Tạo cơ sở pháp lý thúc đẩy chuyển đổi số trong đăng ký biện pháp bảo đảm

Tạo cơ sở pháp lý thúc đẩy chuyển đổi số trong đăng ký biện pháp bảo đảm
(PLVN) - Sáng 28/8, Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm (Bộ Tư pháp) đã phối hợp với Dự án JICA tổ chức Tọa đàm nghiên cứu hoàn thiện pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, về đăng ký biện pháp bảo đảm để phù hợp xu hướng vận động, phát triển của khoa học công nghệ, của xây dựng kinh tế số, xã hội số.

Quan tâm chia sẻ, kết nối dữ liệu

Tọa đàm do ông Nguyễn Hồng Hải, Cục trưởng Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm và ông Onishi Hiromichi - Chuyên gia dài hạn của Dự án JICA chủ trì.

Phát biểu khai mạc, Cục trưởng Nguyễn Hồng Hải khẳng định thực hiện chủ trương về tiếp tục xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới theo tinh thần của Nghị quyết số 27-NQ/TW, Chính phủ, các Bộ, ngành và địa phương đang nỗ lực, cố gắng, thực hiện quyết liệt các biện pháp để thực hiện thành công các mục tiêu, trọng tâm của Nghị quyết.

Ông Nguyễn Hồng Hải, Cục trưởng Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm phát biểu khai mạc.

Ông Nguyễn Hồng Hải, Cục trưởng Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm phát biểu khai mạc.

Một trong những nhiệm vụ và giải pháp được Nghị quyết đặt ra là phải tập trung hoàn thiện hệ thống pháp luật trên tất cả các lĩnh vực, tháo gỡ kịp thời khó khăn, vướng mắc, khơi dậy, phát huy mọi tiềm năng và nguồn lực, tạo động lực mới cho phát triển nhanh và bền vững của đất nước.

Trong bối cảnh này, Cục trưởng nhấn mạnh việc nghiên cứu, rà soát, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về hoàn thiện khuôn khổ thể chế pháp luật bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và đăng ký biện pháp bảo đảm là hoạt động hết sức cần thiết để đảm bảo tạo cơ sở pháp lý thống nhất, thuận lợi hơn, tháo gỡ các rào cản, các vướng mắc cho người dân, doanh nghiệp, nhất là những người hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu, phát triển khoa học công nghệ khi tiếp cận vốn vay.

Bên cạnh đó, tạo cơ sở pháp lý để thúc đẩy việc chuyển đổi số trong đăng ký biện pháp bảo đảm, xây dựng cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm và chia sẻ, kết nối dữ liệu giữa cơ sở dữ liệu này với các cơ sở dữ liệu của các cơ quan quản lý nhà nước, của tòa án, thi hành án dân sự, công chứng, ngân hàng… để góp phần tạo cơ sở nền tảng cho xây dựng Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số. Việc tổ chức Tọa đàm là một trong các nỗ lực của Bộ Tư pháp, của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm để hiện thực hóa một phần mục tiêu này.

Ông Onishi Hiromichi - Chuyên gia dài hạn của Dự án JICA phát biểu.

Ông Onishi Hiromichi - Chuyên gia dài hạn của Dự án JICA phát biểu.

Bày tỏ sự vinh dự được tham dự Tọa đàm, ông Onishi Hiromichi - Chuyên gia dài hạn của Dự án JICA cũng hy vọng, Tọa đàm sẽ góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả thi hành Nghị định số 99/2022/NĐ-CP cũng như các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đến thi hành biện pháp bảo đảm; qua đó đẩy mạnh phát triển kinh tế của Việt Nam.

Phát sinh nhiều vấn đề pháp lý về tài sản số

Tại Tọa đàm, các đại biểu đã nghe tham luận dẫn đề do bà Nguyễn Quang Hương Trà - Trưởng Phòng Quản lý nghiệp vụ thuộc Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm trình bày với nội dung “Pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, về đăng ký biện pháp bảo đảm trong bối cảnh phát triển của khoa học công nghệ, của xây dựng kinh tế số, xã hội số ở Việt Nam hiện nay và một số vấn đề đặt ra để trao đổi, thảo luận”.

Trên cơ sở đó, các đại biểu tập trung thảo luận về một số vấn đề đặt ra như: cơ chế pháp lý điều chỉnh việc đăng ký biện pháp bảo đảm đối với dạng thức tài sản phát sinh từ phát triển khoa học công nghệ, nhất là các tài sản mới như tài sản số, tài sản trí tuệ. Việc thúc đẩy, tăng cường việc đăng ký trên môi trường số, nhất là liên quan đến xây dựng, vận hành, phát triển Hệ thống đăng ký trực tuyến. Giải pháp công nghệ hoặc cơ chế chính sách đặc thù để tăng cường tính bảo mật, an ninh, an toàn thông tin…

Ngoài ra, các đại biểu đã được nghe tham luận về “Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong bối cảnh xây dựng nền kinh tế số ở Việt Nam”; “Tổng quan về những hoạt động lớn gần đây liên quan đến việc số hóa việc đăng ký tài sản, đăng ký tài sản bảo đảm là công nghệ tại Nhật Bản”…

Tiếp đó, các đại biểu cũng đã cùng thảo luận trao đổi chuyên sâu, gắn với các tình huống pháp lý với vấn đề phát sinh trong thực tiễn về nghiệp vụ để đảm bảo thống nhất trong cách áp dụng pháp luật về đăng ký biện pháp bảo đảm. Đồng thời, các đại biểu đã tập trung thảo luận, đề xuất các giải pháp để triển khai thi hành hiệu quả Nghị định số 99/2022/NĐ-CP và đề xuất những nội dung nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động trong lĩnh vực đăng ký biện pháp bảo đảm.

