Tập đoàn Đèo Cả đề xuất giải pháp gỡ khó cho các dự án giao thông trọng điểm Quốc gia

Lễ Khởi Công Dự án cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh.
Lễ Khởi Công Dự án cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh.
(PLVN) -  Trên cơ sở buổi làm việc giữa Thường trực Chính phủ và đại diện các doanh nghiệp về tháo gỡ khó khăn trong thi công các công trình trọng điểm Quốc gia vào đầu tháng 10/2024, Công ty CP Tập đoàn Đèo Cả vừa gửi văn bản báo cáo, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, tháo gỡ một số vướng mắc và giải pháp liên quan tới các dự án giao thông trọng điểm.

Tháo gỡ khó khăn về tài chính tại các dự án PPP

Khó khăn về tài chính là một trong những vấn đề quan trọng trong triển khai một số dự án đường bộ cao tốc theo phương thức đối tác công - tư (PPP). Vấn đề này đã được Tập đoàn Đèo Cả nêu bật đầu tiên trong nội dung kiến nghị.

Tập đoàn này cho biết, đối với Dự án cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh, kể từ khi khởi công vào ngày 1/1/2024 tới nay, liên danh nhà đầu tư, nhà thầu đã ứng gần 350 tỷ đồng để tổ chức thi công và hỗ trợ công tác giải phóng mặt bằng (GPMB); vốn ngân sách nhà nước đã giải ngân 300 tỷ đồng/6.580 tỷ đồng.

Doanh nghiệp dự án đã ký hợp đồng tín dụng với ngân hàng VPBank nhưng chưa thể giải ngân, do Dự án chưa được phê duyệt điều chỉnh Chủ trương đầu tư của dự án khi tăng vốn Ngân sách nhà nước (NSNN) lên 68,76% tổng mức đầu tư (TMĐT) theo Nghị Quyết số 106/2023/QH15 ngày 28/11/2023 của Quốc hội.

“Tập đoàn Đèo Cả kiến nghị Thủ tướng có ý kiến chỉ đạo Văn phòng Chính phủ và Bộ KHĐT phối hợp quyết liệt, có kế hoạch và hướng dẫn cụ thể để dự án hoàn thành thủ tục phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư”, văn bản nêu.

Còn tại Dự án cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng, Tập đoàn Đèo Cả cho rằng Hợp đồng BOT chỉ áp dụng cơ chế chia sẻ doanh thu tăng, không có cơ chế chia sẻ doanh thu giảm. Điều này gây ra tình trạng bất bình đẳng trong quan hệ hợp tác đối tác công tư.

Mặt khác, vốn NSNN tham gia Dự án được đề xuất hơn 50% TMĐT, nhưng UBND tỉnh Lạng Sơn đã phải điều chỉnh giảm để đảm bảo tỷ lệ theo quy định. Trong khi các dự án cao tốc Bắc - Nam (Giai đoạn 1) thực hiện theo hình thức PPP đã được Quốc hội, Thủ tướng chính phủ phê duyệt tỷ lệ vốn NSNN từ 53% đến 64% TMĐT, nhưng việc tìm kiếm Nhà đầu tư và các ngân hàng cấp tín dụng rất khó khăn.

Đồng thời, dự án kết nối cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn bị đình trệ gần 5 năm, vốn NSNN tham gia 0%, quá trình khai thác lưu lượng thấp hơn nhiều so với dự báo ban đầu do các lý do khách quan không phải do Nhà đầu tư gây ra như: bỏ đi 1 trạm thu phí trên QL1, miễn giảm giá vé diện rộng,… dẫn đến doanh thu thực tế chỉ bằng 39% so với phương án tài chính ban đầu.

Phối cảnh Hầm Núi Thần trên cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh.

Phối cảnh Hầm Núi Thần trên cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh.

“Thực trạng này khiến các nhà đầu tư và ngân hàng khó đồng thuận khi tham gia đầu tư vào các dự án PPP gặp khó khăn, mà vướng mắc không xuất phát từ phía nhà đầu tư. Những khó khăn nêu trên khiến nhà đầu tư khó tiếp tục vay vốn để thực hiện các dự án PPP trong thời gian tới, trong đó có dự án Hữu Nghị - Chi Lăng", Tập đoàn Đèo Cả chia sẻ.

Do đó, Tập đoàn Đèo Cả kiến nghị Thủ tướng Chính phủ có ý kiến chỉ đạo Bộ GTVT phối hợp với UBND tỉnh Lạng Sơn đưa ra giải pháp tháo gỡ dứt điểm tồn tại của Dự án cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn theo đề nghị của UBND tỉnh Lạng Sơn tại Văn bản số 402/BC-UBND ngày 13/8/2024.

