Tạo thể chế hiệu lực, hiệu quả, thuận lợi cho việc xây dựng và phát triển Thủ đô

Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Thủ đô.
Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Thủ đô.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Luật Thủ đô là bước thể chế hoá quan trọng các chủ trương, đường lối, chỉ đạo của Đảng về xây dựng và phát triển Thủ đô tại Nghị quyết số 15-NQ/TW của Bộ Chính trị và các chủ trương có liên quan đến phát triển Thủ đô tại Nghị quyết số 06-NQ/TW, Nghị quyết số 30-NQ/TW và các nghị quyết khác của Đảng có liên quan. Luật đã đảm bảo được tính đồng bộ, thống nhất khi được triển khai thực hiện và 2 Quy hoạch Thủ đô sau khi được phê duyệt.

Thể chế hoá nhiều cơ chế, chính sách mới

Luật Thủ đô được nghiên cứu, xây dựng trong quá trình hơn 3 năm (từ tháng 3/2021), trải qua rất nhiều bước, nhiều khâu theo quy trình xây dựng pháp luật, từ giai đoạn tổng kết thi hành Luật Thủ đô năm 2012, lập đề nghị xây dựng Luật Thủ đô và tổ chức soạn thảo, trình dự án Luật với hàng trăm cuộc họp, hội nghị, hội thảo, khảo sát tại các địa phương trong nước và nước ngoài.

Từ kết tổng kết thi hành Luật Thủ đô và nội dung đề xuất chính sách xây dựng Luật Thủ đô, TP Hà Nội đã nghiên cứu, tổng hợp, đề xuất với Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 5/5/2022 về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, tạo cơ sở chính trị quan trọng cho việc xây dựng Luật Thủ đô.

Tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, ngày 28/6/2024, Luật Thủ đô đã được Quốc hội chính thức thông qua.

Luật Thủ đô là bước thể chế hoá quan trọng các chủ trương, đường lối, chỉ đạo của Đảng về xây dựng và phát triển Thủ đô tại Nghị quyết số 15-NQ/TW của Bộ Chính trị và các chủ trương có liên quan đến phát triển Thủ đô tại Nghị quyết số 06-NQ/TW, Nghị quyết số 30-NQ/TW và các nghị quyết khác của Đảng có liên quan.

Luật đã kế thừa, phát triển những quy định của Luật Thủ đô năm 2012; phát triển các cơ chế, chính sách đặc thù đang thực hiện thí điểm tại Thủ đô và các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương đảm bảo phù hợp với đặc điểm, tình hình, mục tiêu, yêu cầu xây dựng Thủ đô trong thời gian tới.

Đồng thời, thể chế hoá nhiều cơ chế, chính sách mới, phân quyền, phân cấp mạnh mẽ cho Thủ đô trên tất cả các lĩnh vực.

Tập trung lại, Luật Thủ đô đã đảm bảo được tính đồng bộ, thống nhất khi được triển khai thực hiện Luật và 2 Quy hoạch Thủ đô sau khi được phê duyệt.

So với Luật Thủ đô năm 2012, Luật Thủ đô năm 2024 đã được bổ sung đồng bộ, toàn diện rất nhiều nội dung mới như tổ chức chính quyền Thủ đô, các quy định về thẩm quyền đầu tư, ưu đãi, thu hút đầu tư, cơ chế đầu tư phát triển đô thị theo định hướng giao thông TOD, về phát triển nông nghiệp, nông thôn; về phát triển y tế; về an sinh xã hội; thử nghiệm các công nghệ mới, mô hình mới.

Đối với những nội dung đã quy định trong Luật Thủ đô năm 2012, Luật cũng được sửa đổi, bổ sung toàn diện như các quy định về tài chính - ngân sách; quy hoạch, xây dựng, chỉnh trang đô thị; khoa học công nghệ, phát triển văn hóa, giáo dục đào tạo, xử lý vi phạm hành chính; nâng cấp một chương riêng về liên kết, phát triển vùng...

Các quy định được xây dựng theo hướng phân quyền mạnh mẽ từ Trung ương về TP (về đầu tư, quy hoạch xây dựng, văn hóa, y tế, giáo dục, khoa học công nghệ...), đổi mới mô hình quản trị, nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền Thủ đô đối với hoạt động quản lý điều hành các mặt của đời sống kinh tế - xã hội của Thủ đô.

