Tạo chuyển biến mới, động lực mới trong công tác giám định tư pháp

(PLO) - Sáng qua (6/7), Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng đã chủ trì Hội nghị triển khai thực hiện Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp (Đề án 250) theo hình thức trực tuyến tại 64 điểm cầu. Cùng dự có Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến, Thiếu tướng Phạm Văn Các – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát (Bộ Công an) và đại diện lãnh đạo các cơ quan, tổ chức có liên quan.

Giới thiệu một số nội dung cơ bản của Đề án 250, bên cạnh mục tiêu ban hành Đề án, Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp (Bộ Tư pháp) Đỗ Hoàng Yến tập trung nêu 3 nhóm nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm của Đề án. Cụ thể, nhóm thứ nhất là tiếp tục hoàn thiện chế định giám định tư pháp (GĐTP); thứ 2 là tiếp tục hoàn thiện tổ chức GĐTP, nâng cao chất lượng người GĐTP, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện phục vụ giám định; thứ 3 là tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về GĐTP.

Riêng về nâng cao chất lượng GĐTP, theo bà Yến, Đề án giao các bộ, cơ quan ngang bộ tăng cường bồi dưỡng, tập huấn kiến thức pháp luật, nghiệp vụ giám định cho đội ngũ người GĐTP và người tiến hành tố tụng; giao Bộ Tư pháp phối hợp với các bộ,  ngành nghiên cứu, xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ Quyết định phê duyệt Đề án đẩy mạnh xã hội hóa GĐTP trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, xây dựng và các lĩnh vực khác theo quy định của Luật GĐTP, bảo đảm điều kiện để thực hiện xã hội hóa được các lĩnh vực này. Ngoài ra, bà Yến cũng trình bày một số nội dung của Quy chế phối hợp liên ngành số 992/QCPH-BTP-BCA-BQP-VKSNDTC-TANDTC trong công tác GĐTP. 

Nhằm triển khai có hiệu quả Đề án 250, đại diện các bộ, ngành, địa phương đã phản ánh thực tế hiện nay và đưa ra nhiều đề xuất, kiến nghị. Thứ trưởng Nguyễn Viết Tiến chia sẻ hàng loạt giải pháp mà Bộ sẽ tiếp tục thực hiện trong giai đoạn 2018 – 2023. Đáng chú ý, Thứ trưởng Tiến cho biết Bộ Y tế nhận được phản ánh của một số tỉnh đang có chủ trương sáp nhập Trung tâm pháp y tỉnh vào Bệnh viện đa khoa tỉnh hoặc sáp nhập Trung tâm pháp y với Trung tâm giám định y khoa tỉnh.

“Để có thể thực hiện tốt nhiệm vụ của Trung tâm pháp y tỉnh đã được quy định tại Luật GĐTP và các văn bản pháp luật có liên quan, Bộ Y tế báo cáo và đề nghị đồng chí Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ - Trưởng ban Chỉ đạo Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động GĐTP có ý kiến chỉ đạo duy trì hệ thống tổ chức giám định pháp y được ổn định và phát triển theo mô hình đã được quy định tại Luật GĐTP nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của hoạt động tố tụng” – Thứ trưởng Tiến quả quyết.

Nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của công tác GĐTP đối với công tác điều tra và xử lý tội phạm trong tình hình mới, nhất là giải quyết các vụ án, vụ việc kinh tế, tham nhũng, Thiếu tướng Phạm Văn Các đã thẳng thắn chỉ ra một số khó khăn, tồn tại của công tác này, trong đó có cả những bài học “xương máu” về công tác GĐTP.

Từ đó, Thiếu tướng Các cho rằng cần phổ biến, quán triệt nội dung của Đề án 250 đến cán bộ, chiến sĩ Công an các đơn vị, địa phương để có nhận thức đầy đủ về nhiệm vụ được giao. Đồng thời yêu cầu Công an các đơn vị, địa phương trong quá trình giải quyết các vụ án, vụ việc kinh tế tham nhũng nếu gặp vướng mắc trong công tác giám định phải báo cáo Bộ Công an để kịp thời giải quyết.

