Tạo 'cú hích' thúc đẩy ngành chăn nuôi lợn phát triển bền vững

0:00 / 0:00
0:00

(PLVN) - Theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, việc triển khai các dự án ưu tiên trong các đề án chiến lược sẽ tạo ra "cú hích" quan trọng cho ngành chăn nuôi nói chung, chăn nuôi lợn nói riêng phát triển hơn nữa trong thời gian tới.

Chăn nuôi đóng góp gần 26% GDP ngành nông nghiệp

Sáng 14/8, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) phối hợp với Hiệp hội doanh nghiệp chăn nuôi, các Sở ngành địa phương tổ chức Hội nghị thúc đẩy phát triển chăn nuôi lợn bền vững. Tham dự và chủ trì hội nghị có Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến và Cục trưởng Cục chăn nuôi, Bộ NN&PTNT Dương Tất Thắng.

Báo cáo tại Hội nghị, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi Phạm Kim Đăng khẳng định tầm quan trọng của chăn nuôi lợn đối với khối chăn nuôi nói riêng, cũng như toàn ngành nông nghiệp nói chung.

Toàn cảnh hội nghị.

Toàn cảnh hội nghị.

Theo ông Đăng, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ nhận định, diễn biến ngành chăn nuôi lợn của thế giới trong các tháng đầu năm 2024 sẽ giữ ở mức ổn định, không có biến động nhiều. Sản lượng thịt lợn thế giới năm 2024 dự kiến đạt 115,6 triệu tấn (thịt lợn xẻ), giảm 0,6% so với năm 2023 (116,2 triệu tấn). Xuất khẩu toàn cầu năm 2024 được dự báo sẽ tăng 4,0% so với năm trước, từ 10,1 triệu tấn lên 10,5 triệu tấn. Nhập khẩu sẽ đạt 9,4 triệu tấn vào năm 2024, tăng 2,6% so với năm 2023 (9,2 triệu tấn). Mức tiêu thụ ước tính sẽ giảm 0,8%, từ 115,4 xuống 114,5 triệu tấn.

Ông Phạm Kim Đăng, Phó Cục trưởng Cục chăn nuôi trình bày báo cáo tại hội nghị.

Ông Phạm Kim Đăng, Phó Cục trưởng Cục chăn nuôi trình bày báo cáo tại hội nghị.

Tại Việt Nam, giá trị tăng trưởng của ngành chăn nuôi năm 2023 ước đạt 5,72%, đạt doanh thu trên 33 tỷ USD toàn ngành, đóng góp 26% vào GDP nông nghiệp và trên 5% GDP của nước ta. Trong đó, chăn nuôi lợn vẫn là lĩnh vực chăn nuôi chủ lực chiếm trên 62% tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng của các loại vật nuôi được sản xuất trong nước.

Ông Phan Quang Minh, Phó Cục trưởng Cục thú y

Ông Phan Quang Minh, Phó Cục trưởng Cục thú y

Ông Phan Quang Minh, Phó Cục trưởng Cục Thú Y cho biết, 6 tháng đầu năm 2024, dịch bệnh cơ bản được kiểm soát, thắt chặt nhập khẩu, tăng cường phòng chống nhập lậu, thúc đẩy xuất khẩu, giá sản phẩm chăn nuôi tăng trên giá thành sản xuất thu hút tái đàn nên tổng đàn lợn vẫn duy trì tốc độ phát triển tốt (lợn tăng 3% so với cùng kỳ năm 2023). Ngành chăn nuôi trên thế giới đang có nhiều biến động, dự báo vẫn tiếp tục phát triển trong năm 2024 và những năm tiếp theo. Đối với chăn nuôi lợn đang có những xu thế mới sẽ tác động đến ngành chăn nuôi của Việt Nam nếu muốn phát triển bền vững.