Phân quyền mạnh mẽ từ Trung ương về TP

Luật Thủ đô được thông qua gồm 7 chương, 54 điều (tăng 3 chương, 27 điều so với Luật Thủ đô 2012). Trong đó, đáng chú ý, trên cơ sở kế thừa Điều 1 Luật Thủ đô 2012, Luật quy định cụ thể và bổ sung các nội dung về tổ chức chính quyền tại Thủ đô, ngân sách, huy động nguồn lực đầu tư phát triển Thủ đô và liên kết, phát triển bổ sung vùng Thủ đô vào phạm vi điều chỉnh của Luật.

Tại Chương I của Luật Thủ đô đã có sự bổ sung đặc biệt quan trọng về nguyên tắc áp dụng Luật thủ đô, theo đó, Luật quy định việc ưu tiên áp dụng Luật Thủ đô, văn bản quy phạm pháp luật được giao để thi hành Luật Thủ đô trong trường hợp có quy định về cùng một vấn đề với các Luật, văn bản dưới luật khác.

Đồng thời, Luật cũng xác định rõ, trường hợp luật, nghị quyết của Quốc hội ban hành sau ngày Luật Thủ đô có hiệu lực thi hành có quy định khác với quy định của Luật Thủ đô về cùng một vấn đề mà cần áp dụng thì phải quy định cụ thể ngay về việc áp dụng pháp luật trong luật, nghị quyết đó; trường hợp chưa có quy định cụ thể về việc áp dụng pháp luật và việc áp dụng quy định đó cần thiết cho việc xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định việc áp dụng theo đề nghị của Chính phủ và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

Quy định này sẽ giúp cho Luật Thủ đô có giá trị thi hành, hiệu lực, hiệu quả ổn định, không bị tình trạng vô hiệu hoá bởi các luật, nghị quyết ban hành sau như đã xảy ra đối với Luật Thủ đô năm 2012; nhưng cũng mở ra việc được áp dụng các quy định của các văn bản quy phạm pháp luật khác nếu cần thiết, hiệu quả cho việc xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô.

Luật Thủ đô cũng có một chương hoàn toàn mới, bổ sung các quy định đặc thù về tổ chức chính quyền ở Thủ đô. (Chương II. Tổ chức chính quyền đô thị, gồm 9 điều từ Điều 8 đến Điều 16).

Theo đó, Luật ghi nhận việc không tổ chức HĐND ở phường, cho phép tăng số đại biểu HĐND TP lên không quá 125 người, tăng số lượng Phó Chủ tịch HĐND, số lượng đại biểu HĐND chuyên trách, tăng số lượng các Ban của HĐND ở cả cấp TP và quận, thị xã, TP thuộc Thủ đô.

TP được giao quyền chủ động trong việc tổ chức các Ban của HĐND, được chủ động trong tổ chức, sắp xếp các cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác của cấp TP và cấp huyện.

TP cũng được chủ động xác định số lượng biên chế cán bộ, công chức, số lượng viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước do TP quản lý căn cứ vào danh mục vị trí việc làm, quy mô dân số, thực trạng khối lượng công việc, đặc điểm an ninh, chính trị, an toàn xã hội trên địa bàn và khả năng cân đối ngân sách của TP, bảo đảm tỷ lệ giữa tổng số biên chế so với tổng số dân không vượt mức tỷ lệ trung bình của cả nước trình cấp có thẩm quyền quyết định.

Về tuyển dụng, sử dụng công chức, Luật đã quy định thống nhất chế độ công chức, không phân biệt công chức cấp xã với các cấp khác. Cho phép được ký hợp đồng làm việc như công chức ở các cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính cấp TP và cấp huyện.

Cho phép TP được chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức ở đơn vị nhà nước bảo đảm 100% chỉ thường xuyên căn cứ trên cơ sở đánh giá chất lượng, hiệu quả công việc, với tổng mức chỉ không vượt quá 0,8 lần tổng quỹ lương.

