Tập trung khắc phục thiệt hại mưa lũ, đường sắt Bắc - Nam qua Hà Tĩnh thông tuyến trở lại

Đường sắt Bắc - Nam qua Hà Tĩnh thông tuyến trở lại vào chiều 31/10. Ảnh: CTV
Đường sắt Bắc - Nam qua Hà Tĩnh thông tuyến trở lại vào chiều 31/10. Ảnh: CTV
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Đến chiều 31/10, lượng mưa ở Hà Tĩnh giảm, lực lượng chức năng hỗ trợ người dân khắc phục thiệt hại do mưa lũ gây ra. Đường sắt Bắc - Nam qua Hà Tĩnh thông tuyến trở lại.

Từ ngày 29 đến sáng 31/10, Hà Tĩnh có mưa to đến rất to, cùng với đó các hồ, đập thủy điện tiến hành xả điều tiết lũ nên đã xảy ra ngập lụt ở nhiều địa phương và gây thiệt hại cho nhân dân. Đặc biệt là các huyện miền núi, mưa lũ vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp.

Trước tình hình đó, Bộ Tư lệnh Quân khu IV và tỉnh Hà Tĩnh đã thành lập đoàn công tác về các địa phương để chỉ đạo, triển khai công tác tìm kiếm cứu nạn, hỗ trợ người dân khắc phục mưa lũ, bảo đảm an toàn, hạn chế tối đa thiệt hại do thiên tai gây ra.

Ngày 31/10, thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hà Tĩnh, hiện, toàn vùng tiếp tục xảy ra mưa lớn, lũ trên các sông lên nhanh gây ngập lụt nhiều địa phương.

Đến 31/10, nhiều trường trên địa bàn huyện Hương Khê vẫn bị ngập sâu. Ảnh: PV

Đến 31/10, nhiều trường trên địa bàn huyện Hương Khê vẫn bị ngập sâu. Ảnh: PV

Tại huyện Hương Khê, lũ lên nhanh nên chỉ trong ngày hôm qua 30/10, mưa lũ tại huyện này đã khiến 2 người tử nạn, 1 người mất tích. Trong đó có: em N.V.D (học sinh lớp 8, Trường THCS Phúc Đồng) bị đuối nước vào khoảng 16h30 ngày 30/10, hiện nay đã tìm được thi thể và đưa về gia đình; chị T.T.T (SN 1990) và N.T.H (SN 1992, cùng trú tại xã Hà Linh, huyện Hương Khê), đi dọn vệ sinh trại gà cách nhà hơn 1 km, trên đường về gần nhà văn hóa thôn 12 thì bị nước lũ cuốn mất tích, hiện thi thể chị T đã được tìm thấy.

Trước tình hình mưa lũ đang diễn biến phức tạp, hiện huyện Hương Khê đã cho phép 54 trường học trên địa bàn với hơn 23.000 học sinh nghỉ học. 860 ngôi nhà của các hộ dân trên địa bàn huyện đã bị ngập, hàng trăm ha hoa màu thiệt hại. Mưa lũ cũng đã khiến Đập Tắt đóng tại xã Hòa Hải, huyện Hương Khê bị vỡ gây xói lở đường giao thông và bồi lấp diện tích đất lúa phía sau hạ du.

Đại tá Nguyễn Hồng Phong, Giám đốc Công an tỉnh Hà Tĩnh đã thăm hỏi động viên Ban hành giáo và bà con giáo dân giáo xứ Thổ Hoàng xã Điền Mỹ, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) bị ngập lũ. Ảnh: Văn Hùng

Đại tá Nguyễn Hồng Phong, Giám đốc Công an tỉnh Hà Tĩnh đã thăm hỏi động viên Ban hành giáo và bà con giáo dân giáo xứ Thổ Hoàng xã Điền Mỹ, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) bị ngập lũ. Ảnh: Văn Hùng

Một số cầu tràn bị ngập như: Cầu Hà Rong, Cầu Đồng Chưởng, cầu Lim, cầu tràn đập Làng (xã Hương Bình); cầu tràn đập Úc (xã Hương Xuân); đường giao thông thôn Trung Thành (xã Điền Mỹ); Cầu qua sông Ngàn Sâu thôn 9 (xã Hương Đô); Đường huyện lộ 9 (Phú Phong - Hương Xuân); Quốc lộ 15A (đoạn qua thôn 9 xã Phúc Trạch); cầu sang bản dân tộc Chứt (xã Hương Liên); đường Huyện lộ 6, huyện lộ 2 (đoạn qua xã Hương Thủy); đường Hà Linh - Phúc Trạch (đoạn qua xã Hương Giang); cầu chợ Gia đi xã Hương Vĩnh; cầu Thọ Phượng, Chợ Vạn xã Gia Phố…

Tại huyện Vũ Quang, mưa lũ cũng đã khiến 505 hộ dân tại huyện này bị cô lập, hàng chục ha hoa màu hư hỏng, nhiều tuyến đường bị ngập, sạt lở. Tại các huyện, thị khác trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đều xảy ra tình trạng sạt lở bờ sông, ngập cục bộ một số điểm.

Đặc biệt, từ 2h ngày 30/10, hơn 100m đường sắt Bắc - Nam đoạn qua thôn Liên Châu, xã Đức Liên, huyện Vũ Quang bị sạt lở, ách tắc giao thông đường sắt. Ngay sau sự cố, ngành đường sắt đã huy động hơn 100 công nhân, chia 3 ca phối hợp cùng với địa phương huyện Vũ Quang làm việc suốt ngày đêm để vận chuyển đá hộc, lưới thép để khắc phục vị trí sạt lở. Đến 17h42 phút chiều 31/10, tuyến đường sắt Bắc - Nam qua Hà Tĩnh đã thông tuyến trở lại.