Trước nguy cơ một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm: Dịch tả lợn châu Phi (ASF), tiêu chảy cấp (PED), bệnh lợn tai xanh (PRRS)... gây thiệt hại cho chăn nuôi lợn trên thế giới nói riêng và Việt Nam nói chung, việc áp dụng chăn nuôi an toàn sinh học là hết sức cần thiết cho chăn nuôi lúc này.

Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Tây Ninh Vũ Đình Tuân cho rằng, thúc đẩy phát triển chăn nuôi giúp người dân có cuộc sống cởi mở hơn nhất là với chăn nuôi trang trại, chăn nuôi an toàn sinh học, tuần hoàn. Tuy nhiên, do nhu cầu của các doanh nghiệp còn nhiều song bị khống chế về đơn vị chăn nuôi đối với khu vực Đông Nam Bộ, mặc định hệ số là 1,5 tuy nhiên một số các tỉnh chưa đạt được hệ số này.

Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Tây Ninh, ông Vũ Đình Tuân trình bày tham luận tại hội nghị.

Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Tây Ninh, ông Vũ Đình Tuân trình bày tham luận tại hội nghị.

Bên cạnh đó, đôi khi có tình trạng khai báo ảo, khai báo nhưng không sử dụng hết diện tích trang trại. Hiện chưa có cơ chế nào cấm người dân xây dựng trang trại trong phạm vi 500m. Luật Đất đai mới đã giải quyết được 1 vấn đề là đất cho nhà kho, nhà cho công nhân ở trong trang trại, tuy nhiên, có quy định thêm về đất cho chăn nuôi trang trại tập trung.

Chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi, ông Nguyễn Xuân Dương chia sẻ: Để thúc đẩy phát triển bền vững về ngành chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi lợn cần phải định hướng phát triển rõ ràng: Có ban hành chế tài xử lý, kiểm soát tốt được dịch bệnh, điều tiết thị trường, xem lại cán cân xuất nhập khẩu…. về giết mổ cần công nghiệp hóa, tiến tới đưa dây chuyền hiện đại vào sản xuất tránh manh mún. Việc đánh giá tác động môi trường cần giao về địa phương để tiện kiểm tra giám sát, điều phối tránh ngồi trên các quy định pháp luật để phê duyệt.

Ông Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi.

Ông Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi.

Nhiều giải pháp hữu hiệu đưa ra tại hội nghị

Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến biểu dương những báo cáo chi tiết của Cục chăn nuôi về tình hình phát triển ngành chăn nuôi đặc biệt là chăn nuôi lợn. Thứ trưởng cũng bày tỏ sự vui mừng vì hội nghị được nghe nhiều ý kiến tham luận đặc biệt tâm huyết của các vị đại biểu, đại diện sở ngành địa phương. Ông đề nghị Cục chăn nuôi, Cục thú y, lắng nghe, ghi chép sửa đổi bổ sung và phản hồi thỏa đáng các ý kiến đóng góp để từ đó doanh nghiệp, người dân được hưởng lợi từ các cơ chế kích thích phát triển ngành chăn nuôi.

Ông Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT phát biểu tại hội nghị.

Ông Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT phát biểu tại hội nghị.

"Nửa đầu năm nay, tốc độ tăng GDP ngành nông nghiệp đạt hơn 3%. Trong đó, chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển ổn định. Tuy nhiên, dịch bệnh có nhiều nguy cơ bùng phát, thậm chí các chủng virus cúm và dịch bệnh khác xâm nhiễm từ nước ngoài. Giá thức ăn chăn nuôi vẫn cao, tình trạng nhập lậu sản phẩm chăn nuôi vẫn còn nhức nhối. Trong bối cảnh khó khăn đó, Bộ NN&PTNT, người nông dân, các cơ quan liên quan, đã tích cực vào cuộc, tìm giải pháp, xử lý rốt ráo vấn đề. Thành quả cụ thể cho nỗ lực của tất cả chúng ta là giá các loại sản phẩm chăn nuôi, nhất là thịt lợn hơi đã tăng trở lại”, Thứ trưởng Tiến thông tin.

