Tập đoàn Trung Quốc có nguy cơ mất cơ hội xây dựng lò phản ứng hạt nhân ở Anh

Mô hình Dự án Nhà máy điện hạt nhân Sizewell trị giá 20 tỷ bảng ở bờ biển Suffolk. Ảnh: EDF
Mô hình Dự án Nhà máy điện hạt nhân Sizewell trị giá 20 tỷ bảng ở bờ biển Suffolk. Ảnh: EDF
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Các bộ trưởng Anh - Pháp đang ký kết một thỏa thuận có thể khởi động dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân trị giá 20 tỷ bảng ở bờ biển Suffolk (Anh) nhưng "loại" Tập đoàn Điện hạt nhân Tổng hợp Trung Quốc (CGN) khỏi dự án khổng lồ này.

Chính phủ Anh có thể công bố kế hoạch mua cổ phần của nhà máy điện Sizewell C, cùng với Tập đoàn điện lực Pháp (EDF) phần lớn thuộc sở hữu của nhà nước Pháp, sớm nhất là vào tháng tới, trước thềm hội nghị thượng đỉnh về khí hậu Cop26.

Điều đó có thể dẫn đến việc Tập đoàn Điện hạt nhân Tổng hợp Trung Quốc (CGN), hiện có 20% cổ phần của Sizewell, bị loại khỏi dự án. Động thái này có nguy cơ làm gia tăng căng thẳng chính trị, vốn đang gia tăng sau quyết định của Anh tham gia hiệp ước tàu ngầm hạt nhân AUKUS với Mỹ và Australia.

CGN, gã khổng lồ năng lượng quốc doanh đầy quyền lực của Trung Quốc, cũng đang tài trợ cho nhà máy điện Hinkley Point C của EDF ở Somerset.

Hiện Sizewell vẫn đang trong quá trình lập kế hoạch và phát triển dự án nhà máy điện hạt nhân Sizewell C, dự kiến sẽ cung cấp năng lượng cho những ngôi nhà 6 triệu USD, đã vấp phải sự phản đối của các nhà vận động địa phương do lo ngại về mức đầu tư khổng lồ và sự tham gia của doanh nghiệp Trung Quốc vào dự án.

Washington đã dựa rất nhiều vào Westminster để "loại" Trung Quốc khỏi kế hoạch điện hạt nhân của Anh, đưa CGN vào "danh sách đen", với lý do lo ngại về an ninh quốc gia và cáo buộc ăn cắp công nghệ quân sự. Năm ngoái, cựu ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã thúc giục Anh chọn các bên trong cuộc chiến phát triển công nghệ hạt nhân, nói rằng nước này “sẵn sàng hỗ trợ những người bạn của chúng tôi ở Anh với bất kỳ nhu cầu nào".

Quầy trưng bày của CNG tại một triển lãm công nghiệp ở Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc năm 2016. Ảnh: China Daily

Quầy trưng bày của CNG tại một triển lãm công nghiệp ở Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc năm 2016. Ảnh: China Daily

Theo kế hoạch đối với Sizewell đang được các quan chức Anh và EDF thảo luận, Chính phủ có thể nhận cổ phần trong một công ty phát triển để thúc đẩy nó vượt qua các giai đoạn lập kế hoạch và chia sẻ chi phí với EDF.

Các nhà đầu tư khu vực tư nhân như quỹ bảo hiểm L&G và Aviva sau đó sẽ được thu hút ở giai đoạn sau để thay cho mô hình tài trợ do chính phủ hậu thuẫn, được gọi là cơ sở tài sản quy định (RAB), để giảm bớt sự đóng góp của người đóng thuế Anh và EDF. Pháp luật về tài trợ của RAB - mô hình tương tự được sử dụng để tài trợ cho các sân bay như Heathrow và các công ty nước - sẽ được thông qua quốc hội Anh vào tháng tới.

Hội đồng quản trị của EDF sẽ tổ chức một cuộc họp vào tháng 11 để thảo luận về việc thúc đẩy Sizewell tiến lên nhưng vẫn được cảnh báo về việc bơm hàng chục triệu USD vào dự án mà không có cam kết chắc chắn từ Westminster.

Việc "hạ gục" doanh nghiệp Trung Quốc khỏi dự án Sizewell C sẽ phá bỏ thỏa thuận năm 2015 của Chính phủ Anh với CGN. Theo đó CGN đồng ý tài trợ cho Hinkley và Sizewell, rồi sẽ lắp đặt các lò phản ứng của riêng mình tại địa điểm thứ ba tại Bradwell ở Essex. Thỏa thuận được coi là đỉnh cao của “kỷ nguyên vàng” giữa Anh và Trung Quốc.

Vì vậy, việc Anh "bắt tay" với EDF của Pháp cho dự án nhà máy điện Sizewell C khiến cơ hội để CGN được chấp thuận xây dựng lò phản ứng của mình ở Anh được coi là rất mong manh. “CGN hiện là cổ đông của Sizewell C cho đến khi có quyết định đầu tư cuối cùng của Chính phủ. Các cuộc đàm phán đang diễn ra và chưa có quyết định cuối cùng nào được đưa ra”.

CNG có tham vọng xây lò phản ứng hạt nhân của mình tại Bradwell (hạt Essex, phía Đông Bắc London). Ảnh minh họa: AP

CNG có tham vọng xây lò phản ứng hạt nhân của mình tại Bradwell (hạt Essex, phía Đông Bắc London). Ảnh minh họa: AP

CGN và EDF từ chối bình luận về vấn đề này. Bộ phận kinh doanh của CNG cho biết: “Năng lượng hạt nhân đóng một vai trò quan trọng khi chúng tôi làm việc để giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch và tiếp xúc với giá khí đốt toàn cầu biến động".

Stephen Thomas, giáo sư về chính sách năng lượng tại Đại học Greenwich, cho biết: “Động lực của CGN trong việc hỗ trợ các dự án Hinkley Point và Sizewell là để đảm bảo cơ hội xây dựng thiết kế lò phản ứng của riêng mình tại Bradwell. Với Bradwell bây giờ thì không có khả năng họ sẽ quan tâm đến khoản đầu tư của Sizewell.

CGN có thể vẫn kiên trì việc phê duyệt thiết kế lò phản ứng của mình với các cơ quan có thẩm quyền của Vương quốc Anh để đảm bảo việc công nhận tiêu chuẩn vàng, nhưng đây là lúc tham vọng hạt nhân của họ có thể chấm dứt".

Áp lực "loại bỏ" Trung Quốc khỏi dự án nhà máy điện hạt nhân của Anh đến từ các giám đốc điều hành của tập đoàn xây dựng khổng lồ Mỹ Bechtel hợp tác với Westinghouse, công ty công nghệ hạt nhân của Mỹ thuộc sở hữu của Brookfield (Canada), để phát triển một nhà máy điện hạt nhân khác tại Wylfa trên Hạt Anglesey ngoài khơi bờ biển tây bắc của xứ Wales.

Tin cùng chuyên mục

Chấn động thế giới những vụ tai nạn cuối tuần qua

Chấn động thế giới những vụ tai nạn cuối tuần qua

(PLVN) - Thế giới vừa trải qua một cuối tuần nhiều biến động với loạt tai nạn thảm khốc xảy ra ở nhiều nơi: Xe khách lao xuống vực ở Brazil, máy bay Nga bốc cháy khi hạ cánh ở Thổ Nhĩ Kỳ, lũ quét kinh hoàng ở Indonesia và cháy lớn thiêu rụi khu ổ chuột ở Philippines...

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.