Tạo khung khổ pháp lý hoàn thiện để ngăn chặn tội phạm mua bán người

Việt Nam luôn tích cực thực hiện các biện pháp truyền thông, nâng cao nhận thức cộng đồng về phòng, chống mua bán người. (Ảnh: Hội LHPNVN).
Việt Nam luôn tích cực thực hiện các biện pháp truyền thông, nâng cao nhận thức cộng đồng về phòng, chống mua bán người. (Ảnh: Hội LHPNVN).
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Thời gian qua, Việt Nam đã có những bước tiến quan trọng trong việc thiết lập một khung khổ pháp lý chuyên biệt nhằm phòng, chống tội phạm mua bán người. Các công cụ pháp lý này không chỉ xác định rõ các biện pháp phòng, chống tội phạm mua bán người mà còn quy định về việc bảo vệ và hỗ trợ các nạn nhân, từ việc giáo dục cộng đồng đến việc cung cấp dịch vụ pháp lý và tâm lý xã hội.

Công tác phòng, chống mua bán người cũng như hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được Việt Nam và các nước trên thế giới quan tâm, đẩy mạnh triển khai trong thời gian qua. Cùng với các nước trên thế giới và khu vực, Việt Nam là một trong những nước sớm ký kết, tham gia các công ước, nghị định thư của Liên hợp quốc; thỏa thuận, tuyên bố, bản ghi nhớ của ASEAN, các nước trong khu vực; hiệp định, thỏa thuận hợp tác với các nước có liên quan về phòng, chống mua bán người.

Với việc tham gia vào các điều ước này, Việt Nam không chỉ nâng cao nhận thức và hợp tác quốc tế mà còn mạnh mẽ thực thi pháp luật quốc gia, điều chỉnh pháp luật quốc gia để phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế. Nổi bật là, năm 2011, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật Phòng, chống mua bán người. Cùng năm, Chủ tịch nước đã ký Quyết định số 2549/2011/QĐ-CTN về việc phê chuẩn Công ước chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia; Quyết định số 2550/2011/QĐ-CTN về việc gia nhập Nghị định thư về phòng ngừa, trừng trị, trấn áp tội buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em...

Ngoài ra, Việt Nam đã có nhiều thay đổi quan trọng trong khung pháp lý của mình; tăng cường hợp tác song phương và đa phương trong phòng, chống tội phạm mua bán người. Các bước tiến này không chỉ thể hiện cam kết của nước ta trong việc thực thi các điều ước quốc tế mà còn phản ánh nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của việc xây dựng một hệ thống pháp luật mạnh mẽ để bảo vệ những người dễ bị tổn thương nhất. Trong đó, Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) đã tăng cường quy định về tội mua bán người theo hướng phù hợp hơn với các điều ước quốc tế đã tham gia. Đây là những bước tiến quan trọng của Việt Nam trong việc thiết lập một khung pháp lý chuyên biệt nhằm phòng, chống tội phạm mua bán người. Các công cụ pháp lý này không chỉ xác định rõ các biện pháp phòng, chống tội phạm mua bán người mà còn quy định về việc bảo vệ và hỗ trợ các nạn nhân mua bán người, từ việc giáo dục cộng đồng đến việc cung cấp dịch vụ pháp lý và tâm lý xã hội.

Với những nỗ lực nêu trên, Việt Nam đã đạt được những kết quả tích cực trong công tác phòng, chống tội phạm mua bán người. Theo số liệu của Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm của Chính phủ (Ban Chỉ đạo 138/CP), trong 10 năm (từ năm 2014 đến năm 2023), Việt Nam đã phát hiện, điều tra khoảng trên 2.400 vụ mua bán người với 3.800 đối tượng, 5.700 nạn nhân. Trong 10 năm qua, tình hình tội phạm mua bán người có xu hướng giảm đáng kể về số lượng vụ mua bán người, số đối tượng và số nạn nhân qua các năm, đặc biệt từ năm 2018 trở đi...

Theo Thượng tá Đinh Văn Trình, Phó Trưởng phòng 5, Cục Cảnh sát Hình sự (Bộ Công an), dự báo từ nay đến hết năm 2024, tình hình tội phạm hình sự nói chung, tội phạm mua bán người nói riêng tiếp tục tiềm ẩn diễn biến phức tạp; phương thức phạm tội đan xen giữa truyền thống và lợi dụng không gian mạng để phạm tội. Do đó, Thượng tá Đinh Văn Trình nhấn mạnh yêu cầu khẩn trương xây dựng dự án Luật Phòng, chống tội phạm mua bán người (sửa đổi) theo đúng tiến độ đề ra nhằm tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý cho tổ chức, hoạt động, quản lý nhà nước về phòng, chống tội phạm mua bán người, bảo đảm đáp ứng tốt hơn nữa yêu cầu của công tác phòng, chống tội phạm mua bán người, tương thích với các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia.

