Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia thị trường Việt Nam

Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia thị trường Việt Nam
(PLVN) - Chiều 19/2, Thứ trưởng Bộ Tư pháp  Phan Chí Hiếu đã chủ trì cuộc họp thẩm định Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp.

Trong thời gian qua, Quốc hội đã ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung nhiều đạo luật quan trọng nhằm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013, trong đó có Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp. Các đạo luật này đã góp phần xóa bỏ rào cản về đầu tư, kinh doanh không phù hợp với kinh tế thị trường và cam kết hội nhập của Việt Nam, tạo cơ sở pháp lý cho việc cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh theo hướng ngày càng thuận lợi, minh bạch và bình đẳng giữa các nhà đầu tư.

Đặc biệt, Luật Doanh nghiệp đã bãi bỏ một số yêu cầu, điều kiện tại thời điểm thành lập doanh nghiệp để từng bước chuyển đổi phương thức quản lý từ tiền kiểm sang hậu kiểm; đơn giản hóa thủ tục và rút ngắn thời gian thành lập doanh nghiệp, cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài; bãi bỏ thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư trong nước; tạo điều kiện cho doanh nghiệp chủ động trong quá trình hoạt động kinh doanh và tổ chức quản lý doanh nghiệp. 

Bên cạnh kết quả đạt được, thực tiễn hơn 2 năm thi hành Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp đã đặt ra yêu cầu phải tiếp tục hoàn thiện hơn nữa một số quy định của các Luật này. Khẳng định đây là 2 đạo luật có tác động lớn, dẫn dắt quá trình thay đổi và khởi động quá trình kinh doanh, các đại biểu tham dự cuộc họp đã bày tỏ quan điểm cần tạo điều kiện nhiều hơn nữa cho các doanh nghiệp trong quá trình gia nhập thị trường Việt Nam, đồng thời thảo luận sửa đổi, bổ sung một số điều liên quan đến cơ chế ký quỹ; thủ tục đăng ký doanh nghiệp; chính sách bảo lãnh cân đối ngoại tệ; đề nghị dự thảo Luật nâng mức độ minh bạch đối với các doanh nghiệp nhà nước trong vấn đề công bố thông tin; đưa ra tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn, trình độ quản trị đối với các thành viên hội đồng quản trị độc lập… 

Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài Nguyễn Văn Toàn cho rằng, dự thảo Luật nên tập trung xây dựng các quy định trong Luật để thúc đẩy quá trình chuyển đổi tốt hơn cũng như nên có một chính sách khuyến khích mạnh mẽ để giúp đỡ các tập đoàn kinh tế Việt Nam vươn ra thế giới. Đối với việc đầu tư nước ngoài về Việt Nam thì phải có giải pháp để thu hút đầu tư nước ngoài có chọn lọc, đặt vấn đề hiệu quả lên cao nhất như chất lượng nguồn nhân lực, tiếp thu và phát triển công nghệ… 

Nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế (Bộ Tư pháp) Dương Đăng Huệ đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo xem xét sự thống nhất giữa tên gọi và phạm vi điều chỉnh. Ngoài ra, ông Huệ nêu ý kiến phải có biện pháp để nắm rõ được đầu tư; phải tạo điều kiện và khuyến khích để doanh nghiệp đăng ký kinh doanh.  

Phó Cục trưởng Cục Tài chính Doanh nghiệp (Bộ Tài chính) Trần Văn Hiền cho rằng, cơ quan chủ trì soạn thảo nên cân nhắc xem Nhà nước có nên cử kiểm soát viên vào các tập đoàn lớn hay không. Về việc đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngoài, ông Hiền đề  nghị cần phải thẩm định năng lực tài chính của các doanh nghiệp đó. 

Kết luận cuộc họp, Thứ trưởng Phan Chí Hiếu đánh giá cao sự chuẩn bị của cơ quan chủ trì soạn thảo, đồng thời đề nghị phải rà soát, xem xét kỹ càng các quy định trong dự thảo Luật để tránh mâu thuẫn với các Luật liên quan, đặc biệt là Luật Đầu tư công, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Đất đai… Bên cạnh đó, Thứ trưởng Hiếu cũng yêu cầu cơ quan soạn thảo xem xét, cân nhắc lại các thay đổi về biện pháp ưu đãi đầu tư, giảm tải sự bất bình đẳng giữa các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. 

Bàn về quy định đấu giá quyền sử dụng đất, đấu giá đất, phải căn cứ đúng vào bản chất của đấu giá và đấu thầu để thực hiện, Thứ trưởng lưu ý Ban soạn thảo phải thể hiện rõ nội dung, hoàn thiện câu chữ về việc phải đấu giá, trường hợp không đấu giá được thì mới cân nhắc đến việc đấu thầu. Về thẩm quyền chấp nhận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ, dự thảo Luật cân nhắc việc bãi bỏ quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Nếu cần thiết, Thủ tướng có thể ủy quyền hoặc phân quyền cho phù hợp. 