Đặc biệt, Luật cũng đã có quy định tháo gỡ cơ bản vướng mắc về phân cấp, uỷ quyền trong nội bộ TP, cho phép UBND phân cấp cho đơn vị sự nghiệp trực thuộc, Chủ tịch UBND được uỷ quyền cho Thủ trưởng cơ quan hành chính khác và Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công lập; cho phép cơ quan chuyên môn cấp trên được uỷ quyền cho UBND hoặc cơ quan chuyên môn cấp dưới giải quyết thủ tục hành chính; cho phép UBND, Chủ tịch UBND cấp xã được uỷ quyền cho công chức giải quyết thủ tục hành chính.

Đọc thêm

An Giang đã đặt ưu tiên hàng đầu vào nhiệm vụ xây dựng con người toàn diện

An Giang đã đặt ưu tiên hàng đầu vào nhiệm vụ xây dựng con người toàn diện
(PLVN) - Ngày 18/9, Ban Thường vụ Tỉnh ủy An Giang tổ chức Hội nghị trực tiếp kết hợp trực tuyến nhằm tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 33-NQ/TW (ngày 9/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI) và Chương trình hành động 33-CTr/TU (ngày 21/5/2015 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh An Giang) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

Bình Định thực hiện mô hình chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ và chế biến sản phẩm nông nghiệp

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Trong tháng 9/2024, Bình Định sẽ tổ chức Hội nghị triển khai giải pháp ổn định sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Mỗi địa phương trên địa bàn tỉnh cũng sẽ có ít nhất 01 sản phẩm chủ lực để thực hiện mô hình chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ và chế biến sản phẩm nông nghiệp.

Bão số 4 tiến gần, các địa phương gấp rút triển khai phương án ứng phó

Bão số 4 tiến gần, các địa phương gấp rút triển khai phương án ứng phó
(PLVN) -  Áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4, dự kiến sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh miền Trung. Trước tình hình này, các địa phương như Hải Phòng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Bình và Bình Định đã nhanh chóng triển khai phương án ứng phó, đồng thời siết chặt việc quản lý và cấm tàu thuyền ra khơi.

Việt Nam - Campuchia: Tiếp tục phối hợp tìm kiếm hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện Việt Nam

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Lưu Trung - Trưởng Ban Chuyên trách thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ tỉnh Kiên Giang ký kết với ban Chuyên trách tỉnh Pearh Sihanouk, Campuchia.
(PLVN) - Đoàn cán bộ Ban Chuyên trách tỉnh Kiên Giang do ông Nguyễn Lưu Trung - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chuyên trách tỉnh Kiên Giang làm trưởng đoàn vừa tổ chức ký kết hợp tác với Ban Chuyên trách các tỉnh Koh Kong, PreahSihanouk, Kam Pốt, Kép thuộc Vương quốc Campuchia để  tìm kiếm, quy tập, hồi hương hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh trong các thời kỳ chiến tranh tại Campuchia, giai đoạn XXIV (mùa khô 2024 – 2025).

Hà Nội: Dự kiến ra mắt Trung tâm Phục vụ hành chính công vào đầu tháng 10

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - TP Hà Nội là địa phương đầu tiên hoàn thành Đề án thí điểm và thành lập Trung tâm phục vụ hành chính công theo chỉ đạo của Thủ tướng. Dự kiến, Trung tâm Phục vụ hành chính công TP Hà Nội sẽ ra mắt vào đầu tháng 10 tới, với mục tiêu tiếp nhận thủ tục hành chính không phụ thuộc vào địa giới hành chính; giảm đầu mối bộ phận “một cửa”.

Tin vui nhân sự tại Vĩnh Phúc

Tin vui nhân sự tại Vĩnh Phúc
(PLVN) -  Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có 3 đơn vị có tin vui về nhân sự: Ông Đặng Công Hòa vừa được bầu giữ chức Chủ tịch UBND huyện Tam Dương; ông Đàm Hữu Khanh được bầu giữ chức Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Tường, nhiệm kỳ 2021 – 2026; Ông Nguyễn Thái Sơn – Chủ tịch HĐND huyện Tam Đảo (Vĩnh Phúc) vừa được bầu giữ chức Chủ tịch UBND huyện Tam Đảo, nhiệm kỳ 2021 – 2026.