Tập trung bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

Tập trung bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Theo một cuộc khảo sát do Trung tâm nghiên cứu Pew thực hiện tháng 11/2022, đa số thanh, thiếu niên được hỏi khẳng định thích lướt Internet mỗi ngày. Có tới 80% số em được hỏi cho biết cảm thấy gắn kết hơn với nhịp sống thời đại và các bạn bẻ đồng trang lứa, trong khi 71% chia sẻ mạng trực tuyến cho phép họ thể hiện sự sáng tạo của mình.

Trong báo cáo công bố ngày 27/1 vừa qua, Quỹ Nhi đồng Liên Hợp quốc (UNICEF) đánh giá trẻ em có nguy cơ cao trở thành mục tiêu săn tìm của những kẻ tội phạm trên không gian mạng. Bóc lột và lạm dụng tình dục trẻ em trên không gian trực tuyến là hình thức bạo lực phát triển nhanh nhất nhằm vào nạn nhân là trẻ em. Kết quả khảo sát của UNICEF cũng cho thấy có tới 30% số trẻ em tham gia không gian mạng đã trở thành nạn nhân của bắt nạt trực tuyến. Năm 2022, Tổ chức Giám sát Internet (Internet Watch Foundation) đã ghi nhận 63.050 báo cáo liên quan những hình ảnh khiêu dâm trẻ em trong độ tuổi 7-10…

Giới chuyên gia cho rằng việc hoàn thiện luật pháp, các chính sách, giải pháp, các phần mềm quản lý cũng như siết chặt kiểm soát Internet là cần thiết nhằm tạo một môi trường mạng an toàn, lành mạnh cho giới thanh, thiếu niên trước những nguy cơ tiềm ẩn hay cạm bẫy khó nhận biết, do trẻ em chưa có đủ kỹ năng để tự bảo vệ trước những tác động tiêu cực từ các thông tin xấu, độc lan truyền trên mạng. Việc tạo dựng một thế giới trực tuyến hoạt động an toàn, lành mạnh và tin cậy hơn góp phần thúc đẩy các mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp quốc, đồng thời chính việc đảm bảo quyền tiếp cận, khai thác và sử dụng Internet một cách an toàn cũng chính là đảm bảo quyền con người.

Là đất nước có tỷ lệ người dùng Internet khá lớn (đứng thứ 13 thế giới, với khoảng 73,2% dân số), Việt Nam hiện có khoảng 24,7 triệu dân là trẻ em (tương đương 25% dân số). Theo báo cáo của UNICEF, tính tới tháng 8/2022, có tới 82% trẻ em Việt Nam trong độ tuổi 12-13 có sử dụng Internet và con số này tăng lên 93% đối với trẻ từ 14-15 tuổi. Điều này cho thấy mức độ tham gia các hoạt động trên không gian mạng của trẻ em ở Việt Nam là rất lớn, đặc biệt là sau đại dịch COVID-19 vừa qua.

Việt Nam đã thông qua Luật An ninh mạng năm 2018 với các quy định cụ thể về bảo vệ trẻ em trên không gian mạng. Tháng 6/2021, lần đầu tiên Việt Nam đã ban hành một chương trình cấp quốc gia riêng về vấn đề bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng “Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng giai đoạn 2021-2025”. Chương trình này không chỉ tập trung vào vấn đề bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng, mà còn mong muốn thúc đẩy phát triển các sản phẩm, ứng dụng, công cụ, để giúp để trẻ em truy cập, khai thác nguồn tài nguyên trực tuyến một cách chủ động, hiệu quả và an toàn.

Đọc thêm

Tập đoàn VNPT và UBND tỉnh An Giang: Hợp tác chuyển đổi số giai đoạn 2025-2030

UBND tỉnh An Giang và Tập đoàn VNPT ký kết Thỏa thuận hợp tác về chuyển đổi số giai đoạn 2025 - 2030
(PLVN) - Ngày 26/3/2025, UBND tỉnh An Giang và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) đã chính thức ký kết Thỏa thuận hợp tác về chuyển đổi số giai đoạn 2025 - 2030. Cũng trong khuôn khổ sự kiện, hai bên đã tổ chức lễ Ra mắt Bệnh án Điện tử (VNPT EMR), đánh dấu bước tiến quan trọng trong hành trình chuyển đổi số lĩnh vực y tế của tỉnh An Giang.

Bảo vệ doanh nghiệp khỏi hỏa hoạn với công nghệ IoT từ VNPT

VNPT iAlert - Bảo hiểm số cho doanh nghiệp thời 4.0
(PLVN) - Cháy nổ là mối đe dọa lớn đối với doanh nghiệp, đặc biệt khi hệ thống PCCC truyền thống chưa đủ để phát hiện sớm nguy cơ. Trong bối cảnh đó, VNPT iAlert ra đời như một “lá chắn số” ứng dụng công nghệ IoT, giúp doanh nghiệp chủ động giám sát môi trường 24/7, phát hiện dấu hiệu bất thường ngay từ giai đoạn đầu, giảm thiểu tối đa rủi ro cháy nổ.

