Tạo dấu ấn mới lạ cho Festival Nghề truyền thống Huế 2023

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình kiểm tra công tác chuẩn bị Festival nghề truyền thống.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình kiểm tra công tác chuẩn bị Festival nghề truyền thống.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Đó là chỉ đạo của UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Thanh Bình tại buổi đi kiểm tra công tác chuẩn bị tổ chức Festival Nghề truyền thống (NTT) Huế 2023.

Kiểm tra công tác chuẩn bị cơ sở vật chất, các điều kiện phục vụ, vị trí tổ chức các sự kiện, hoạt động tại sân khấu bia Quốc Học, không gian đường đi bộ Nguyễn Đình Chiểu, công viên Tứ Tượng và công viên Thương Bạc (Thành phố Huế), Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình đánh giá cao sự tích cực, chủ động của thành phố Huế và các đơn vị trong việc phối hợp, triển khai các phần công việc phục vụ Festival nghề truyền thống Huế 2023.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình đề nghị các đơn vị cần tập trung rà soát một cách tổng thể, phối hợp chặt chẽ, khẩn trương thực hiện tốt các khâu còn lại. Qua đó, cần bố trí các không gian trưng bày có sự đồng bộ, tạo tính tương tác, hài hòa, mang dấu ấn mới lạ.

Đồng thời, các đơn vị cần đảm bảo an toàn, chu đáo, có sự vận hành, kết nối hệ thống trong các khâu tổ chức, để tạo nên một không gian đặc sắc, ấn tượng và hấp dẫn trong Festival nghề truyền thống Huế 2023. Đảm bảo các điều kiện tốt nhất để lễ hội thực sự diễn ra an toàn, lành mạnh, phát huy được bản sắc văn hoá Huế và để lại hình ảnh ấn tượng, tốt đẹp trong lòng người dân và du khách.

Festival Nghề truyền thống Huế lần thứ 9 – 2023 với chủ đề “Tinh hoa Nghề Việt” diễn ra từ ngày 28/4 – 05/5/2023. Festival NTT Huế 2023, là lễ hội mang tầm quốc gia và có yếu tố quốc tế nhằm khẳng định và nâng cao vị thế của Huế: "Cố đô xanh - di sản thế giới - Thành phố an toàn và thân thiện", tôn vinh và lan tỏa giá trị di sản văn hóa dân tộc; nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất kinh doanh, đổi mới sáng tạo các sản phẩm nghề thủ công truyền thống dựa trên nền tảng văn hóa Huế, văn hóa dân tộc.

Festival NTT Huế 2023 gồm 21 nhóm nghề, gồm dệt; nghề mộc mỹ nghệ, điêu khắc, chạm khảm, sơn mài, sơn son thếp vàng; kim hoàn; mây tre đan, tre mỹ nghệ; nón lá; hương trầm; bánh tét bánh chưng; mè xửng… với sự tham gia của 69 làng nghề, cơ sở nghề và trên 350 nghệ nhân, bàn tay vàng đến từ các làng nghề nổi tiếng trong cả nước: Hòa Bình, Hà Nội, Thái Bình, Ninh Thuận, Quảng Nam, Nghệ An…

Cùng với chuỗi các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, lễ hội dân gian, lễ hội cung đình và các hoạt động hưởng ứng, hoạt động cộng đồng trong khuôn khổ Festival Huế 2023, Festival nghề truyền thống Huế sẽ quy tụ các chương trình, hoạt động truyền thống như: Không gian trưng bày, thao diễn và giới thiệu các sản phẩm nghề và làng nghề truyền thống Huế của một số địa phương tiêu biểu trong cả nước và các thành phố quốc tế; Lễ tế Tổ bách nghệ và Lễ rước tôn vinh nghề - nghi lễ tri ân và tôn vinh các giá trị nghề thủ công truyền thống Việt Nam, tôn vinh và ghi nhớ công lao của tiền nhân, vinh danh các làng nghề, các thế hệ nghệ nhân và một số chương trình hấp dẫn khác, góp phần tạo nên một kỳ Festival mới lạ và đặc sắc.

Tin cùng chuyên mục

Phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết trong vùng đồng bào có đạo ở Bạc Liêu

Phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết trong vùng đồng bào có đạo ở Bạc Liêu

(PLVN) - “Nhiều vị linh mục, giáo dân Công giáo và mục sư, tín hữu Tin lành đã trở thành những người tiêu biểu, gương mẫu, làm chỗ dựa đáng tin cậy trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Qua đó, đóng góp tích cực vào sự nghiệp đổi mới, xây dựng quê hương, đất nước”, ông Phạm Văn Thiều – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu đánh giá.

Đọc thêm

Tiên Du (Bắc Ninh) vững bước vào Xuân Ất Tỵ 2025

Tiên Du (Bắc Ninh) vững bước vào Xuân Ất Tỵ 2025
(PLVN) - Về Tiên Du vào dịp cận kề năm mới khi sắc xuân đang dần đến từng thôn làng, ngõ xóm, hiện hữu trước mắt bạn sẽ là những ngôi nhà bình yên, khang trang cùng tiếng cười vui của trẻ thơ háo hức đón xuân về.

Tín dụng chính sách - Động lực giúp người dân cao nguyên Gia Lai thoát nghèo bền vững

Tín dụng chính sách - Động lực giúp người dân cao nguyên Gia Lai thoát nghèo bền vững
(PLVN) -  Sau 22 năm ròng rã, đến ngày 30/11 vừa qua Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Gia Lai đã đạt dư nợ gần 7.500 tỷ đồng, đưa dòng vốn ưu đãi của Nhà nước về khắp thôn làng, đến từng hộ nghèo, từng gia đình đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn trên một địa bàn rộng lớn hơn 15 nghìn km2 ở phía Bắc cao nguyên miền Trung.

Bàn giao nhà tình nghĩa cho cựu quân nhân ở Bình Định

Đại tá Nguyễn Văn Thành trao bảng biểu trưng hỗ trợ xây dựng nhà tình nghĩa cho vợ chồng ông Bản.
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bình Định vừa phối hợp với Sư đoàn 3 Sao Vàng tổ chức bàn giao nhà tình nghĩa cho cựu quân nhân có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở.

Quảng Ninh hội thảo thúc đẩy động lực tăng trưởng phát triển kinh tế di sản

Quang cảnh buổi hội thảo
(PLVN) - Ngày 21/12, tại huyện Vân Đồn, Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản, Hội đồng Lý luận Trung ương và Tỉnh ủy Quảng Ninh đồng tổ chức Hội thảo khoa học “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thúc đẩy động lực tăng trưởng mới - góc nhìn từ thực tiễn phát triển kinh tế di sản của tỉnh Quảng Ninh”.

Bài học từ quan điểm "trọng tâm, trọng điểm" trong đầu tư công

 Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Nguyễn Đức Trung kiểm tra tiến độ dự án đường giao thông trọng điểm
(PLVN) - Quán triệt và thực hiện nghiêm nguyên tắc bố trí vốn có trọng tâm, trọng điểm, việc triển khai kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 của tỉnh Nghệ An đã khắc phục triệt để tình trạng bố trí vốn dàn trải, manh mún. Nhờ những giải pháp đồng bộ, quyết liệt, kịp thời, đến nay tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh Nghệ An đạt khá cao, phấn đấu hết năm 2024 đạt trên 97%.