Tạo dáng hoa thủy tiên, nét văn hóa tao nhã của người Hà thành

Tác phẩm Khổng Tước ấp trứng – Tác giả: Nguyễn Văn Anh Khoa
Tác phẩm Khổng Tước ấp trứng – Tác giả: Nguyễn Văn Anh Khoa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Thú chơi hoa thủy tiên của người Việt Nam là một nét văn hóa tao nhã. Trong những năm gần đây văn hóa chơi hoa thủy tiên còn được hiện hữu cả ở những ngày thường. Bên cạnh giá trị truyền thống, người chơi hoa đã phát triển thú chơi lành mạnh này lên một tầm cao mới và qua đó cũng tạo thêm nhiều giá trị tinh thần khác biệt, bổ ích cho đông đảo số người có tình yêu với một loài hoa đặc trưng.

Nửa thế kỷ trước, sau 9 năm tản cư kháng chiến, quân dân ta tiếp quản thủ đô trong không khí phấn khởi, háo hức. Những giò hoa thủy tiên cũng lại bắt đầu xuất hiện trong dịp Tết Nguyên Đán – trong Tết hòa bình đầu tiên. Trên ban thờ của nhiều gia đình người Hà Nội bên cạnh ảnh Bác Hồ hay cờ đỏ sao vàng lại có một bát hoa thủy tiên đang hé nở tỏa hương.

Bát hoa thủy tiên vàng bày trên bát sứ (Ảnh: Nguyễn Khắc Tường)
Bát hoa thủy tiên vàng bày trên bát sứ (Ảnh: Nguyễn Khắc Tường)

Tôi có dịp được trò chuyện cùng chị Nguyễn Trang, một người yêu và có kiến thức sâu rộng về hoa thủy tiên trong một lần đi tìm những chiếc bát sứ phù hợp để bày hoa. Chị Trang tâm sự, từ những năm 1990 Tết năm nào mẹ chị cũng phải mua bằng được một giò hoa thủy tiên đẹp, đặt vào chiếc bát thủy tinh cổ của gia đình để dâng lên ban thờ ông ngoại. Điều đó có thể thấy rằng thú chơi hoa thủy tiên không chỉ góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống, mà còn là cách đưa nét văn hóa này gần hơn với cuộc sống hôm nay.

Để có một giò thủy tiên đẹp, người chơi phải hiểu được các nguyên tắc của việc gọt củ. Biết cách "phạm" lá, "phạm" cuống như thế nào để có được độ cong uyển chuyển theo tạo hình mong muốn. Người chơi hoa thủy tiên cũng phải thực sự tỉ mỉ để ngâm hãm, lau rửa cho từng nhánh hoa, như chăm một nàng tiểu công chúa mỏng manh, biết sử dụng quy luật của ánh sáng làm sao để có bộ rễ phát triển mạnh mẽ, nhưng lá, hoa lại cầm chừng trong khuôn khổ.

Người chơi thủy tiên vào dịp Tết được gọi là thành công khi những cánh hoa kịp hàm tiếu vào ngày 30 và nở bung cánh trắng nhị vàng, tỏa hương dịu nhẹ trong giờ khắc giao thừa, sáng mùng 1 tết.

Ngày nay, thú chơi hoa thủy tiên không chỉ hiện hữu trong dịp Tết Nguyên Đán, mà còn xuất hiện vào một số thời gian khác trong năm. Người ta gọt tỉa củ hoa từ tháng 12 dương lịch đến hết tháng 4 dương lịch....Người ta có thể chơi hoa vào dịp tết dương lịch, ngày Valentine 14/2, ngày QT phụ nữ 8/3, ngày thống nhất đất nước 30/4,… Những bát hoa thủy tiên đẹp cũng đã xuất hiện tại các lễ cưới, sinh nhật, hội nghị suốt mùa xuân.

Hiện tại, có nhiều hội nhóm chuyên chơi hoa thủy tiên được thành lập và đây chính là nơi chia sẻ kiến thức hữu ích về hoa thủy tiên của những người yêu tích hoa thuộc các thế hệ khác nhau.

Hội hoa thủy tiên Hà Nội tổ chức triển lãm hoa mừng ngày quốc tế phụ nữ 8/3/2023Hội hoa thủy tiên Hà Nội tổ chức triển lãm hoa mừng ngày quốc tế phụ nữ 8/3/2023

Chăm sóc hoa thủy tiên rất cầu kỳ, tỉ mỉ. Để có bát hoa có bố cục hài hòa, cân đối thì người chơi cần bỏ tâm sức nhiều. Cô Liên Hương (là người Hà Nội gốc) cho tôi biết một bát hoa thủy tiên có thẩm mỹ cần sạch sẽ, rễ và vỏ củ phải trắng; để qua đó tạo xung động tác động tích cực tới thị giác và cao hơn là cảm xúc người xem. Đặc biệt, không chỉ với sự tạo hình từ lá, hoa; hoa thủy tiên còn tỏa hương thơm dịu, làm bất kỳ ai đứng gần cũng có được cảm giác thư giãn, thoải mái.

