Tập đoàn TTC khánh thành nhà máy điện mặt trời hơn 1.400 tỷ đồng tại Tây Nguyên

Nhà máy Điện mặt trời TTC Krông Pa với 209.100 tấm pin năng lượng
Nhà máy Điện mặt trời TTC Krông Pa với 209.100 tấm pin năng lượng
(PLO) - Vừa qua, Tập đoàn TTC và Công ty Cổ phần Điện Gia Lai (GEC) - đơn vị thành viên tập đoàn, đã tổ chức lễ khánh thành Nhà máy Điện mặt trời TTC Krông Pa.

Đây là nhà máy thứ 2 của tập đoàn trong tổng số 6 nhà máy đã được bổ sung quy hoạch, dự kiến vận hành trước tháng 6 năm 2019.

Nhà máy Điện mặt trời TTC Krông Pa có công suất 49 MW (69 MWp), tổng mức đầu tư hơn 1.400 tỷ đồng, được xây dựng trên diện tích 70,23 ha đất đồi thuộc xã Chư Gu, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai.

Nhà máy nằm cạnh đường Quốc lộ 25, cách thành phố Pleiku 131 km; cách thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên 90,5 km.

Sau 9 tháng thi công, nhà máy đã được đóng điện vào tháng 11/2018, cung cấp cho hệ thống điện quốc gia với sản lượng 103 triệu kWh/năm, đáp ứng nhu cầu sử dụng điện tương đương của khoảng 47.000 hộ dân, làm giảm phát thải CO2 khoảng 29.000 tấn/năm.

Với 209.100 tấm pin năng lượng mặt trời có công suất 330 Wp mỗi tấm, được lắp đặt với công nghệ và thiết bị hiện đại sẽ hấp thụ bức xạ ánh nắng mặt trời và chuyển đổi thành điện năng hòa vào hệ thống tải điện.

Nhà máy Điện mặt trời TTC Krông Pa sẽ cung cấp cho hệ thống điện quốc gia với sản lượng 103 triệu kWh/năm
Nhà máy Điện mặt trời TTC Krông Pa sẽ cung cấp cho hệ thống điện quốc gia với sản lượng 103 triệu kWh/năm

Và cũng tại sự kiện này, GEC đã trao tặng 10 căn nhà tình thương cho các hộ gia đình khó khăn tại huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai.

Trước đó, vào tháng 10/2018, Tập đoàn TTC và GEC cũng đã khánh thành Nhà máy Điện mặt trời TTC Phong Điền tại tỉnh Thừa Thiên - Huế, với công suất 35 MW (48 MWp), cung cấp sản lượng gần 60 triệu kWh/năm vào điện lưới quốc gia.

Như vậy, liên tục trong thời gian ngắn, Tập đoàn TTC và GEC đã chính thức khánh thành và đưa vào vận hành thành công, an toàn và hiệu quả 2 nhà máy thuộc lĩnh vực năng lượng tái tạo, cung cấp tổng sản lượng vào lưới điện quốc gia với hơn 163 triệu kWh/năm, đáp ứng nhu cầu sử dụng điện năng cho khoảng trên 79.000 hộ gia đình.

Bên cạnh đó, góp phần làm giảm phát thải CO2 ra môi trường khoảng 49.000 tấn/năm. Điều cộng hưởng tích cực đi kèm của việc đưa vào vận hành 2 nhà máy này, đó chính là góp phần tạo việc làm ổn định và nâng cao đời sống kinh tế cho người dân địa phương.

Song hành phát triển các loại hình năng lượng tái tạo truyền thống là thủy điện và điện sinh khối, ngành Năng lượng TTC không ngừng tích cực chuẩn bị và thực hiện các dự án điện mặt trời tại các vùng có nguồn bức xạ ánh sáng cao, nhằm từng bước nâng công suất lên khoảng 1.000 MW đến năm 2020 như mục tiêu đã đề ra.

Một điều đáng ghi nhận, dựa trên nền tảng tinh thần sẻ chia yêu thương trong gần 4 thập kỷ hoạt động kinh doanh, Tập đoàn TTC và các đơn vị trực thuộc đã không ngừng thực hiện nhiều chương trình thiện nguyện tại các tỉnh thành, như: Long An, Bến Tre, Bình Định, Hà Tĩnh, Thừa Thiên - Huế…

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Nâng cao an toàn bảo mật hệ thống ngân hàng

Tại nhiều ngân hàng thương mại, có tới 97% số lượng giao dịch được thực hiện qua kênh số.

