Tập huấn tư vấn pháp luật thân thiện với người chưa thành niên

(PLVN) - Ngày 9/4, Cục Bổ trợ tư pháp - Bộ Tư pháp phối hợp với UNICEF tại Việt Nam tổ chức Lớp tập huấn về tư vấn pháp luật thân thiện với người chưa thành niên (NCTN) vi phạm pháp luật cho luật sư (LS), tư vấn viên pháp luật (TVVPL) có kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ pháp lý cho NCTN tại Khu vực phía Bắc.

Hoạt động này được thực hiện trong khuôn khổ Chương trình “Tăng cường pháp luật và tư pháp tại Việt Nam” (EU JULE) được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu, với đóng góp tài chính từ UNICEF và UNDP; Cục Phòng chống ma túy và thực thi pháp luật quốc tế, Bộ Ngoại giao, Mỹ

Phát biểu khai mạc, Phó Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp Đặng Kim Hoa cho biết, vấn đề trẻ em vi phạm pháp luật xảy ra ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Do nhận thức về pháp luật hạn chế nên trẻ em dù vi phạm pháp luật hay là nạn nhân của vi phạm pháp luật đều là đối tượng yếu thế trong xã hội và cần nhận được sự hỗ trợ pháp lý tốt hơn so với người trưởng thành thông thường.

Hiện nay, nhiều văn bản quy phạm pháp luật trong nước cũng như một số điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định về việc bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp cho người yếu thế trong đó có trẻ em. Việc hỗ trợ pháp lý cho nhóm đối tượng này có nhiều đặc thù so với đối tượng thông thường khác, đòi hỏi người hỗ trợ pháp lý ngoài kỹ năng thông thường cần phải có thêm kiến thức, hiểu biết về đặc thù riêng có của các nhóm đối tượng này.

Trong thời gian qua, Đảng, Nhà nước luôn quan tâm đến việc làm sao để mọi người dân, tổ chức doanh nghiệp có khả năng tiếp cận với dịch vụ pháp lý nói chung và việc hỗ trợ pháp luật cho nhóm đối tượng yêu thế nói riêng. Trong đó đã yêu cầu LS phải tăng cường trách nhiệm xã hội của mình, mang pháp luật đến cho những người yếu thế, trong đó có trẻ em.

Phó Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp Đặng Kim Hoa phát biểu khai mạc.

Phó Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp Đặng Kim Hoa phát biểu khai mạc.

Bên cạnh LS, nhà nước cũng đã xây dựng hành lang pháp lý để giúp TVVPL và trợ giúp viên pháp lý thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình trong việc hỗ trợ pháp lý cho nhóm đối tượng yếu thế trong xã hội, trẻ em là một trong các đối tượng đặc biệt được ưu tiên.

Để triển khai chủ trương của Đảng, Nhà nước, với sự hỗ trợ của Chương trình “Tăng cường pháp luật và tư pháp tại Việt Nam” (EU JULE) được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu, với đóng góp tài chính từ UNICEF, UNDP và sự tài trợ bởi Cục Phòng chống ma túy và thực thi pháp luật quốc tế, Bộ Ngoại giao, Mỹ, Bộ Tư pháp đã phối hợp với Dự án EU JUNE và UNICEF tổ chức lớp tập huấn ngày hôm nay về vai trò của LS trong tăng cường tiếp cận tư pháp cho NCTN vi phạm pháp luật.

Lớp tập huấn do bà SHELLEY CASEY, chuyên gia Dự án, chuyên gia bảo vệ trẻ em, người có nhiều kinh nghiệm trong Hỗ trợ xây dựng chính sách/pháp luật, nghiên cứu, đánh giá, tập huấn, thiết kế dự án ở nhiều quốc gia trên thế giới, đồng thời cũng là LS có kinh nghiệm tranh tụng tại Canada và Nam Phi.

“Đây là cơ hội tốt để chúng ta chia sẻ, lắng nghe các kinh nghiệm, kỹ năng mà bà SHELLEY CASEY mang lại. Tôi tin chắc rằng với thời lượng 3 ngày làm việc chắc chắn sẽ có nhiều chia sẻ bổ ích để chúng ta để áp dụng, thực hành trong hoạt động hành nghề”, bà Hoa nói.

Ban Tổ chức, chuyên gia, luật sư, tư vấn viên pháp lý... chụp ảnh lưu niệm.

Ban Tổ chức, chuyên gia, luật sư, tư vấn viên pháp lý... chụp ảnh lưu niệm.

Phát biểu tại Lớp tập huấn, bà Nguyễn Thanh Trúc – Chuyên gia bảo vệ trẻ em của UNICEF cho biết, trong thập kỷ vừa qua, Việt Nam đã đạt được những bước tiến lớn trong việc lồng ghép tư pháp cho NCTN vào tiến trình cải cách tư pháp và luật pháp của đất nước. Đặc biệt phải kể đến việc hình thành Tòa gia đình và NCTN với tư cách là tòa chuyên trách cho NCTN và những nỗ lực xây dựng Luật tư pháp NCTN.