Một người bạn hoa của tôi là chị Lê Thị Nga chia sẻ chị muốn chồng chị học gọt tỉa hoa thủy tiên để giảm bớt những căng thẳng trong công việc. Bên cạnh đó, từ hoa thủy tiên chị cũng hướng đến sự giáo dục thẩm mỹ, tìm phương pháp nuôi dưỡng tâm hồn cho các con thông qua chăm sóc hoa.

Sông xuân nước ấm – Tác giả: Nguyễn Xuân Bách

Sông xuân nước ấm – Tác giả: Nguyễn Xuân Bách

Có thể nhận định, không chỉ trước kia mà trong thời gian gần đây thú chơi hoa thủy tiên đã và đang khôi phục phát triển mạnh mẽ, phát huy những giá trị xưa cũ cùng với nhiều tính thẩm mỹ hiện đại và điều đáng mừng là càng có nhiều bạn trẻ yêu thích, quan tâm.

"Tôi rất may mắn được là học trò của cụ Nguyễn Phú Cường (người phổ biến cách gọt tỉa củ hoa thủy tiên theo lối cổ), từ củ hoa thủy tiên tạo hình chim thiên nga đầu tiên của cụ mà chúng tôi đã phát triển lên phong cách tạo hình hoa thủy tiên hiện đại, đem lại nhiều giá trị tinh thần và vật chất cho cộng đồng. Những sáng tạo đó, đã được nâng tầm thành những tác phẩm nghệ thuật, trong đó chứa đựng sự đam mê và nhiệt huyết cho một thú chơi tao nhã của người Hà Thành." - chị Nga tâm sự.

Tin cùng chuyên mục

Nghệ nhân dân gian Mã Văn Trực say sưa và tự hào khi chia sẻ về bộ môn nghệ thuật dân gian ông đã dành nhiều năm gắn bó (Ảnh: Thanh Tùng)

Nghệ nhân dân gian Mã Văn Trực – Người giữ lửa truyền thống hát Then tại Bắc Kạn

(PLVN) -  Giữa thăng trầm của cuộc sống, có một nghệ nhân vẫn lặng lẽ, bền bỉ giữ gìn và truyền lại những tinh hoa của loại hình nghệ thuật dân gian đặc sắc này, đó là nghệ nhân dân gian Mã Văn Trực – người không chỉ đam mê hát Then, đàn Tính mà còn xem đây là sự nghiệp cả đời, là trách nhiệm và tình yêu với văn hóa dân tộc.

Đọc thêm

Trưng bày chuyên đề 'Phú Thọ - Nghệ An, kết nối miền di sản'

Các đại biểu cắt băng khai mạc trưng bày chuyên đề “Phú Thọ - Nghệ An, kết nối miền di sản".
(PLVN) - Ngày 22/11, tại Bảo tàng Nghệ An, Sở Văn hóa và Thể thao Nghệ An tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Phú Thọ - Nghệ An, kết nối miền di sản". Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện Kỷ niệm 10 năm Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

'Cùng chung tay cùng thay đổi - Gắn kết yêu thương'

'Cùng chung tay cùng thay đổi - Gắn kết yêu thương'
(PLVN) - Đây là khẩu hiệu được hô vang tại diễn đàn “Phụ nữ và nam giới cùng chia sẻ” nhằm thể hiện sự đoàn kết, chung tay cùng thay đổi thúc đẩy bình đẳng giới vì một xã hội bình đẳng, văn minh, hạnh phúc.

'Ngàn xưa âm vọng' tôn vinh di sản tuồng Huế

Trong nghệ thuật tuồng, mặt nạ là điểm nhấn độc đáo tạo nên phần hồn của vở diễn.
(PLVN) - “Ngàn xưa âm vọng” là một sự kiện nghệ thuật tôn vinh di sản tuồng Huế trong dịp Festival Huế, tạo ra một lễ hội đường phố vui tươi, có khả năng thu hút du khách và người dân. Chương trình do Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức thực hiện với sự kết hợp giữa các yếu tố nghi lễ, quảng diễn (biểu diễn ở không gian rộng, đường phố) với trình diễn sân khấu, để lại nhiều ấn tượng cho người xem.

