Tạo điều kiện thuận lợi cho việc thành lập và phát triển các trường đại học số

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm và làm việc với trường Đại học FPT.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm và làm việc với trường Đại học FPT.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chỉ đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thành lập và phát triển các trường đại học số phù hợp với xu thế của thế giới và yêu cầu trong nước.

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản 164/TB-VPCP thông báo kết luận của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại buổi thăm Trường Đại học FPT tại Hòa Lạc.

Văn bản nêu rõ, Tập đoàn FPT là một doanh nghiệp tiên phong hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ thông tin và chuyển đổi số của nước ta. Đến nay, mặc dù đã có rất nhiều thăng trầm trong lịch sử phát triển, tập đoàn hiện đã đạt được những kết quả rất ấn tượng và đáng được ghi nhận và biểu dương.

Công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là nhân lực công nghệ thông tin đã được Tập đoàn sớm xác định là một ưu tiên đầu tư hàng đầu.

Trường Đại học FPT đã được thành lập từ năm 2006 theo mô hình của một trường đại học thế hệ mới, liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp, gắn đào tạo với thực tiễn, với nghiên cứu - triển khai - ứng dụng với nhiều chuyên ngành đào tạo, trong đó trọng tâm là công nghệ thông tin. Thực tế đến nay đã chứng minh được tầm nhìn chiến lược và quyết định đúng đắn của Tập đoàn.

Về các đề xuất, kiến nghị của Tập đoàn FPT liên quan đến chiến lược phát triển nguồn nhân lực, kết nối để khai thác hiệu quả các nguồn lực về công nghệ và đổi mới sáng tạo trên cả nước, Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo tăng cường quản lý nhà nước, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nói chung, thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu; phấn đấu cùng cả nước thực hiện 2 mục tiêu trăm năm đã đề ra. Nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thành lập và phát triển các trường đại học số phù hợp với xu thế của thế giới và yêu cầu trong nước.

Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước để thúc đẩy tiến độ chuyển đổi số của cả nước; đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học, góp phần tăng năng suất lao động tổng hợp.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội triển khai quyết liệt, hiệu quả chiến lược đào tạo nghề để đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong tình hình mới, nhất là dưới sự tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Bộ Nội vụ phối hợp với các bộ có liên quan quy hoạch việc đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao cả trong lĩnh vực quản lý. Hoàn thiện thể chế, xây dựng cơ chế, chính sách, tổ chức thực hiện có bài bản, lớp lang, phù hợp với điều kiện phát triển của đất nước và tình hình phát triển của thị trường quốc tế.

Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội tạo điều kiện giải quyết các thủ tục về đất đai, thủ tục hành chính cho các cơ quan, đơn vị triển khai dự án, trụ sở tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Xác minh thông tin vụ học sinh bị bạo lực tại Trường THCS Cao Mại

Ảnh cắt từ clip được ghi lại
(PLVN) - Một đoạn clip ghi lại cảnh bạo lực học đường xảy ra tại Trường THCS Cao Mại (thị trấn Lâm Thao, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ) đang gây nhiều bức xúc trong dư luận. Nạn nhân là một học sinh lớp 6, bị bạn học hành hung và ép buộc thực hiện hành vi phản cảm ngay trong nhà vệ sinh của trường.

Học 2 buổi/ngày: Cần thiết nhưng phải được triển khai bài bản

PGS.TS Trần Thành Nam, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Giáo dục (ĐHQGHN). (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Trước chủ trương dự kiến hướng tới các trường THCS, THPT tổ chức dạy học ngày 2 buổi của Bộ GD&ĐT đang thu hút nhiều ý kiến dư luận, PGS.TS Trần Thành Nam, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục (ĐHQG Hà Nội) đã có những trao đổi với phóng viên Pháp luật Việt Nam xung quanh vấn đề này.

Tiên phong ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong Giáo dục: Bước đi chiến lược của Trường Đại học Thành Đô

Tiên phong ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong Giáo dục: Bước đi chiến lược của Trường Đại học Thành Đô
(PLVN) - Trước làn sóng bùng nổ của khoa học – công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo (AI), giáo dục đại học toàn cầu đang đứng trước yêu cầu cấp bách phải chuyển mình. AI không còn là xu hướng tương lai mà đã trở thành yếu tố cốt lõi, định hình lại phương pháp dạy và học trong kỷ nguyên số.

Cách cải thiện giấc ngủ cho sĩ tử trong mùa thi

Ảnh minh họa

(PLVN) - Mùa thi là thời điểm các sĩ tử phải đối mặt với nhiều áp lực trong học tập và thi cử, do đó chất lượng giấc sẽ bị suy giảm. Chuyên gia y tế đã gợi ý các biện pháp giúp các sĩ tử sẽ có một giấc ngủ ngon, từ đó giúp đảm bảo sức khỏe và thi cử tốt.

Hướng dẫn cách đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2025

Ảnh minh họa
(PLVN) - Để tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025, các thí sinh lớp 12 năm học 2024-2025 đăng ký trực tuyến bằng tài khoản và mật khẩu do nhà trường cấp; Thí sinh tự do đăng ký trực tuyến bằng tài khoản VNeID qua Cổng dịch vụ công quốc gia.

Nữ giới trong STEM - làm gì để không tụt hậu?

Dự án STEMherVN là một điểm sáng trong nỗ lực thu hẹp khoảng cách giới trong lĩnh vực STEM tại Việt Nam. (Ảnh: MSD)
(PLVN) - Trong thế giới hiện đại, nơi công nghệ, dữ liệu và sáng tạo ngày càng chi phối mọi mặt đời sống, lĩnh vực STEM (Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học) được xem là nền tảng cho sự phát triển bền vững và đổi mới của bất kỳ quốc gia nào. Tuy nhiên, một trong những thực tế đáng lo ngại hiện nay là tỷ lệ tham gia của nữ giới trong lĩnh vực này vẫn còn khiêm tốn, đặt ra câu hỏi lớn: Làm gì để nữ giới không bị bỏ lại phía sau trong cuộc cách mạng số đang diễn ra trên toàn cầu và ở Việt Nam?

Thu hút sinh viên giỏi theo nghiệp thầy cô

Giáo sinh trong tiết dạy đầu tiên. (Ảnh trong bài: Trường ĐHSP Huế)
(PLVN) - Nghị định số 60 được ban hành nhằm khắc phục các hạn chế, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Nghị định số 116, đồng thời tiếp tục kế thừa các kết quả đã đạt được trong thực hiện chính sách hỗ trợ, thu hút sinh viên giỏi, tâm huyết vào học và làm việc, cống hiến cho ngành Giáo dục.