(PLVN) - Dịch vụ ngân hàng số đang phát triển rất mạnh mẽ, kéo theo nhiều tiềm ẩn rủi ro về an ninh, bảo mật. Ngân hàng Nhà nước cũng đã có nhiều biện pháp để đảm bảo an toàn hệ thống nhưng trước sự tinh vi của các đối tượng, các tổ chức tín dụng cần không ngừng nâng cao bảo mật, an toàn.

Đề xuất bổ sung thẩm quyền hoàn thuế đối với doanh nghiệp lớn

Để được hoàn thuế, DN lớn phải quay về Cục Thuế địa phương làm thủ tục.
(PLVN) - Thay vì phải chuyển hồ sơ về Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý theo quy định hiện hành, nếu được Quốc hội thông qua, các doanh nghiệp (DN) do Cục Thuế DN lớn (Tổng cục Thuế) quản lý phát sinh hoàn thuế sẽ do Cục Thuế DN lớn trực tiếp giải quyết thủ tục…

Vai trò then chốt của phụ nữ trong thị trường Halal

Vai trò then chốt của phụ nữ trong thị trường Halal
(PLVN) - Thị trường Halal toàn cầu đang bùng nổ, và phụ nữ không chỉ là người tiêu dùng chủ chốt mà còn là lực lượng sản xuất, kinh doanh, tiếp thị và lãnh đạo quan trọng, thúc đẩy sự phát triển vượt bậc của thị trường này.

Dồn sức giải phóng mặt bằng dự án cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng

Thi công cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng.
(PLVN) - Dự án đường bộ cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn nằm trong danh sách các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải. Xác định rõ tầm quan trọng của dự án, các địa phương có dự án đi qua đang nỗ lực thực hiện công tác giải phóng mặt bằng (GPMB).

Thủ tướng chỉ đạo về điều hành giá điện và xem xét nhập khẩu điện nước ngoài

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các đơn vị căn cứ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền điều hành giá điện theo lộ trình phù hợp, không "giật cục", phù hợp với tình hình kinh tế xã hội và mức chi trả của người dân. Bên cạnh đó, xem xét khả năng tăng cường nhập khẩu điện từ Trung Quốc để bổ sung điện cho hệ thống nếu cần.

Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines: Bình đẳng giới là một trong những cơ sở cho sự phát triển bền vững của của doanh nghiệp

Ông Lê Đức Cảnh - Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines
(PLVN) - Không chỉ là hãng hàng không quốc gia, Vietnam Airlines còn là đơn vị tiên phong trong thúc đẩy bình đẳng giới với những chuyến bay đặc biệt "Tô cam", "Tô hồng" lan tỏa thông điệp mạnh mẽ đến cộng đồng, chia sẻ về những chương trình hành động mạnh mẽ này, ông Lê Đức Cảnh - Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines – khẳng định đây là một trong những cơ sở cho sự phát triển bền vững của xã hội và của doanh nghiệp.

Cần áp thuế VAT với phân bón để thúc đẩy quá trình nội địa hóa, nông nghiệp bền vững

Ảnh minh họa (https://baochinhphu.vn)
(PLVN) - Nghị trường quốc hội đang bàn về dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). Một trong những nội dung được các đại biểu quan tâm là quy định thuế VAT đối với phân bón. Nhiều ý kiến cho rằng, cần phải sửa đổi quy định hiện hành, cần áp thuế VAT đối với phân bón để thúc đẩy quá trình nội địa hóa.

Bạc Liêu: Nhân rộng mô hình luân canh tôm - lúa

Từ 2001, Bạc Liêu đã bắt đầu tổ chức sản xuất mô hình tôm - lúa. (Ảnh: Thái Đào)
(PLVN) - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Bạc Liêu vừa phối hợp với Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới (WWF) tổ chức Hội thảo “Giải pháp nâng cao hiệu quả canh tác nông nghiệp bền vững thích ứng biến đổi khí hậu” với sự tham gia của nhiều chuyên gia nông nghiệp.