Tập trung đầu tư trọng tâm, trọng điểm các chương trình mục tiêu quốc gia

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang yêu cầu các địa phương không đầu tư dàn trải mà tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, đồng thời lồng ghép các nguồn vốn để thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia, tăng cường học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, chú trọng đến công tác giám sát và thực thi...

Chiều 10/8, tại Yên Bái, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang - Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) đã chủ trì Hội nghị trực tuyến với 14 tỉnh vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Theo báo cáo tại hội nghị, giai đoạn 2021 - 2025, tổng vốn đầu tư công trung ương dành cho các địa phương vùng Trung du và Miền núi phía Bắc để thực hiện 3 chương trình MTQG là trên 47.000 tỷ đồng. Tính đến nay, các địa phương đã hoàn thành việc phân bố, giao kế hoạch vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025.

Năm 2023, trung ương giao trên trên 22.000 tỷ đồng vốn thực hiện 3 Chương trình MTQG. Ảnh: Hiền Trang.

Năm 2023, trung ương giao trên trên 22.000 tỷ đồng vốn thực hiện 3 Chương trình MTQG. Ảnh: Hiền Trang.

Tính riêng 2023, vốn ngân sách trung ương giao trên 22.000 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư là 11.534 tỷ đồng, vốn sự nghiệp là 10.945 tỷ đồng. Cho đến nay, các địa phương đã phân bổ trên 11.200 tỷ đồng vốn đầu tư, đạt tỷ lệ 97,8%. Toàn bộ 14 tỉnh đều bố trí đủ vốn đối ứng 2.383 tỷ đồng để thực hiện 3 chương trình MTQG.

Tính hết ngày 30/6/2023, 14 tỉnh vùng Trung du và Miền núi phía Bắc đã giải ngân trên 3.764 tỷ đồng vốn đầu tư công, đạt 32,63% kế hoạch, cao hơn 4,43% mức bình quân chung cả nước. Toàn bộ các tỉnh đều thực hiện giải ngân vốn ngân sách địa phương, trong đó Yên Bái thực hiện giải ngân 100%, Lào Cai, Hà Giang giải ngân trên 65% vốn đối ứng.

Các tỉnh trong vùng được đánh giá đã vượt tỷ lệ giảm nghèo hàng năm và tỷ lệ hộ nghèo đa chiều đạt 25,69%, trong đó tỷ lệ hộ nghèo là 17,35%. Tỷ lệ giảm nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số đạt bình quân 3,61%.

Tỷ lệ hộ dân tộc thiểu số đang cư trú tại các khu vực xa xôi, hẻo lánh nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở được quy hoạch, sắp xếp, bố trí di dời đạt 42,5/60% mục tiêu kế hoạch. Có 963/2.022 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), trong đó có 143 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 12 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.

Trao đổi, phát biểu, góp ý tại hội nghị, các địa phương tập trung thảo luận các khó khăn, vướng mắc, đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn trong thực hiện các chương trình MTQG và cho ý kiến về nội dung đề xuất của Bộ Tài nguyên môi trường đối với dự thảo Luật Đất đai sửa đổi.

Ông Nguyễn Thế Phước, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái kiến nghị Chính phủ, Bộ Tài chính giao kế hoạch vốn sự nghiệp hằng năm theo mục tiêu, nhiệm vụ của từng chương trình, không giao chi tiết cho từng tiểu dự án, dự án thành phần, trên cơ sở đó giao các địa phương điều chỉnh linh hoạt vốn sự nghiệp ngân sách trung ương năm 2023 của các dự án thành phần trong nội bộ các chương trình MTQG trên cơ sở bảo đảm tổng mức vốn được Thủ tướng Chính phủ giao.

Phó thủ tướng Trần Lưu Quang yêu cầu các địa phương không đầu tư dàn trải mà tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm các chương trình MTQG. Ảnh: Hiền Trang.

Phó thủ tướng Trần Lưu Quang yêu cầu các địa phương không đầu tư dàn trải mà tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm các chương trình MTQG. Ảnh: Hiền Trang.

Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang, Trưởng Ban Chỉ đạo trung ương các chương trình MTQG đánh giá cao công tác triển khai thực hiện các chương trình MTQG của các tỉnh miền núi và trung du Bắc Bộ. Theo Phó Thủ tướng, nơi nào chính quyền quyết liệt thì nơi đó công việc triển khai nhanh chóng và đạt kết quả cao.