Lắng nghe các ý kiến đầy tâm huyết, trong lời kết luận Hội nghị, Thứ trưởng Trần Tiến Dũng nhấn mạnh, công tác GĐTP là một lĩnh vực khó, phức tạp, nếu không nâng cao nhận thức và thực sự quan tâm thì khó đạt hiệu quả cao trong công tác này. Khẳng định tính quyết định của công tác giám định trong pháp luật hình sự, dân sự, Thứ trưởng Dũng tin tưởng việc triển khai Đề án 250 sẽ tạo chuyển biến, động lực mới trong công tác này, góp phần nâng cao hiệu quả công tác cải cách tư pháp, phòng chống tội phạm. 

Theo Thứ trưởng Dũng, việc thực hiện nhiệm vụ Đề án đúng tiến độ là yêu cầu bắt buộc, là trách nhiệm của bộ, ngành, địa phương. Vì vậy, các bộ, ngành, địa phương cần tập trung chỉ đạo thực hiện đầy đủ những nhiệm vụ được giao, trong đó tiếp tục quán triệt những nội dung cơ bản của Đề án, có giải pháp thiết thực để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị, của đội ngũ cán bộ và nhân dân về vị trí, vai trò của công tác GĐTP.

Đặc biệt, Thứ trưởng Dũng đề nghị Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường chỉ đạo thực hiện yêu cầu giám định nhằm chấm dứt tình trạng né tránh, đùn đẩy gây khó khăn cho công tác điều tra, truy tố, xét xử, nhất là đối với một số vụ án kinh tế, tham nhũng lớn mà dư luận quan tâm. 

Đọc thêm

'Xanh hóa' chất lượng sản phẩm để vươn mình

Bà Lê Dung - Viện trưởng Viện Doanh Trí, CEO Cty CP Đào tạo và Phát triển nhân lực Dgroup.
(PLVN) - Trong xu hướng nền kinh tế xanh, các doanh nghiệp (DN) cần phải dồn tâm sức, trí lực để đi tìm lời giải cho bài toán chất lượng xanh (CLX). Đáp án của bài toán hóc búa này, không ở đâu xa, mà nằm ngay trong ý thức, tư duy, hành động của DN. Đây cũng là yêu cầu cần và đủ để các DN vươn ra biển lớn…

TS. Nguyễn Văn Cương: Thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân phát triển bền vững gắn với việc củng cố lực lượng doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam

TS. Nguyễn Văn Cương - Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Kể từ khi tiến hành đường lối Đổi mới, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm và coi trọng việc thúc đẩy sự phát triển của kinh tế tư nhân. Trên cơ sở đó, khu vực kinh tế tư nhân của Việt Nam đã phát triển nhanh chóng và ngày càng trở thành một bộ phận quan trọng của nền kinh tế quốc dân.

Tăng cường tính công khai, minh bạch trong xây dựng pháp luật

Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh phát biểu tại cuộc họp.
(PLVN) - Đây là nội dung được Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cùng nhiều đại biểu nhấn mạnh tại cuộc họp Ban soạn thảo dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) (sửa đổi) diễn ra ngày 6/1. Thứ trưởng Trần Tiến Dũng cùng dự và chủ trì cuộc họp.

Đội ngũ luật sư công: Có thể hình thành từ nguồn công chức, viên chức ngành Tư pháp

Hoạt động tư vấn pháp lý cho doanh nghiệp của luật sư. (Ảnh minh họa: BN)
(PLVN) - Việc hình thành đội ngũ luật sư chuyên trách ở các Bộ, ngành và địa phương trong bối cảnh hiện nay là cần thiết nhằm bảo đảm các yêu cầu ngày càng cao về việc tuân thủ và thực thi pháp luật trong quá trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới.

Chủ tịch HUD: “Doanh nghiệp Nhà nước hãy lan tỏa tinh thần trách nhiệm xã hội”

Ông Đậu Minh Thanh - Chủ tịch HĐTV Tổng công ty HUD
(PLVN) - Với doanh nghiệp, doanh nhân, hiệu quả sản xuất kinh doanh và lợi nhuận là điều quan trọng. Nhưng uy tín, tầm vóc doanh nghiệp sẽ lớn hơn, tốt hơn… nếu biết phát huy những giá trị tốt đẹp của văn hóa dân tộc, hành động và lan tỏa thiết thực nhất tinh thần trách nhiệm đối với cộng đồng, xã hội.