Tin cùng chuyên mục

Sau 3 năm thực hiện, dự án tái thiết các tuyến đường lên 4 xã vùng cao của huyện Phước Sơn vẫn còn ngổn ngang. (Ảnh trong bài: Công Huy)

Dự án tái thiết đường vào vùng sạt lở Phước Sơn (Quảng Nam): Sau 3 năm triển khai thi công vẫn ngổn ngang dang dở

(PLVN) - Bốn năm trước, cuối tháng 10/2020, ảnh hưởng của cơn bão số 9 đã gây ra vụ sạt lở núi kinh hoàng ở huyện vùng cao Phước Sơn (Quảng Nam). Lũ quét và hàng nghìn m3 đất đá vùi lấp nhiều tài sản người dân; phá hủy một số tuyến đường huyết mạch tới các xã vùng cao như Phước Kim, Phước Công, Phước Thành, Phước Lộc…

Đọc thêm

Yêu cầu xử lý nghiêm cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang vi phạm quy định về nồng độ cồn

Yêu cầu xử lý nghiêm cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang vi phạm quy định về nồng độ cồn
Ngày 17/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành Chỉ thị số 35/CT-TTg về xử lý cán bộ, công chức, viên chức và chiến sỹ trong lực lượng vũ trang vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn; không hợp tác với lực lượng chức năng trong xử lý vi phạm.

Phóng sinh động vật hoang dã – thiện hay ác?

Tình trạng người dân mua bán rùa và các loài động vật hoang dã khác để phóng sinh vào khu vực ao, hồ, hay sông tại các đền, chùa vẫn diễn ra phổ biến. Ảnh ENV
(PLVN) - Là chủ đề của phim ngắn truyền thông thứ 58 vừa được Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên Việt Nam (ENV) ra mắt. Phim đề cập đến một vấn đề thu hút nhiều sự quan tâm hiện nay là thực trạng mua rùa (phần lớn có nguồn gốc từ tự nhiên) để phóng sinh.

Gia đình - điểm tựa vững vàng của người lính

Gia đình - điểm tựa vững vàng của người lính
(PLVN) - Mười năm ở đảo, thời gian gần vợ con tính bằng ngày. Hàng trăm bức thư chúng tôi viết cho nhau xếp đầy góc ba lô. Những bức thư của em luôn tràn đầy yêu thương và lạc quan. Em luôn động viên tôi phải cố gắng phấn đấu công tác cho bằng anh em đồng đội, còn những khó khăn vất vả ở nhà thì không hề nhắc đến…

Thi 'Chung tay vì an toàn giao thông' năm 2024, nhận giải hằng tuần

Thi 'Chung tay vì an toàn giao thông' năm 2024, nhận giải hằng tuần
(PLVN) - Cuộc thi dự kiến diễn ra trong thời gian 8 tuần, đến ngày 11/11/2024. Thời gian thi từ 10h thứ Hai hằng tuần, kết thúc vào 9h ngày thứ Hai của tuần tiếp theo, trên hệ thống Cuộc thi (atgt.dangcongsan.vn). Mỗi tuần thi có 6 giải thưởng, cao nhất là 2 triệu đồng/ giải.

Cháy thư viện 1 trường tiểu học trong đêm

Hiện trường vụ cháy
(PLVN) - Vụ cháy phòng thiết bị, thư viện của một trường tiểu học ở Cà Mau trong đêm 16/9 gây hư hỏng gần như hoàn toàn phần mái, thiết bị học tập, sách vở, học liệu bên trong.

Bắc Ninh: 'Quả ngọt' từ chính sách về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo - Bài 1: Khơi dậy khát vọng đổi mới và phát triển giáo dục toàn tỉnh

Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh Nguyễn Anh Tuấn khen thưởng và chúc mừng cán bộ quản lý, giáo viên có thành tích xuất sắc trong công tác năm học 2023-2024. (Ảnh: Huyền Trang).
(PLVN) - Nghị quyết 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã mở ra hướng đi mới cho sự phát triển giáo dục của Việt Nam. Tại Bắc Ninh, việc thực hiện Nghị quyết này đã mang lại những thành tựu quan trọng, khẳng định vị trí tiên phong trong công cuộc đổi mới giáo dục của cả nước.