Đối với Dự án cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng tăng tỷ lệ vốn NSNN lên 70% TMĐT để các ngân hàng có cơ sở thực hiện tài trợ vốn Dự án.

Tập đoàn Đèo Cả cũng kiến nghị cần tăng vốn góp Nhà nước tại các dự án PPP mới, để các ngân hàng có cơ sở thực hiện tài trợ vốn dự án.

Báo cáo về dự án PPP mới cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc, Tập đoàn này cho biết, tỷ lệ vốn NSNN tham gia chỉ ở mức 36% TMĐT, yêu cầu vốn nhà đầu tư phải huy động rất lớn (khoảng 9.877 tỷ đồng). Đồng thời, dự án không được áp dụng cơ chế chia sẻ giảm doanh thu dẫn đến dự án chưa phê duyệt được Báo cáo nghiên cứu khả thi.

Theo Tập đoàn Đèo Cả, trường hợp áp dụng phương án vay vốn tín dụng của Nhà nước để bù đắp sẽ gặp vướng mắc do Nghị định 78/2023/NĐ-CP ngày 07/11/2023 của Chính phủ (yêu cầu tỷ lệ vốn chủ sở hữu khác với Luật PPP).

“Tại thông báo kết luận số 423/TB-VPCP ngày 17/09/2024, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã có chỉ đạo hướng sửa đổi Nghị định số 78/2023/NĐ-CP ngày 07/11/2023. Tuy nhiên, việc sửa đổi Nghị định có thể kéo dài thời gian từ 6 tháng đến 1 năm.

Để sớm triển khai được dự án, Nhà đầu tư đề xuất dự án thống nhất với UBND tỉnh Lâm đồng không điều chỉnh Chủ trương đầu tư, chủ động cân đối phương án tài chính, các bên liên quan cần xác định vừa làm vừa tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc đồng thời tiếp tục điều chỉnh tăng phần vốn NSNN tham gia đảm bảo 50% như quy định của Luật PPP để phù hợp với ý kiến thẩm định của Ngân hàng Nhà nước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các tổ chức tín dụng quan tâm đến dự án”, Tập đoàn Đèo Cả kiến nghị.

Tạo cơ chế cho doanh nghiệp Việt tham gia dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Ngoài việc kiến nghị tháo gỡ những vướng mắc tại những dự án cao tốc đầu tư theo phương thức PPP, Tập đoàn Đèo Cả cũng nêu một số đề xuất nhằm giúp các doanh nghiệp trong nước sớm làm chủ trong việc đầu tư, sản xuất, thi công các công trình đòi hỏi công nghệ, kỹ thuật cao (đường sắt tốc độ cao, metro, giao thông thông minh, thành phố thông minh,…).

Sơ đồ Dự án cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc.
Sơ đồ Dự án cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc.

Cụ thể, cơ quan quản lý Nhà nước tăng cường tổ chức các khóa tham quan, học tập, nghiên cứu mô hình của doanh nghiệp và các trường đào tạo nước ngoài đã có kinh nghiệm thực hiện các dự án tương tự.

Ngoài ra, Bộ GTVT cần nâng cao trách nhiệm để chủ động xây dựng và ban hành tiêu chuẩn, định mức chuyên ngành, mô hình BIM để áp dụng cho các công trình ngành giao thông, đặc biệt là công trình đường sắt tốc độ cao, đường sắt đô thị.

Đối với các dự án có quy mô lớn trọng điểm Quốc gia, Tập đoàn Đèo Cả đề xuất nhằm giúp cho các doanh nghiệp trong nước có năng lực quản trị, đã có những sản phẩm cụ thể tổ chức dẫn dắt, kết nối, đào tạo cho các doanh nghiệp khác.

Đối với Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam vừa được Trung ương thông qua chủ trương đầu tư, đây là một dự án có quy mô rất lớn và cần thu hút sự tham gia của nhiều đơn vị có đầy đủ năng lực, kinh nghiệm. Trong thời gian qua, nhiều đơn vị thi công các gói thầu lớn thuộc dự án đường cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2021 - 2025, đang quyết tâm hoàn thành 12 dự án thành phần vào cuối năm 2025. Sau năm 2025, nhân lực, máy móc, thiết bị của các doanh nghiệp sẽ tồn đọng. Do đó, Chính phủ cần có cơ chế nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này được tiếp tục tham gia Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.