HTV và VNPT ra mắt ứng dụng đa dịch vụ HTVm

HTV và VNPT ra mắt ứng dụng đa dịch vụ HTVm
(PLVN) -  Ngày 21/03/2025, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh (HTV) và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) đã tổ chức buổi Lễ ra mắt ứng dụng đa dịch vụ HTVm .

Hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam: Góc nhìn từ những kỳ lân

VNG được xem là kỳ lân công nghệ đầu tiên của Việt Nam. (Ảnh: Mekong Asean).
(PLVN) - Hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam đang chứng kiến sự trỗi dậy mạnh mẽ, với sự xuất hiện của các công ty kỳ lân - những doanh nghiệp đạt mức định giá trên 1 tỷ USD. Những cái tên như VNG, VNPAY, MoMo và Sky Mavis không chỉ là biểu tượng của thành công mà còn phản ánh tiềm năng và thách thức của hệ sinh thái này.

Công nghệ uốn cong âm thanh giúp nghe nhạc mà không cần tai nghe

Một hình nộm có gắn micro ở tai để đo sự có mặt hoặc vắng mặt của âm thanh dọc theo quỹ đạo siêu âm. (Ảnh: Interesting Engineering)
(PLVN) - Một công nghệ đột phá trong lĩnh vực âm thanh đang mở ra khả năng nghe nhạc hoặc podcast mà không cần tai nghe, đồng thời đảm bảo không ai xung quanh bị ảnh hưởng. Công nghệ này có thể thay đổi cách con người trải nghiệm âm thanh trong tương lai.

Pin từ chất thải hạt nhân: Không cần sạc trong hàng chục năm

Công nghệ Pin mới không cần sạc. (Ảnh: Adobe)
(PLVN) - Một nhóm nhà khoa học tại Đại học Ohio State (OSU) đã tìm ra cách biến chất thải hạt nhân thành pin có thể hoạt động suốt nhiều thập kỷ mà không cần sạc. Công nghệ này không chỉ tận dụng nguồn năng lượng bị lãng phí mà còn góp phần giảm thiểu ô nhiễm phóng xạ, mở ra tương lai mới cho ngành năng lượng.

Airpods sắp có tính năng làm khiến nghề phiên dịch bị xóa sổ

Hình minh họa
(PLVN) - Apple đang phát triển một tính năng mới giúp AirPods có thể dịch hội thoại trực tiếp giữa hai ngôn ngữ, theo nguồn tin từ Bloomberg. Tính năng này sẽ được tích hợp vào iOS 19 và dự kiến ra mắt thông qua bản cập nhật phần mềm dành cho AirPods vào cuối năm nay.

Khóc khi 'tâm sự' với... AI

Người trẻ dùng chatbot AI. (Ảnh minh họa - Nguồn: Báo Tiền Phong)
(PLVN) - Hiện nay, nhiều người trẻ ngoài điều gì không biết hỏi AI, đã chuyển sang chia sẻ với AI như một “người bạn”. Thế nhưng, lời khuyên từ AI đôi khi có thể không phù hợp hoặc thậm chí vượt ra ngoài khuôn khổ an toàn về mặt tâm lý...

Từ người dùng đến doanh nghiệp: Cần chuẩn bị gì khi Luật Dữ liệu có hiệu lực?

Doanh nghiệp phải nâng cao bảo mật dữ liệu, tuân thủ quy định pháp luật và minh bạch trong việc thu thập, xử lý thông tin khách hàng. (Ảnh: Eden Data).
(PLVN) - Sự ra đời của Luật Dữ liệu 2024 tại Việt Nam đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong việc thiết lập khung pháp lý vững chắc để điều chỉnh các hoạt động liên quan đến dữ liệu. Câu hỏi đặt ra là: Người dùng cá nhân và doanh nghiệp cần chuẩn bị gì để thích ứng với những thay đổi này?

Rủi ro bảo mật dữ liệu trên không gian mạng

Ông Vũ Ngọc Sơn, Trưởng ban Nghiên cứu, tư vấn, phát triển công nghệ và Hợp tác quốc tế, Hiệp hội An ninh mạng quốc gia trao đổi tại một hội thảo về an ninh trên không gian mạng (Ảnh: HHANMQG)
(PLVN) - Việt Nam hiện có gần 80 triệu người sử dụng Internet, chiếm tới hơn 2/3 dân số, đứng thứ 7 thế giới. Bên cạnh sự phát triển, các nguy cơ an ninh dữ liệu vẫn tiếp tục tồn tại, công tác bảo vệ đối mặt nhiều thách thức...

Kinh nghiệm quốc tế về bảo mật dữ liệu

Các công ty công nghệ lớn như Meta đều bị kiểm soát chặt chẽ bởi Đạo luật GDPR. (Ảnh: Cybernews)
(PLVN) - Trong kỷ nguyên số hóa toàn cầu, dữ liệu đã trở thành tài sản quý giá, đóng vai trò then chốt trong việc định hình các chiến lược kinh doanh, chính sách công và thậm chí cả an ninh quốc gia. Trên thế giới, nhiều quốc gia đã xây dựng và triển khai các khung pháp lý nhằm bảo vệ dữ liệu cá nhân và bảo đảm an ninh thông tin, tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế số.