Tập trung 'gỡ vướng' 2 dự án cao tốc qua Đồng Nai, Lâm Đồng

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Vướng mắc liên quan đến quy hoạch khoáng sản, quy định vay vốn, sử dụng vốn ngân sách Nhà nước cho dự án là những khó khăn hiện hữu với hai dự án cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc, Bảo Lộc - Liên Khương, được phản ánh tại buổi làm việc của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà với tỉnh Lâm Đồng chiều 4/9.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo buổi làm việc.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo buổi làm việc.

Loạt vướng mắc tại hai dự án cao tốc

Báo cáo với đoàn công tác, ông Trần Hồng Thái - Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng báo các các vướng mắc liên quan 2 dự án cao tốc nói trên.

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, đối với dự án cao tốc Tân Phú (Đồng Nai) – Bảo Lộc (Lâm Đồng) có 6 khó khăn như sau:

Bản đồ hướng tuyến 2 dự án cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc và Bảo Lộc - Liên Khương.

Bản đồ hướng tuyến 2 dự án cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc và Bảo Lộc - Liên Khương.

Thứ nhất, theo Chủ trương đầu tư được duyệt, phần vốn nhà nước tham gia dự án không cao, cụ thể là 6.500 tỷ đồng, chiếm 37,79% sơ bộ tổng mức đầu tư. Bên cạnh đó, dự án không áp dụng cơ chế chia sẻ phần giảm doanh thu nên tính khả thi không cao, ít hấp dẫn nhà đầu tư.

Thứ hai, qua rà soát, dự án có 224ha/500ha và 2 dự án xây dựng hạ tầng khu dân cư, tái định cư nằm trong vùng quy hoạch khoáng sản theo Quyết định 866/QĐ-TTg ngày 18/7/2023 của Thủ tướng.

Thứ ba, dự án có thay đổi một số nội dung tại hồ sơ Báo cáo nghiên cứu khả thi so với chủ trương đầu tư ban đầu như: Thay đổi cục bộ về hướng tuyến, nhu cầu sử dụng đất và chi phí GPMB, thay đổi diện tích chuyển mục đích sử dụng rừng… Những thay đổi này khiến tổng mức đầu tư dự án tăng từ 17.200 tỷ đồng lên 18.120 tỷ đồng. Tuy nhiên, cơ cấu vốn nhà nước tham gia dự án vẫn không thay đổi (6.500 tỷ đồng, trong đó NSNN 2.000 tỷ, ngân sách địa phương 4.500 tỷ đồng). Việc thay đổi trên theo Bộ KH&ĐT thuộc diện phải điều chỉnh chủ trương đầu tư, sẽ ảnh hưởng đến tiến độ.

Chủ tịch Lâm Đồng Trần Hồng Thái báo cáo vướng mắc liên quan 2 dự án cao tốc.

Chủ tịch Lâm Đồng Trần Hồng Thái báo cáo vướng mắc liên quan 2 dự án cao tốc.

Thứ tư, về sử dụng vốn ngân sách Nhà nước của dự án để GPMB trên địa phận tỉnh Đồng Nai, theo khung chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư của dự án được phê duyệt thì chi phí GPMB qua tỉnh Đồng Nai khoảng 420 tỷ đồng, qua tỉnh Lâm Đồng 2.401 tỷ đồng. Để đảm bảo nguồn vốn triển khai bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn tỉnh Đồng Nai cần trình Bộ KH&ĐT xem xét, báo cáo Thủ tướng phê duyệt điều chỉnh phân bổ vốn ngân sách Trung ương bố trí cho dự án để UBND tỉnh Đồng Nai thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

Thứ năm, về giải ngân vốn Nhà nước của dự án, theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Nghị định 28/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 của Chính phủ thì sau khi doanh nghiệp dự án PPP hoàn thành hạng mục có sự tham gia của vốn Nhà nước thì mới được thanh toán phần vốn Nhà nước; đồng thời, trong Nghị định 28/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 của Chính phủ không quy định cho tạm ứng vốn nên sẽ kéo dài thời gian giải ngân vốn Nhà nước.

Thứ sáu, về hỗ trợ vốn tín dụng để thực hiện dự án, theo quy định tại Nghị định số 78/2023/NĐ-CP ngày 7/11/2023 thì “vốn chủ sở hữu tham gia trong quá trình thực hiện dự án tối thiểu 20% tổng vốn đầu tư của dự án…” nhưng theo Luật Đầu tư PPP thì vốn chủ sở hữu tối thiểu 15% tổng mức đầu tư dự án, không bao gồm vốn nhà nước. Do đó, mức vốn chủ sở hữu nhà đầu tư tương ứng 15% tổng mức đầu tư, không bao gồm vốn nhà nước theo phương án tài chính không đảm bảo 20% tổng vốn đầu tư dự án nên không đủ điều kiện vay vốn.

Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Đỗ Thành Trung giải thích thêm về vướng mắc vay vốn thực hiện dự án.

Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Đỗ Thành Trung giải thích thêm về vướng mắc vay vốn thực hiện dự án.

Giải thích rõ hơn về vướng mắc này, Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Đỗ Thành Trung lấy ví dụ: Chẳng hạn dự án có tổng mức đầu tư 100 tỷ (40 tỷ vốn nhà nước, 60 tỷ vốn nhà đầu tư) thì theo Luật Đầu tư PPP, 15% tối thiểu vốn chủ sở hữu là 15% của 60 tỷ. Còn theo Nghị định 78 thì được hiểu vốn tối thiểu nhà đầu tư tham gia dự án là 20% của 100 tỷ nên có sự khác nhau. Để tháo gỡ vướng mắc này cần sửa đổi để đồng bộ chính sách.