Việc tổ chức thực hiện dự án đường sắt tốc độ cao cũng được Tập đoàn Đèo Cả đề xuất tách thành hai hợp phần.

Trong đó, hợp phần 1 bao gồm các hạng mục cầu, đường, hầm cần giao cho doanh nghiệp trong nước thực hiện tương tự các dự án đường bộ cao tốc vừa qua.

Hợp phần 2 gồm: phần đầu máy toa xe, hệ thống thông tin tín hiệu… giao cho doanh nghiệp trong nước liên danh với doanh nghiệp nước ngoài.

Đọc thêm

Ngân hàng số Cake và Thế Giới Di Động ký kết hợp tác cung cấp sản phẩm vay tiêu dùng

Ông Nguyễn Hữu Quang – Tổng Giám đốc ngân hàng số Cake by VPBank (bên phải) và ông Trương Hồng Hoàng – Giám đốc phát triển kinh doanh Ngành hàng dịch vụ của CTCP Thế Giới Di Động ký kết hợp tác.
(PLVN) - Ngày 11/10/2024, Ngân hàng số Cake by VPBank (Cake) và Công ty Cổ phần Thế Giới Di Động ký kết hợp tác cung cấp sản phẩm vay tiêu dùng trực tuyến. Hợp tác này giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận nguồn hỗ trợ tài chính uy tín khi mua sắm tại Thế Giới Di Động và Điện máy Xanh, với quy trình tinh gọn, nhanh chóng nhờ ứng dụng công nghệ tiên tiến.

Masan Consumer tiếp tục là động lực tăng trưởng của Tập đoàn Masan

Masan Consumer tiếp tục là động lực tăng trưởng của Tập đoàn Masan
(PLVN) - Theo phân tích của Công ty Chứng khoán SSI, lợi nhuận sau thuế của Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan (mã cổ phiếu MSN) có thể đạt khoảng 650 tỷ đồng trong quý 3/2024, tăng gần 13 lần so với cùng kỳ năm trước. Masan Consumer là một trong những động lực chính để tập đoàn này tăng trưởng.

TV.PHARM cùng nhiều doanh nghiệp vinh dự diện kiến Thủ tướng Chính phủ

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện doanh nghiệp dịp kỷ niệm Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10). Tổng GĐ Dược phẩm TV.Pharm – ông Hà Ngọc Sơn (bìa phải cạnh Thủ tướng).
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 20 năm Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10), tại trụ sở Chính phủ, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Thường trực Chính phủ đã có cuộc gặp mặt các đại diện doanh nghiệp. Là doanh nghiệp Top đầu ngành Dược Việt Nam đạt Thương hiệu Quốc Gia, Công ty CP Dược phẩm TV.Pharm vinh dự được góp mặt trong chương trình.

Brand Finance: Sacombank vào Top 22 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam

Brand Finance: Sacombank vào Top 22 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam
(PLVN) - Brand Finance - Công ty tư vấn định giá thương hiệu hàng đầu thế giới vừa công bố bảng xếp hạng “Top 100 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam”, theo đó, giá trị thương hiệu của Sacombank tăng 3 bậc và vào Top 22 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam năm 2024.

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC - Điều trị suy giãn tĩnh mạch phức tạp bằng đốt laser

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC - Điều trị suy giãn tĩnh mạch phức tạp bằng đốt laser
(PLVN) -  Điều trị suy giãn tĩnh mạch bằng laser có ưu điểm như nhanh chóng, ít xâm lấn, không gây đau đớn, không để lại sẹo, tỷ lệ thành công cao, đặc biệt người bệnh có thể ra về ngay trong ngày mà không cần lưu viện… Bằng công nghệ hiện đại này, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC điều trị thành công ca suy giãn tĩnh mạch phức tạp.

VPBank Hanoi International Marathon 2024: Đếm ngược trước ‘giờ G’

VPBank Hanoi International Marathon 2024: Đếm ngược trước ‘giờ G’
(PLVN) -  Chỉ chưa đầy 24h nữa giải chạy VPBank Hanoi International Marathon 2024 (VPIM 2024) sẽ chính thức khởi tranh. Ngay từ trưa 11/10, hàng nghìn runner đã đổ bộ về Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục - Phố đi bộ Hoàn Kiếm để nhận BIB, racekit, trải nghiệm gian hàng Expo.