Kết thúc Tọa đàm, Cục trưởng Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm Nguyễn Hồng Hải đánh giá đây là Tọa đàm có sự tương tác cao, không chỉ góp phần đưa quy định của Nghị định số 99/2022/NĐ-CP đi vào cuộc sống mà còn là kênh thông tin hiệu quả giúp Cục nghiên cứu báo cáo cấp có thẩm quyền để hoàn thiện quy định pháp luật liên quan trong thời gian tới. Ông Nguyễn Hồng Hải cũng mong muốn các cơ quan, tổ chức và các đại biểu tiếp tục có sự phản hồi, để Cục Đăng ký kịp thời nhận diện những vấn đề cần được làm rõ hơn để có sự thống nhất trong áp dụng pháp luật.

Đọc thêm

TP Hồ Chí Minh: Nhiều mô hình hiệu quả trong công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật

Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp Lê Vệ Quốc phát biểu chỉ đạo tọa đàm
(PLVN) -  Sáng ngày 11/9, tại Sở Tư pháp TP Hồ Chí Minh đã diễn ra buổi Tọa đàm Trao đổi, nắm bắt thông tin về việc triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) và tình hình thực hiện các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: số 407/QĐ-TTg ngày 30/3/2022; số 977/QĐ-TTg ngày 11/8/2022 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh do Bộ Tư pháp tổ chức.

Khánh Hòa tập huấn kỹ năng chuyên sâu về xử phạt vi phạm hành chính

Các đại biểu tham dự hội nghị.
(PLVN) - Ngày 11/9, Sở Tư pháp tỉnh Khánh Hòa tổ chức Hội nghị tập huấn kỹ năng chuyên sâu về xử phạt vi phạm hành chính nhằm nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp cho cán bộ, công chức và các chức danh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính ở địa phương.

Trung tướng Nguyễn Ngọc Anh: “Mong Chương trình Gương sáng Pháp luật phát hiện, phản ánh được nhiều tấm gương trong cuộc sống”

Trung tướng Nguyễn Ngọc Anh: “Mong Chương trình Gương sáng Pháp luật phát hiện, phản ánh được nhiều tấm gương trong cuộc sống”
(PLVN) - Là một trong các Gương sáng Pháp luật đã được Vinh danh năm 2021, Trung tướng Nguyễn Ngọc Anh, nguyên Cục trưởng Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp, Bộ Công an nhận định, việc tôn vinh các tấm gương trong thực thi pháp luật cũng là một p hương pháp tuyên truyền, giáo dục pháp luật hiệu quả. 

Lớp Luật sư chất lượng cao Khóa 6 đạt giải nhất cuộc thi Tài năng luật sư 2024

TS Nguyễn Xuân Thu, Giám đốc Học viện Tư pháp trao giải Nhất Cuộc thi Tài năng luật sư cho lớp Luật sư CLC K6.
(PLVN) -Tối 9/9, Học viện Tư pháp tổ chức Cuộc thi Tài năng luật sư 2024 với chủ đề “Khát vọng tuổi 20” và trao giải cuộc thi Tuyên truyền Chỉ thị số 25 – CT/TW với chủ đề “Tìm hiểu các Điều ước quốc tế”. Cũng trong tối cùng ngày, Học viện Tư pháp đã tổ chức kêu gọi ủng hộ góp phần khắc phục hậu quả Bão YAGI.

Thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng chủ trì cuộc họp.
(PLVN) - Ngày 9/9, Bộ Tư pháp tổ chức phiên họp thẩm định dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán; Luật Kế toán; Luật Kiểm toán độc lập; Luật Ngân sách nhà nước; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công; Luật Quản lý thuế; Luật Dự trữ quốc gia. Thứ trưởng Trần Tiến Dũng chủ trì phiên họp.

Ts. Lê Vệ Quốc: Tinh thần thượng tôn Hiến pháp và pháp luật phải thực sự được thấm nhuần

Ts. Lê Vệ Quốc: Tinh thần thượng tôn Hiến pháp và pháp luật phải thực sự được thấm nhuần
(PLVN) - Theo Ts. Lê Vệ Quốc, Cục trưởng Cục Phổ biến giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp, bối cảnh hiện nay đặt ra yêu cầu đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) đó là thay đổi một cách toàn diện, sâu sắc từ tư duy, nhận thức đến cách làm. Báo Pháp luật Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết " Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cần thay đổi toàn diện, sâu sắc từ nhận thức đến cách làm" của ông về vấn đề này. 

Cục trưởng Hồ Quang Huy: Người nỗ lực phát huy vai trò quan trọng của công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật

Cục trưởng Hồ Quang Huy: Người nỗ lực phát huy vai trò quan trọng của công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật
(PLVN) - Gắn bó với Bộ Tư pháp từ lúc mới ra trường đến nay đã tròn 20 năm, với phương châm làm việc “Thận trọng, khách quan, quyết liệt, đúng pháp luật”, ông Hồ Quang Huy, Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháp đã có nhiều đóng góp tích cực đối với những mảng công tác mà ông được giao đảm nhiệm, đặc biệt trong lĩnh vực kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật (QPPL).