Tập trung thanh tra các lĩnh vực nhạy cảm, có nhiều dư luận

Tập trung thanh tra các lĩnh vực nhạy cảm, có nhiều dư luận
(PLVN) - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình đã chỉ đạo như trên khi dự Hội nghị trực tuyến sơ kết 6 tháng đầu năm 2019 của ngành Thanh tra được tổ chức ngày 18/7 tại Hà Nội.

Phát hiện vi phạm 50.339 tỷ đồng

Phát biểu khai mạc, Tổng Thanh tra Lê Minh Khái nhấn mạnh, 6 tháng đầu năm 2019, ngành Thanh tra đã khẩn trương cụ thể hóa các quy định, nghị quyết của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng, Phó Thủ tướng, Thủ trưởng cơ quan quản lý Nhà nước bằng các kế hoạch, chương trình cụ thể và triển khai, thực hiện nghiêm túc, hoàn thành khối lượng công việc rất lớn được giao.

Theo báo cáo tại Hội nghị, 6 tháng đầu năm 2019, toàn ngành Thanh tra đã triển khai hơn 3.550 cuộc thanh tra hành chính và hơn 84.600 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành. Qua đó, phát hiện vi phạm 50.339 tỷ đồng, 1.004 ha đất; kiến nghị thu hồi về ngân sách Nhà nước 34.500 tỷ đồng và 142 ha đất (đã thu hồi 4.037 tỷ đồng, 2 ha đất); xuất toán, loại khỏi giá trị quyết toán do chưa thực hiện đúng quy định và đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét xử lý 15.839 tỷ đồng, 862 ha đất.

Ngành Thanh tra cũng kiến nghị xử lý kỷ luật hành chính đối với 692 tập thể và nhiều cá nhân; ban hành 54.144 quyết định xử phạt vi phạm hành chính của tổ chức, cá nhân với số tiền 1.587 tỷ đồng; chuyển cơ quan điều tra tiếp tục xem xét, xử lý 44 vụ, 73 đối tượng; chấn chỉnh quản lý, hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật trên nhiều lĩnh vực… 


Bên cạnh những kết quả đã đạt được, Thanh tra Chính phủ thẳng thắn nhìn nhận những hạn chế trong công tác 6 tháng vừa qua. Vì vậy, Tổng Thanh tra đề nghị các đại biểu tập trung phân tích, thảo luận công tác quản lý nhà nước về thanh tra; xử lý chồng chéo trong hoạt động thanh tra; đôn đôc, thực hiện xử lý sau thanh tra; việc thực hiện các quy định của pháp luật về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; các biện pháp phòng ngừa tham nhũng, tình trạng tham nhũng “vặt”; năng lực chuyên môn, đạo đức công vụ của cán bộ thanh tra…

Để hoàn thành kế hoạch, nhiệm vụ được giao những tháng còn lại của năm 2019, ngành Thanh tra sẽ tiếp tục triển khai các nhiệm vụ thanh tra, thanh tra vụ việc do cấp trên giao; tập trung ban hành kết luận các cuộc thanh tra đã kết thúc. Ngành Thanh tra cũng sẽ đẩy mạnh công tác giám sát, thẩm định và xử lý sau thanh tra, trọng tâm là tổ chức thực hiện có hiệu quả các quy định của pháp luật về thực hiện kết luận thanh tra...

Nội dung thanh tra phải có trọng tâm, trọng điểm

Chỉ đạo Hội nghị, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình cho rằng, trong bối cảnh chung của cả nước, nhiệm vụ của ngành Thanh tra còn rất nặng nề, nhất là trong thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng. “Với sự đoàn kết, nhất trí, không ngừng phấn đấu vươn lên, 6 tháng đầu năm 2019 toàn ngành Thanh tra đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, giữ vững kỷ cương pháp luật, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước” – Phó Thủ tướng chia sẻ những khó khăn, vất vả và biểu dương sự cố gắng của ngành Thanh tra trong 6 tháng đầu năm 2019.

Ghi nhận những chuyển biến tích cực trong hoạt động 6 tháng đầu năm của Thanh tra Chính phủ và ngành Thanh tra, Phó Thủ tướng cũng chỉ ra một số tồn tại, hạn chế. Chẳng hạn như việc triển khai kế hoạch thanh tra, việc kết luận thanh tra còn chậm, số vụ việc chuyển cơ quan điều tra còn ít, xử lý sau thanh tra còn hạn chế (tỷ lệ thu hồi vi phạm về đất đai còn thấp). Tình hình khiếu nại, tố cáo vẫn tiềm ẩn nhiều phức tạp, khó lường; nhiều vụ việc cấp giải quyết còn tránh né, đùn đẩy, không mạnh dạn sửa sai. 

Việc thực hiện một số biện pháp phòng ngừa tham nhũng hiệu quả chưa cao, kết quả phát hiện tham nhũng qua công tác thanh tra còn hạn chế. Một số công chức, viên chức thanh tra không chấp hành nghiêm nội quy, quy chế của ngành, vi phạm các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, ảnh hưởng đến uy tín của ngành…

Nhắc nhở nhiệm vụ 6 tháng cuối năm còn rất nhiều, Phó Thủ tướng đề nghị toàn ngành Thanh tra tiếp tục thanh tra theo kế hoạch gắn với thanh tra đột xuất, nội dung thanh tra phải có trọng tâm, trọng điểm, tập trung các đối tượng, vụ việc có nguy cơ hoặc có dấu hiệu vi phạm, tiêu cực, tham nhũng, các vấn đề dư luận xã hội quan tâm, bức xúc; tiếp tục thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo. 

Bên cạnh đó là thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng ngừa tham nhũng theo hướng đi vào thực chất, tránh hình thức, tập trung thanh tra các lĩnh vực nhạy cảm, có nhiều dư luận về tham nhũng, đẩy nhanh tiến độ thanh tra, kết luận thanh tra các vụ việc thuộc diện Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng theo dõi, chỉ đạo. Ngoài ra, cần đặc biệt coi trọng việc nâng cao trình độ chuyên môn, có giải pháp tăng cường trách nhiệm của công chức, viên chức trong thực thi công vụ, thực hiện nhiệm vụ thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng… 

Đọc thêm

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...