Để pháp luật có thể đi vào cuộc sống, đem lại sự thay đổi có ý nghĩa cho NCTN thì công tác thi hành pháp luật đóng vai trò rất quan trọng. Đặc biệt, cần tăng cường năng lực cho các điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán, trợ giúp viên pháp lý, LS, và các cán bộ phúc lợi xã hội có ý nghĩa thiết yếu.

Nhận thức được điều đó, trong những năm vừa qua, UNICEF đã đồng hành cùng Chính phủ hỗ trợ nhiều nỗ lực nâng cao năng lực về tư pháp NCTN thông qua việc xây dựng các chương trình tập huấn cho điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán, LS đang đương nhiệm cũng như lồng ghép tư pháp cho NCTN vào chương trình đào tạo của các cơ sở đào tạo luật và đào tạo nghề luật.

Bà Nguyễn Thanh Trúc – Chuyên gia bảo vệ trẻ em của UNICEF phát biểu tại Lớp tập huấn.Bà Nguyễn Thanh Trúc – Chuyên gia bảo vệ trẻ em của UNICEF phát biểu tại Lớp tập huấn.

“Lớp tập huấn hôm nay là sự tiếp nối, giúp mọi người hiểu sâu sắc hơn về những đặc trưng trong quá trình phát triển của người sắp thành niên và tác động của quá trình này tới các hành vi vi phạm pháp luật của các em”, bà Trúc nói và cho biết đây cũng là cơ hội để thảo luận sâu về quyền được bào chữa và trợ giúp pháp lý thân thiện của NCTN, đồng thời trang bị những kỹ năng cơ bản để giao tiếp với thân chủ là NCTN.

Lớp tập huấn cũng đi sâu tìm hiểu vai trò của LS trong việc bảo vệ và đại diện cho NCTN phạm tội trong suốt quá trình tố tụng, từ điều tra, chuẩn bị xét xử, xét xử, thậm chí kể cả sau khi vụ án đã được xét xử xong. “Chúng tôi kỳ vọng rằng những kiến thức và kỹ năng thu được sẽ giúp mọi người làm tốt vai trò của mình trong việc bảo vệ công lý, bảo vệ NCTN, khi các em phải tham gia vào hệ thống tư pháp”, bà Trúc nói./.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Quy định 'mở' về ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong quản lý tổ chức thi hành pháp luật

Quang cảnh Hội thảo Lấy ý kiến góp ý. (Ảnh PV)
(PLVN) - Chiều 28/3, Cục Kiểm tra văn bản và Quản lý xử lý vi phạm hành chính, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo Lấy ý kiến góp ý các dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL). Hai Phó Cục trưởng Lê Thanh Bình và Hoàng Xuân Hoan đồng chủ trì Hội thảo.

Sắp diễn ra Hội thảo quốc tế 'Hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa nguyên tắc ‘Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ’ trong lĩnh vực đầu tư'

Toàn cảnh Hội nghị. (Ảnh: Hồng Mây)
(PLVN) - Hội thảo quốc tế “Hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa nguyên tắc ‘Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ’ trong lĩnh vực đầu tư" sẽ diễn ra ngày 5/4 tới đây tại Quảng Ninh, với sự tham gia của khoảng 150 đại biểu đến từ các cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức quốc tế, các nhà đầu tư, doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Sửa đổi, bổ sung một số điều Luật XLVPHC để bảo đảm hiệu quả quản lý nhà nước và bảo vệ quyền công dân

Quang cảnh buổi làm việc. (Ảnh PV)
(PLVN) - Liên quan đến dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Xử lý vi phạm hành chính (XLVPHC), Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh đã nhấn mạnh, nếu không cấp thiết sửa Luật này thì sẽ ảnh hưởng đến hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước và ảnh hưởng đến quyền công dân.

Chánh án Tráng A Tếnh hết lòng với việc “gieo” pháp luật

Chánh án TAND huyện Mai Sơn (Sơn La) Tráng A Tếnh
(PLVN) - Ngoài tận tâm, hết lòng vì ngành Tòa án, Chánh án TAND huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La, Tráng A Tếnh còn luôn đau đáu với việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật ở nơi “chôn nhau cắt rốn”. Trong phiên tòa dân sự, hình sự hay những lần công tác đến các bản làng xa xôi, ông đều cố gắng tuyên truyền cho người dân biết luật, hiểu luật, sống và làm theo pháp luật.