Tư lệnh Binh đoàn 12: Kỷ luật, chất lượng - “bảo chứng” để cạnh tranh và hội nhập

Thiếu tướng, TS. Nguyễn Hữu Ngọc -Tổng Giám đốc Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn
(PLVN) - “Tên tuổi” Binh đoàn 12 gắn liền với đường Trường Sơn huyền thoại, với những danh hiệu như “đôi chân vạn dăm”, “gan vàng, dạ ngọc ” … thời chống Mỹ cứu nước. Thời bình, bên cạnh nhiệm vụ quân sự quốc phòng, những “đôi chân” ấy vẫn bước vững chắc trên những công trường, dự án trọng điểm quốc gia, góp phần dẫn dắt thị trường và kiến thiết đất nước.

Bà Mai Thị Diệu Huyền: "Nữ doanh nhân đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của đội ngũ doanh nhân Việt Nam"

Bà Mai Thị Diệu Huyền, Phó Chủ tịch Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam, VCCI
(PLVN) - Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 41-NQ/TW về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới. Triển khai nghị quyết, Chính phủ đã đặt ra các mục tiêu cụ thể đến năm 2030, trong đó có mục tiêu khoảng 20 - 25% số doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ, 30 - 35% số doanh nghiệp có giám đốc hoặc người đứng đầu doanh nghiệp là nữ. Báo PLVN đã có cuộc trao đổi với bà Mai Thị Diệu Huyền, Phó Chủ tịch Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam, VCCI về nội dung này.

Công tác báo chí, xuất bản: Chủ động truyền thông chính sách pháp luật và hoạt động Bộ, ngành Tư pháp

Toàn cảnh Hội nghị.
(PLVN) -Ngày 3/1, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh chủ trì Hội nghị triển khai công tác báo chí, xuất bản năm 2025. Tổng Biên tập Báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) Vũ Hoài Nam, Tổng Biên tập Tạp chí Dân chủ và Pháp luật Trương Thế Côn, Giám đốc kiêm Tổng Biên tập NXB Tư pháp Trần Mạnh Đạt đồng chủ trì Hội nghị.

Tổng kết thi đua Cụm thi đua Sở tư pháp, Cục Thi hành án dân sự các tỉnh miền Đông Nam Bộ năm 2024

Tổng kết thi đua Cụm thi đua Sở tư pháp, Cục Thi hành án dân sự các tỉnh miền Đông Nam Bộ năm 2024
(PLVN) -Năm 2024, khối các cơ quan tư pháp các tỉnh miền Đông Nam bộ đã nỗ lực phấn đấu thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao gắn với phong trào thi đua sôi nổi trong khu vực. Các đơn vị cũng đã tích cực triển khai thực hiện phong trào thi đua, gắn với nhiệm vụ chuyên môn của từng cơ quan, đơn vị, từ đó đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ.

Kịp thời giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc cho các chủ hộ kinh doanh

Toàn cảnh cuộc họp thẩm định.
(PLVN) - Ngày 3/1, Bộ Tư pháp tổ chức cuộc họp thẩm định dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc ghi nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc của chủ hộ kinh doanh đã tham gia trước ngày Luật BHXH số 41/2024/QH15 có hiệu lực thi hành để làm căn cứ giải quyết chế độ BHXH theo quy định của pháp luật về BHXH. Cuộc họp do Thứ trưởng Trần Tiến Dũng chủ trì.

Đẩy mạnh công tác kiểm tra, theo dõi thi hành pháp luật tại các bộ, ngành, địa phương

Toàn cảnh Hội nghị.
(PLVN) -Ngày 2/1, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh chủ trì Hội nghị triển khai công tác năm 2025 của Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) và Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính & Theo dõi thi hành pháp luật (QLXLVPHC&TDTHPL). Cục trưởng Cục Kiểm tra VBQPPL Hồ Quang Huy và Cục trưởng Cục QLXLVPHC&TDTHPL Nguyễn Quốc Hoàn đồng chủ trì Hội nghị.

Chánh án Lê Chí Công tận tâm vì người yếu thế

Ông Lê Chí Công, Chánh án Tòa án nhân dân huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang
(PLVN) -Với phương châm “làm hết việc, không hết giờ,” Chánh án Tòa án nhân dân huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang Lê Chí Công đã có nhiều năm cống hiến cho ngành tư pháp, đi đầu trong công tác hòa giải, trợ giúp pháp lý, đóng góp lớn cho sự công bằng và trật tự xã hội.