác đơn yêu cầu khởi kiện của tổ chức, cá nhân theo đề nghị của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình tại Thông báo số 124/TB-VPCP ngày 03/4/2019 của Văn phòng Chính phủ.
Thứ trưởng đề nghị Viện Kiểm sát nhân dân tối cao tăng cường giám sát, chỉ đạo Viện kiểm sát nhân dân các cấp tăng cường giám sát: Việc chuyển giao bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính sang cơ quan THADS để theo dõi thi hành án hành chính theo quy định; giám sát việc thi hành các bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính đối với Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp.
Đề nghị Văn phòng Chính phủ; các Bộ, cơ quan ngang Bộ: Tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện, tham mưu hoàn thiện pháp luật về quản lý nhà nước trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, thông qua đó bảo đảm điều kiện nâng cao chất lượng ban hành các QĐHC, HVHC trong hệ thống hành chính nhà nước; tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Tư pháp nhằm giúp Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thi hành án hành chính và theo dõi tình hình chấp hành pháp luật của Chủ tịch UBND, UBND các cấp; phối hợp chặt chẽ với UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính.
Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh đề nghị các địa phương tập trung thi hành dứt điểm các bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính mà UBND, Chủ tịch UBND và các cơ quan hành chính nhà nước phải thi hành án |
Có giải pháp chấn chỉnh, nâng cao chất lượng công tác tham mưu, ban hành các QĐHC, thực hiện HVHC của Chủ tịch UBND, UBND các cấp cũng như các cơ quan hành chính nhà nước khác; hạn chế tối đa những sai sót, vi phạm trong quá trình ban hành QĐHC, thực hiện HVHC nhằm tăng cường hiệu quả công tác quản lý nhà nước tại địa phương, hạn chế phát sinh khiếu kiện.
Đối với các vụ việc phát sinh khiếu kiện, quá trình tham gia tố tụng hành chính, đề nghị Chủ tịch UBND các cấp cần đề cao trách nhiệm trong việc tham gia đối thoại, trực tiếp tham dự các phiên tòa xét xử của Tòa án đối với các QĐHC, HVHC của UBND và của cá nhân Chủ tịch UBND, UBND bị khởi kiện.
Bên cạnh đó, tập trung thi hành dứt điểm các bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính mà UBND, Chủ tịch UBND và các cơ quan hành chính nhà nước phải thi hành án. Đối với từng bản án, quyết định, cần có giải pháp tổ chức, chỉ đạo tổ chức thi hành dứt điểm vụ việc, trường hợp có khó khăn, vướng mắc cần kịp thời báo cáo cấp ủy địa phương, cơ quan quản lý nhà nước cấp trên trực tiếp cho ý kiến chỉ đạo giải quyết.
Các địa phương tăng cường đôn đốc, chỉ đạo, kiểm tra việc chấp hành pháp luật tố tụng hành chính và thi hành án hành chính của UBND, Chủ tịch UBND các cấp và các cơ quan nhà nước trên địa bàn; xem xét và xử lý nghiêm trách nhiệm đối với cá nhân, tổ chức thuộc thẩm quyền quản lý vi phạm nghĩa vụ thi hành án hành chính theo đúng quy định của Luật TTHC năm 2015 và Nghị định số 71/2016/NĐ-CP.
Đối với Tổng cục Thi hành án dân sự, Thứ trưởng yêu cầu tiếp tục phối hợp với chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện tốt chức năng tham mưu giúp Lãnh đạo Bộ Tư pháp để giúp Chính phủ thực hiện hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về THAHC trên phạm vi cả nước; Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp mang tính đột phá nhằm nâng cao hiệu quả công tác chấp hành pháp luật tố tụng hành chính và thi hành án hành chính trong bộ máy hành chính nhà nước, trong đó đặc biệt lưu ý đến các đề xuất, kiến nghị và giải pháp đã được các đại biểu tham dự Hội nghị đề cập và thảo luận.
Bên cạnh đó, tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan thi hành án dân sự thực hiện tốt chức năng theo dõi THAHC đã được Luật TTHC năm 2015 giao; bảo đảm theo dõi 100% bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính có nội dung theo dõi do Tòa án chuyển giao theo Luật định.