Trong một số ngành nghề kinh doanh đặc thù như chứng khoán, bảo hiểm, dự thảo Luật cũng cần phải cân nhắc việc thay đổi cơ chế, đồng thời đánh giá chi phí tuân thủ, đánh giá tác động đến thực tiễn khi Nhà nước kinh doanh các ngành nghề, lĩnh vực đặc thù này. 

Đọc thêm

Hội Cựu chiến binh Bộ Tư pháp tri ân các "địa chỉ đỏ", thăm lại chiến trường xưa dọc Miền Trung - Tây Nguyên

Đoàn CCB Bộ Tư pháp thực hiện nghi lễ dâng hương hoa, tưởng niệm tại Nghĩa trang Liệt sỹ Quốc gia Trường Sơn. Ảnh: Nguyên Phong
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), Hội Cựu chiến binh (CCB) Bộ Tư pháp đã bắt đầu chuyến hành trình tri ân thăm chiến trường xưa dọc dải đất miền Trung – Tây Nguyên với các “địa chỉ đỏ” đầu tiên là mảnh “đất lửa” Quảng Trị, Huế anh hùng.

Những cống hiến thầm lặng của một nữ Phó Chi cục trưởng Thi hành án dân sự

Chấp hành viên Nguyễn Thị Hương – Phó Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự Thị xã Bình Long
(PLVN) -Trong lĩnh vực thi hành án dân sự, công việc của chấp hành viên vốn đã đầy thử thách, nhưng với những người phụ nữ đảm nhận vai trò này, khó khăn lại nhân lên gấp bội. Nhưng vượt lên tất cả, họ vẫn luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Chị Nguyễn Thị Hương, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự thị xã Bình Long (Bình Phước) là trường hợp như vậy.

Sở Tư pháp Điện Biên quyết tâm xây dựng Đảng bộ trong sạch vững mạnh

Tập thể công chức, viên chức và người lao động Sở Tư pháp Điện Biên quyết tâm xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh.
(PLVN) - Những năm qua, Sở Tư pháp tỉnh Điện Biên luôn chú trọng công tác xây dựng Đảng, không ngừng sáng tạo, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động ; thực hiện các giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng và đảng viên. Qua đó, góp phần t hực hiện hiệu quả nhiệm vụ chính trị được giao, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh tiếp và làm việc với Giám đốc Sở Tư pháp khu tự trị dân tộc Choang, tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc)

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh tiếp và làm việc với Giám đốc Sở Tư pháp khu tự trị dân tộc Choang, tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc)
(PLVN) - Chiều 21/4, tại Trụ sở Bộ Tư pháp, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh đã có buổi tiếp và làm việc với ông Lý Đạo Quân, Giám đốc Sở Tư pháp khu tự trị dân tộc Choang, tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) và đoàn công tác Sở Tư pháp tỉnh Quảng Tây.

Cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá trong xây dựng pháp luật phải có luận cứ chặt chẽ, cụ thể

Toàn cảnh buổi làm việc.
(PLVN) - Ngày 21/4, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh đã chủ trì buổi làm việc với đơn vị về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá trong công tác xây dựng pháp luật. Ông Ngô Trung Thành, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội và Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tú cùng tham dự buổi làm việc.

Quy định chủ thể ban hành văn bản trong Trung tâm tài chính quốc tế: Cần phản ứng linh hoạt, kịp thời khi thị trường tài chính thế giới thay đổi

Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Dân nguyện và Giám sát của QH Lê Thị Nga.
(PLVN) - Tại Phiên họp thứ 44, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của QH về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam vừa qua, nhiều đại biểu bày tỏ sự quan tâm đến vấn đề áp dụng pháp luật tại TTTCQT.

Sửa đổi Luật Quốc tịch: Đồng hành, lắng nghe và gắn kết kiều bào với khát vọng vươn mình

Quang cảnh Tọa đàm về chính sách pháp luật với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài tại Hà Nội, ngày 13/1/2023.(Ảnh minh họa)
(PLVN) -  Kiều bào ta dù ở đâu cũng đều hướng về quê hương - đất nước. Trong mọi chặng đường lịch sử, kiều bào ở khắp mọi nơi luôn đồng hành cùng đất nước, dân tộc. Việc sửa đổi Luật Quốc tịch lần này là bước đi quan trọng để “cởi trói” về mặt pháp lý, để người Việt Nam dù đang ở trong nước hay đang an cư, lạc nghiệp ở nước ngoài đều có thể chung tay góp sức, đồng tâm, hiệp lực đưa quê hương - đất nước mình bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Việt Nam có lợi thế của "người đi sau" khi xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế

Chuyên gia kinh tế, TS Nguyễn Minh Phong.
(PLVN) - Nhiều ý kiến lo ngại về sự thành công của Trung tâm tài chính quốc tế (TTTC) tại Việt Nam trong bối cảnh nhiều trung tâm tương tự ở thế giới và khu vực chưa thành công sau nhiều năm phát triển. Báo PLVN đã có cuộc phỏng vấn chuyên gia kinh tế - TS Nguyễn Minh Phong để làm rõ hơn những lợi thế cạnh tranh cũng như khả năng thành công của TTTC tại Việt Nam.