AEON Việt Nam đẩy mạnh đa dạng hóa mô hình bán lẻ, liên tiếp mở trung tâm mới trong năm 2024

AEON Việt Nam đẩy mạnh đa dạng hóa mô hình bán lẻ, liên tiếp mở trung tâm mới trong năm 2024
(PLVN) - Với tổng vốn đầu tư hơn 1,5 tỷ USD, AEON đang không ngừng mở rộng hoạt động kinh doanh, đa dạng hóa mô hình bán lẻ tại Việt Nam. Năm 2024, bên cạnh AEON Huế và AEON Tạ Quang Bửu vừa khai trương, AEON Việt Nam sắp ra mắt thêm Trung tâm Bách hóa tổng hợp và Siêu thị AEON Xuân Thủy (Hà Nội) trong Quý 4.

Gen Z, Alpha lựa chọn tiêu dùng "xanh", thúc đẩy phát triển bền vững

Gen Z, Alpha lựa chọn tiêu dùng "xanh", thúc đẩy phát triển bền vững
(PLVN) -  Chiếm phần lớn trong cơ cấu dân số cùng sự quan tâm đặc biệt đến môi trường, thế hệ người tiêu dùng Gen Z, Gen Alpha (2 nhóm dân số sinh từ năm 1997 về sau) đang thúc đẩy xu hướng tiêu dùng xanh hơn, bền vững hơn. Đây cũng chính là “điểm chạm” mới giữa họ và các thương hiệu.

Chuyển đổi số tại BSR

Chuyển đổi số tại BSR
(PLVN) - Đổi mới tư duy, thay đổi cách làm việc và ứng dụng công nghệ được Công ty cổ phần Lọc hoá dầu Bình Sơn (BSR) tập trung triển khai và phát triển theo xu hướng chuyển đổi số từ nhiều năm qua.

Công nghệ 'Made in MEDLATEC' báo cáo tại hội thảo lớn nhất châu Á về giải phẫu bệnh kỹ thuật số

TS.BS Phạm Hoàng Ngọc Hoa - Giám đốc Trung tâm Giải phẫu bệnh MEDLATEC báo cáo tại hội nghị
(PLVN) - Tại hội thảo lớn nhất châu Á về giải phẫu bệnh kỹ thuật số, diễn ra ở Hàn Quốc đầu tháng 10 vừa qua, báo cáo công nghệ “Made in MEDLATEC” thu hút sự tham luận, đánh giá cao của đông đảo quý bác sĩ đồng nghiệp. Đặc biệt, sự mới mẻ, giàu tính ứng dụng của phần mềm đã mang giải pháp kỹ thuật số toàn diện cho chẩn đoán các bệnh lý giải phẫu bệnh.

Tàu bay Vietjet với hình ảnh đặc biệt mừng quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam – Pháp về tới TP HCM

Tàu bay Vietjet với hình ảnh đặc biệt mừng quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam – Pháp về tới TP HCM
(PLVN) -  Chiều 9/10, sân bay Tân Sơn Nhất, TP HCM chào đón tàu bay mới với hình ảnh biểu tượng kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam – Pháp, hình ảnh ý nghĩa và đầy cảm xúc với người dân hai nước Việt Nam – Pháp. Lễ đón có sự tham dự của Lãnh đạo Tổng lãnh sự Cộng hòa Pháp.

VPBank nhận hạn mức tín dụng 150 triệu USD từ JBIC tài trợ dự án năng lượng sạch

VPBank nhận hạn mức tín dụng 150 triệu USD từ JBIC tài trợ dự án năng lượng sạch
(PLVN) - Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) và Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC) mới đây đã chính thức ký kết hợp đồng tín dụng trị giá lên tới 150 triệu USD nhằm tài trợ cho các dự án năng lượng tái tạo và truyền tải điện tại Việt Nam, góp phần hiện thực hóa mục tiêu quốc gia giảm phát thải ròng bằng 0 tới năm 2050.

Agribank ưu đãi lãi vay đối với khách hàng bị thiệt hại do bão số 3 và lũ lụt sau bão

Agribank ưu đãi lãi vay đối với khách hàng bị thiệt hại do bão số 3 và lũ lụt sau bão
(PLVN) -  Với mong muốn tiếp tục hỗ trợ khách hàng bị thiệt hại do bão số 3 và lũ lụt sau bão tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi để phục hồi, tái thiết hoạt động sản xuất kinh doanh, Agribank dành 5.000 tỷ đồng triển khai chương trình cho vay ưu đãi đối với khách hàng cá nhân bị thiệt hại do bão số 3 và lũ lụt sau bão với lãi suất chỉ từ 3,6%/năm.