Giao dịch tài sản mã hóa cần liên kết với tài khoản ngân hàng

Giao dịch tài sản mã hóa cần liên kết với tài khoản ngân hàng
(PLVN) -  Hầu hết các ý kiến đưa ra tại Hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm quản lý và vận hành các sàn giao dịch tài sản mã hoá tập trung”, do Hiệp hội Blockchain Việt Nam tổ chức ngày 27/3/2025 đều cho rằng, để quản lý tốt nhất sàn giao dịch tài sản mã hóa, cần liên kết với tài khoản ngân hàng.

Sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013: Nghiên cứu kỹ lưỡng khi thiết lập bộ máy hành chính mới

Có ý kiến chuyên gia cho rằng, trong nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013, vấn đề đặt ra là thiết lập bộ máy hành chính mới như thế nào để quản lý hiệu quả, cũng như phân quyền hợp lý giữa cấp tỉnh và cấp cơ sở. (Ảnh: trong bài: PV)
(PLVN) - Có ý kiến chuyên gia cho rằng, trong nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013, vấn đề đặt ra là thiết lập bộ máy hành chính mới như thế nào để quản lý hiệu quả, cũng như phân quyền hợp lý giữa cấp tỉnh và cấp cơ sở. Quá trình cải cách này đòi hỏi sự nghiên cứu kỹ lưỡng để vừa bảo đảm tinh gọn bộ máy, vừa duy trì hiệu quả quản lý nhà nước, đồng thời tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh mới.

Nữ giảng viên người dân tộc Khmer nỗ lực đưa kiến thức pháp luật đến với đồng bào dân tộc thiểu số

Cô Hữu Kim Ly, giảng viên Khoa Nhà nước và Pháp luật, Trường Chính trị tỉnh Cà Mau.
(PLVN) - Tại Khoa Nhà nước và Pháp luật, Trường Chính trị tỉnh Cà Mau, mỗi khi nhắc đến cô Hữu Kim Ly, mọi người đều ấn tượng với trình độ chuyên môn và sự tâm huyết, trách nhiệm của một nữ giảng viên tiêu biểu . Đ ặc biệt , không chỉ đưa kiến thức pháp luật, nghiệp vụ đến cho học viên, mà còn tích cực đưa pháp luật đến với đồng bào dân tộc thiểu số.

Tạo hành lang pháp lý bảo vệ quyền riêng tư trong kỷ nguyên số

Tạo hành lang pháp lý bảo vệ quyền riêng tư trong kỷ nguyên số
(PLVN) - Các đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách đã đóng góp nhiều ý kiến để hoàn thiện dự thảo Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân, tạo hành lang pháp lý bảo vệ quyền riêng tư của công dân Việt Nam trong kỷ nguyên số, thúc đẩy kinh tế phát triển bền vững.

Luật Thủ đô 2024 - Kỳ 3: Để triển khai hiệu quả, cần sự đồng lòng của chính quyền, người dân và doanh nghiệp

TS. Mạc Quốc Anh.
(PLVN) - Ngày 1/1/2025 Luật Thủ đô 2024 có hiệu lực. Văn bản pháp luật này được kỳ vọng tạo ra một khung pháp lý vững chắc nhằm giúp Hà Nội phát triển bứt phá, xứng tầm là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học - công nghệ của cả nước. Để hiểu rõ hơn về tầm quan trọng và những nội dung mới của luật, PLVN đã có buổi trao đổi với TS. Mạc Quốc Anh - Viện trưởng Viện Kinh tế và Phát triển doanh nghiệp (DN); Phó Chủ tịch Hiệp hội DN nhỏ và vừa TP Hà Nội.

Quy định hạn chế về quyền quyết định số con không còn phù hợp

Quy định hạn chế về quyền quyết định số con không còn phù hợp
(PLVN) -  Chiều 25/3, tại trụ sở Bộ Tư pháp, chủ trì hội đồng thẩm định Hồ sơ xây dựng Pháp lệnh sửa đổi điều 10 của pháp lệnh dân số , Phó chủ tịch Hội đồng thẩm định Nguyễn Thị Hạnh , Vụ trưởng Vụ Pháp luật hình sự - hành chính y êu cầu cơ quan soạn thảo cần tính đến các cơ chế dài hạn, có tầm nhìn xa, dự báo xu hướng sinh sản, đồng thời xây dựng chính sách gắn kết mức sinh với chất lượng dân số .

Sở Tư pháp tỉnh Hủa Phăn thăm và làm việc tại tỉnh Sơn La

Hai đoàn công tác ký kết biên bản làm việc.
(PLVN) - Ngày 25/3, bà Phu Hương Phổm Mạ Văn, Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Hủa Phăn, nước CHDCND Lào làm Trưởng đoàn đã thăm, trao đổi và học tập kinh nghiệm công tác tư pháp, công tác thi hành án dân sự tại tỉnh Sơn La. Tiếp và làm việc với Đoàn có lãnh đạo Sở Tư pháp, Cục Thi hành án dân sự tỉnh.