Tin cùng chuyên mục

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Hội nghị Tập huấn công tác pháp chế

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Hội nghị Tập huấn công tác pháp chế

(PLVN) -  Trong 2 ngày 17 và 18/10, tại Trường Đại học Quy Nhơn (Bình Định), Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Hội nghị Tập huấn công tác pháp chế và báo cáo viên pháp luật ngành giáo dục năm 2024 cho cán bộ làm công tác pháp chế của các sở giáo dục và đào tạo, cơ sở giáo dục đại học và trường cao đẳng sư phạm.

Đọc thêm

Bí mật số 87 - CYBERSPHERE: Sân chơi 'đậm chất luật' cho sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội

Chương trình “Bí mật số 87 - CYBERSPHERE” là hoạt động thường niên do Liên Chi Đoàn khoa Pháp luật Kinh tế - Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức.
(PLVN) - Chương trình “Bí mật số 87 - CYBERSPHERE” là hoạt động thường niên do Liên Chi Đoàn khoa Pháp luật Kinh tế - Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức nhằm chào đón tân sinh viên chuyên ngành Luật Kinh tế. Qua hai chặng cạnh tranh khốc liệt, chặng thi thứ ba với chủ đề “Virtual Connections - Thiết kế cờ và chụp ảnh lớp” tạo không khí bùng nổ giữa các chi đoàn, đem đến sự gắn kết giữa các sinh viên...

Cần kiểm soát các cuộc thi chạy bộ

Các cuộc thi chạy bộ ở Việt Nam cần được kiểm soát chặt chẽ hơn để đảm bảo quyền lợi cho các vận động viên tham dự và người dân. (Ảnh minh họa - Nguồn: TQ)
(PLVN) - Cứ đến mùa thu - đông là bước vào “cao điểm” các giải chạy bộ. Hàng loạt cuộc thi diễn ra, từ những giải chạy ngắn với mục đích gây quỹ từ thiện, đến những giải chạy đêm, giải chạy mang tầm cỡ quốc tế. Đây là một dấu hiệu tích cực, cho thấy người dân đang hưởng ứng phong trào thể thao lành mạnh, nâng cao sức khỏe. Tuy nhiên, việc các giải chạy bộ liên tục diễn ra cũng đang tạo nên những bất cập.

Số liệu đáng chú ý về người nhập cư tại TP HCM, Đồng Nai

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Trong một hội thảo khoa học vừa được tổ chức tại TP HCM, đại diện Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình TP đã đưa ra một nhận xét vô cùng đáng lưu ý: “TP HCM không còn là điểm đến lý tưởng của người nhập cư từ các tỉnh, thành”.

Thầy cô và các em học sinh nói gì về quy định cấm học sinh sử dụng điện thoại trong lớp học

Lớp học nói không với dùng điện thoại tại Trường THPT Đại Mỗ.
(PLVN) - Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa có văn bản gửi Trưởng phòng (GD& ĐT), các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố Hà Nội yêu cầu các đơn vị giáo dục nâng cao hiệu quả quản lý việc sử dụng điện thoại di động và các thiết bị thu, phát sóng trong nhà trường, tuyệt đối không để học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học. PV Báo PLVN đã ghi nhận thực tế ở một số trường THPT (công lập, tư thục) cho thấy rõ sự đồng thuận, nhất trí cao giữa nhà trường, các em học sinh và phụ huynh.

‘Gỡ khó’ cho chị em phụ nữ khi bước vào tuổi trung niên

Các đại biểu tham dự Hội thảo khoa học "Liệu pháp Nội tiết Mãn kinh".
(PLVN) - Theo ông Đinh Anh Tuấn, Vụ Trưởng Vụ Sức khỏe bà mẹ và trẻ em (Bộ Y tế), suy giảm nội tiết dẫn đến tiền mãn kinh và mãn kinh là quá trình sinh lý trong cuộc đời bất cứ người phụ nữ nào. Thế nhưng mọi người không nên có ý thức “cam chịu”, bỏ qua và không quan tâm đến vấn đề đó...

TP Hồ Chí Minh kêu gọi đầu tư vào 40 dự án văn hóa - thể thao

Giám đốc Sở VHTT TP Trần Thế Thuận giới thiệu về đề án phát triển ngành công nghiệp văn hóa TP đến 2030. (Ảnh: Trần Tiến)
(PLVN) - Sáng qua (15/10), UBND TP HCM tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư vào các dự án thuộc lĩnh vực văn hóa - thể thao (VHTT) năm 2024. TP kỳ vọng đến năm 2030, tổng doanh thu ngành công nghiệp văn hóa sẽ đóng góp vào tăng trưởng kinh tế - xã hội của TP khoảng 148.000 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng đạt khoảng 12%/năm.

Truyền ngọn lửa tình yêu tiếng Việt

“Hành trình sáng tạo chữ Quốc ngữ - Câu chuyện về chữ viết của tiếng Việt” là buổi tọa đàm do Nhà xuất bản Kim Đồng tổ chức mới đây.
(PLVN) - Là một người Việt Nam, chúng ta đã bao giờ thắc mắc chữ viết tiếng Việt ra đời như thế nào? Tại sao chúng ta hiện nay lại đang dùng văn tự Latinh, khác hẳn với các nước “đồng văn” xung quanh như Nhật Bản, Hàn Quốc? Chúng ta vẫn nói mình dùng chữ Quốc ngữ, vậy chữ Quốc ngữ là gì, ai đã tạo ra nó?Những câu hỏi này vẫn luôn “nóng” với nhiều thế hệ bởi chữ viết chính là một trong những thành tựu văn hóa nổi bật nhất của nền văn minh nhân loại, của một quốc gia, dân tộc.