Trên cơ sở đó, Phó Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các địa phương không đầu tư dàn trải mà tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, đồng thời lồng ghép các nguồn vốn để thực hiện 3 chương trình MTQG, tăng cường học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, chú trọng đến công tác giám sát và thực thi.

Về triển khai nguồn vốn ngân sách đã được phân bổ, Phó Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các địa phương phải giải ngân hết nguồn vốn chuyển từ 2022 sang 2023 và phấn đấu giải ngân ít nhất 90% vốn của năm 2023.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang giao Văn phòng Chính phủ và các bộ, ngành thông báo kết luận cách ngắn gọn, chuẩn bị các nội dung giải trình trước quốc hội và đề xuất những nội dung cụ thể để trình Quốc hội nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.

Đọc thêm

Gian nan làng nghề làm đá Bửu Long

Gian nan làng nghề làm đá Bửu Long
(PLVN) - Nằm nép mình bên sông Đồng Nai, làng nghề làm đá Bửu Long, thuộc phường Bửu Long, TP Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai đã trải qua lịch sử hàng trăm năm. Nơi đây, hiện vẫn còn nhiều hộ gia đình tâm huyết với nghề. Nghề đá Bửu Long được xem là làng nghề thủ công lâu đời nhất của vùng đất Đồng Nai, ngày đêm sáng tạo nên những tác phẩm nghệ thuật tinh xảo từ đá.

Tuyên Quang xây 78 căn “Nhà nhân ái”

Tuyên Quang xây 78 căn “Nhà nhân ái”
(PLVN) - Nhân dịp chào mừng 78 năm Ngày thành lập Hội Chữ thập đỏ Việt Nam (23/11/1946 - 23/11/2024) Hội Chữ thập đỏ tỉnh Tuyên Quang khởi công 78 căn “Nhà Nhân ái” cho 78 hộ bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.

Bí thư Tỉnh Cà Mau yêu cầu các đơn vị hoàn thành đúng tiến độ công trình kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc

Bí thư Tỉnh Cà Mau yêu cầu các đơn vị hoàn thành đúng tiến độ công trình kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc
(PLVN) - Ông Nguyễn Tiến Hải - Uỷ viên BCH TW Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Cà Mau cùng ông Nguyễn Minh Luân – Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo Sở, ban, ngành... vừa đi kiểm tra thực tế công tác chuẩn bị tổ chức các hoạt động kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc, tại thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời (tỉnh Cà Mau).

Ấm áp những ngôi nhà đại đoàn kết ở Thừa Thiên Huế

Nhiều ngôi nhà đại đoàn kết đã được Đảng bộ, chính quyền, các tổ chức đoàn thể, nhân dân...xây dựng và bàn giao cho các hộ nghèo trên địa bàn huyện A Lưới.
(PLVN) -  Từ sự chung tay góp sức của Đảng bộ, chính quyền, các tổ chức đoàn thể, mạnh thường quân và nhân dân, nhiều hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế được hỗ trợ làm nhà mới khang trang, ấm áp nghĩa tình, tạo điều kiện cho họ “an cư, lạc nghiệp”, vươn lên thoát nghèo.

Tỉnh Hòa Bình tập trung phát triển cây dược liệu có giá trị y tế và kinh tế cao trên địa bàn

Tỉnh Hòa Bình tập trung phát triển cây dược liệu có giá trị y tế và kinh tế cao trên địa bàn
(PLVN) - Trong những năm qua, tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư nuôi trồng, chế biến dược liệu. Các dự án, chương trình phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã giúp đẩy mạnh và khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào canh tác, sơ chế, chế biến cây dược liệu.

Đề xuất phương án xây dựng quốc lộ 5 trên cao

Quốc lộ 5 là tuyến giao thông huyết mạch của khu vực phía Bắc. (Ảnh: Thanh Sơn)
(PLVN) -   Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hải Dương vừa đề nghị Bộ GTVT nghiên cứu, sớm quy hoạch và đầu tư quốc lộ 5 theo phương án đường trên cao. Hiện quốc lộ 5 có lưu lượng thực tế hiện nay khoảng 90.000 xe/ngày đêm, vượt hơn 6 lần lưu lượng thiết kế.