Tương tự, dự án cao tốc Bảo Lộc – Liên Khương cũng gặp những khó khăn về chồng lấn quy hoạch khoáng sản (dự án có khoảng 1,8ha/620ha diện tích bị ảnh hưởng); vốn ngân sách Nhà nước tham gia thấp (chưa đạt 50%) nên tính khả thi thấp, ít hấp dẫn; khó khăn về giải ngân vốn Nhà nước cho dự án.

Phó Thủ tướng định hướng "gỡ khó"

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà kết luận buổi làm việc.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà kết luận buổi làm việc.

Kết luận buổi làm việc, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị tỉnh Lâm Đồng khẩn trương họp bàn, rà soát, giữ nguyên tổng mức đầu tư, cơ cấu góp vốn để không làm thay đổi chủ trương đầu tư, nhằm đảm bảo tiến độ hai dự án cao tốc; Báo cáo Thủ tướng, Chính phủ về vướng mắc trong vay vốn theo Nghị định 78, kiến nghị sửa đổi Nghị định để thống nhất cơ chế với Luật Đầu tư PPP nhằm tăng sức hấp dẫn của nhà đầu tư với dự án cao tốc, trước mắt tham mưu Chính phủ có chỉ đạo thể hiện cam kết rõ ràng với nhà đầu tư các dự án cao tốc. Đồng thời, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu nhà đầu tư, địa phương, các ngân hàng thương mại tạo điều kiện cho doanh nghiệp vay vốn thực hiện dự án

Đối với vướng mắc liên quan tới quy hoạch khoáng sản, Phó Thủ tướng chỉ đạo các Bộ, ngành tập trung tháo gỡ. Trước mắt, để đảm bảo tiến độ 2 dự án cao tốc, quá trình triển khai dự án nếu gặp khoáng sản thì báo cáo Bộ TNMT về tính ưu tiên của dự án, khoáng sản không phải loại quý hiếm nên không cần phải thu hồi xong mới triển khai dự án.

Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà lưu ý tỉnh Lâm Đồng chú ý đến sự đồng bộ trong triển khai hạ tầng cao tốc (trạm xăng, trạm dừng nghỉ…), có phương án đảm bảo nguồn vật liệu…

Dự án cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc dài 66km, quy mô 4 làn xe, sơ bộ tổng mức đầu tư khoảng 17.200 tỷ đồng, trong đó vốn Nhà nước tham gia 6.500 tỷ đồng, vốn nhà đầu tư và vốn huy động 10.700 tỷ đồng, thời gian hoàn vốn 22 năm 6 tháng. Còn dự án cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương dài hơn 73km, quy mô 4 làn xe, sơ bộ tổng mức đầu tư khoảng 19,5 tỷ đồng. Trong đó vốn Nhà nước tham gia 7.761 tỷ đồng, vốn nhà đầu tư và vốn huy động khoảng 11.700 tỷ đồng; thời gian hoàn vốn dự án 22 năm 4 tháng.

Cùng ngày, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã làm việc với lãnh đạo 2 tỉnh Lâm Đồng, Khánh Hoà liên quan đến dự án cao tốc Nha Trang - Đà Lạt. Dự án quy mô 4 làn xe, dài 80,8km, rộng 22- 24,75m. Theo nghiên cứu và đề xuất của nhà đầu tư, dự án có tổng mức đầu tư hơn 25.000 tỷ đồng, đầu tư theo phương thức đối tác công tư PPP, thời gian hoàn vốn khoảng 26 năm 9 tháng.

Tin cùng chuyên mục

Hải Phòng: Hoãn các cuộc họp không cần thiết, tập trung xử lý khắc phục bão số 3

Hải Phòng: Hoãn các cuộc họp không cần thiết, tập trung xử lý khắc phục bão số 3

(PLVN) - Sáng 8/9, Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng và Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự Thành phố đã họp để triển khai công tác khắc phục hậu quả sau bão số 3 . Tính đến thời điểm này, toàn TP Hải Phòng vẫn đang mất điện, mạng internet vẫn bị gián đoạn chưa được kết nối…

Đọc thêm

Quảng Ninh khắc phục hậu quả sau bão số 3

Sập nhà do ảnh hưởng của bão số 3.
(PLVN) - Bão số 3 đã gây nhiều thiệt hại cho các tỉnh Bắc Bộ, đặc biệt là Quảng Ninh. Sáng nay (8/9), thời tiết tỉnh Quảng Ninh đã tạnh ráo, cơ quan ban ngành và nhân dân địa phương đang tập trung khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra.

Quảng Bình cấm biển từ 18h chiều 6/9

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Đoàn Ngọc Lâm (áo sọc) đi kiểm tra công tác phòng, chống bão số 3 tại TX Ba Đồn sáng nay 6/9
(PLVN) - Để đảm bảo an toàn cho tàu, thuyền hoạt động trên biển, chủ động các biện pháp phòng, chống bão số 3, tỉnh Quảng Bình cấm biển từ 18h chiều 6/9.

Người dân Nghệ An chủ động ứng phó bão số 3

Tàu đánh cá đã được ngư dân kéo vào bờ từ chiều 5/9 (Ảnh: Zen Linh).
(PLVN) - Nhằm tránh thiệt hại về người và tài sản, chính quyền và người dân từ miền núi đến vùng biển tại Nghệ An đã khẩn trương tổ chức thực hiện các nhiệm vụ ứng phó với cơn bão số 3.