"Cần truyền thông các Đề án được Chính phủ phê duyệt rồi thì phải dồn lực triển khai, cung cấp thông tin cho báo chí lan tỏa các giải pháp cho ngành chăn nuôi, chăn nuôi lợn trong thời gian tới. Thứ trưởng Phùng Đức Tiến yêu cầu ngành chăn nuôi phải bám sát 5 đề án ưu tiên thực hiện Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050", ông Tiến nhấn mạnh.

Đây là những đề án về giống, công nghiệp giống, thức ăn, môi trường, thiết bị chăn nuôi, chế biến, khoa học công nghệ và cũng là những căn cứ pháp lý quan trọng, xuyên suốt trong một thời gian dài. Ông yêu cầu các đơn vị liên quan thực hiện chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 tại và Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045...

Cũng theo Thứ trưởng Tiến, Bộ NN&PTNT đã và đang ban hành kế hoạch thực hiện các đề án thực hiện chiến lược phát triển chăn nuôi. Việc triển khai các dự án ưu tiên trong các đề án chiến lược sẽ tạo ra cú hích quan trọng cho ngành chăn nuôi nói chung, chăn nuôi lợn nói riêng phát triển hơn nữa trong thời gian tới.

Đọc thêm

Petrovietnam có tân Phó Tổng Giám đốc

Petrovietnam có tân Phó Tổng Giám đốc
(PLVN) - Ông Lê Mạnh Cường - Tổng Giám đốc Tổng Công ty CP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC) giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam).

Cách nào giúp doanh nghiệp ứng phó với thuế carbon?

Sản xuất thép hiện đang đứng trước áp lực lớn của CBAM. (Ảnh: VSA).
(PLVN) - Theo lộ trình của Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM), từ ngày 1/1/2026, Liên minh Châu Âu (EU) sẽ áp thuế carbon đối với 6 mặt hàng khi xuất khẩu vào EU. Cần phải làm gì để giúp doanh nghiệp (DN) Việt thích ứng với sự điều chỉnh này?

Khai thác nguồn thu từ khối doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp FDI

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Xuân Thành, để phấn đấu vượt 10% dự toán năm 2024 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, ngành Thuế sẽ tập trung khai thác nguồn thu, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (DN), nhất là khối DN nhà nước và DN FDI…

Thúc đẩy phát triển logistics xanh

Logistics Việt Nam đứng trước áp lực chuyển đổi xanh. (Ảnh: TCCT).
(PLVN) - Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam chiếm phần lớn ở các thị trường khó tính. Đòi hỏi của các thị trường này ngày càng cao và hiện các khách hàng này đang yêu cầu xanh cả quy trình sản xuất. Điều này đang đặt logistics trước khó khăn lớn.

Chủ tịch VNR: 'Tôi quan tâm cảm xúc của khách đi tàu'

Lãnh đạo VNR và đại diện UBND tỉnh Thừa Huế, TP.Đà Nẵng khai trương đoàn tàu du lịch.
(PLVN) - Khoảng một năm trở lại đây, nói tới đường sắt là không chỉ nói tới đầu máy toa xe, hay những đoàn tàu đưa rước khách. Bởi giờ đây, lên tàu hay xuống ga, đôi mắt, đôi tai của khách đi tàu còn nhiều thứ để nghe và cảm nhận…

Phải có cơ chế chính sách hợp lý cho các khoản nợ của khách hàng thuộc lĩnh vực nông nghiệp ở Quảng Ninh

Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú đi thực tế tại Quảng Ninh
(PLVN) -  Qua nắm bắt nhanh của các đơn vị ngân hàng trên địa bàn Quảng Ninh, đến hết ngày 10/9/2024 có tổng số 10.811 khách hàng, với tổng dư nợ 7.437 tỷ đồng; Hải Phòng có tổng số 890 khách hàng với tổng dư nợ là 15.686 tỷ đồng bị ảnh hưởng sau bão. Ngân hàng nhà nước chỉ đạo các ngân hàng thương mại khẩn trương có biện pháp hỗ trợ khách hàng.