59 tên sách được chọn vào chung khảo Giải thưởng Sách quốc gia 2024

Ông Nguyễn Nguyên- Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành thông tin về Lễ trao Giải thưởng Sách Quốc gia năm 2024 (ảnh Thùy Dương).
(PLVN) -  59 tên sách được Hội đồng chung khảo lựa chọn để trao Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ bảy thuộc sáu lĩnh vực: Chính trị - kinh tế; Khoa học xã hội và nhân văn; Khoa học tự nhiên và công nghệ; Văn hóa, văn học và nghệ thuật; Thiếu nhi; Sách được bạn đọc yêu thích.

“Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm với lịch sử Việt Nam thế kỷ 16”

Phó Chủ tịch UBND TP Lê Khắc Nam phát biểu khai mạc Hội thảo
(PLVN) - Hôm nay (22/11), tại Hải phòng đã diễn ra Hội thảo “Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm với lịch sử Việt Nam thế kỷ 16”. Hội thảo đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học, cùng các GS.TS, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, cùng các Viện: triết học, sử học, văn học…

Nhịp cầu Ví, Giặm - Kết nối tinh hoa di sản văn hóa

Chương trình có sự tham gia của hơn 200 nghệ sĩ, ca sĩ.
(PLVN) -  Dân ca Ví, Gặm Nghệ Tĩnh được hình thành và tồn tại qua bao thăng trầm lịch sử, đã minh chứng cho sức sống lâu bền của một sản phẩm văn hóa được sản sinh từ dân gian. Năm 2014 là dấu mốc đặc biệt cho chặng đường hình thành, bảo tồn, phát huy Dân ca Ví, Giặm xứ Nghệ khi được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Nỗ lực đưa làng du lịch ở Việt Nam vươn tầm quốc tế

Các làng quê Việt Nam có nhiều ưu thế để phát triển du lịch. (Ảnh minh họa. Nguồn: Bộ VH,TT&DL)
(PLVN) - Hiện nay, Việt Nam có hàng nghìn làng quê làm du lịch ở khắp cả nước. Trong đó có rất nhiều ngôi làng mang trong mình vẻ đẹp thiên nhiên trù phú, nền tảng văn hóa, lịch sử hàng trăm, hàng nghìn năm. Đây là một sản phẩm du lịch tiềm năng mà Việt Nam có thể khai thác để thu hút du khách quốc tế.

51 tác phẩm độc đáo tại triển lãm 'Sáng đạo trong đời'

Triển lãm "Sáng đạo trong đời" diễn ra từ ngày 21-28/11/2024 tại Trung tâm triển lãm Tràng Tiền (Hà Nội). (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Bằng những nét vẽ và cách thể hiện tinh tế trên các chất liệu hội họa, 12 hoạ sỹ tham gia triển lãm “Sáng đạo trong đời” đã tái hiện lại những hình ảnh, biểu tượng quen thuộc của Phật giáo theo cách riêng, đưa người xem vào một hành trình tâm linh độc đáo và cảm xúc.

Liên hoan Ẩm thực Quốc tế 2024 - tôn vinh văn hóa Việt

Liên hoan Ẩm thực Quốc tế 2024 "Ẩm thực kết nối” tôn vinh văn hóa Việt. (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Với chủ đề "Ẩm thực kết nối”, Liên hoan Ẩm thực Quốc tế 2024 không chỉ là dịp giới thiệu, quảng bá những nét đẹp văn hóa ẩm thực của các quốc gia, mà còn là cơ hội để thúc đẩy tôn vinh các đẹp văn hóa của Việt Nam, thúc đẩy ngoại giao văn hóa, đẩy mạnh hình ảnh quốc gia và mở rộng, phát huy hơn nữa về tinh thần hợp tác quốc tế.

Tha thứ - Liều thuốc chữa lành tâm hồn

Tha thứ - Liều thuốc chữa lành tâm hồn
(PLVN) - Trong cuộc sống, tha thứ không chỉ là cách giúp người khác có cơ hội sửa sai, mà còn là liều thuốc giúp chính chúng ta nhẹ nhõm hơn, bớt đi những gánh nặng tâm hồn.

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

(PLVN) - Những năm qua, điện ảnh Việt Nam đã có những bước tiến, tăng trưởng hàng năm và có những tác phẩm “ăn khách”.Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đáng ghi nhận, ngành điện ảnh vẫn đang đối mặt với những khó khăn, rào cản về chi phí, đặc biệt vấn đề dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng - GTGT (sửa đổi) sắp tới.