Tạo chủ động cho địa phương thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

(PLVN) - Chiều 16/1, tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 5, các đại biểu Quốc hội đã thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

Qua thảo luận, các vị đại biểu Quốc hội cơ bản tán thành với sự cần thiết ban hành Nghị quyết. Nhiều vấn đề được đại biểu Quốc hội làm rõ thêm về các nội dung, cơ chế, chính sách đặc thù trong thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) như về phân bổ, giao dự toán chi thường xuyên ngân sách Trung ương; về điều chỉnh dự toán ngân sách nhà nước kế hoạch đầu tư vốn hàng năm; về ban hành quy trình thủ tục, tiêu chí mẫu, hồ sơ; về sử dụng ngân sách trong trường hợp giao chủ dự án; về quản lý sử dụng tài sản hình thành từ dự án hỗ trợ sản xuất; về ủy thác vốn tự cân đối ngân sách địa phương với qua Ngân hàng Chính sách xã hội…

Các đại biểu đề nghị với Chính phủ tiếp tục nghiên cứu kiến nghị của đoàn giám sát về các vướng mắc, khó khăn để ban hành theo thẩm quyền hoặc tiếp tục đề nghị Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội có những văn bản để tháo gỡ khó khăn một cách triệt để hơn những vấn đề còn thiếu hoặc còn vướng mắc.

Đại biểu Dương Khắc Mai. (Ảnh: Phạm Thắng)

Đại biểu Dương Khắc Mai. (Ảnh: Phạm Thắng)

Phát biểu tại hội trường, đại biểu Dương Khắc Mai (Đoàn Đắk Nông) nêu thực tế, hiện nay việc triển khai thực hiện cả 3 CTMTQG đã bước sang năm thứ 4, nhưng hiện còn nhiều dự án, tiểu dự án thuộc các chương trình, nhất là Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi vẫn chưa thể thực hiện được do vướng mắc trong quá trình ban hành các văn bản hướng dẫn. Do đó, đại biểu tiếp tục đề nghị cơ quan có liên quan sớm ban hành cơ chế, hướng dẫn để địa phương triển khai thực hiện theo đúng quy định.

Cùng với đó, cần bổ sung cơ chế tháo gỡ để việc triển khai được thuận lợi hơn như giảm tỷ lệ vốn đối ứng đối với người dân thụ hưởng vì bản thân họ rất khó khăn về điều kiện kinh tế và những địa phương còn khó khăn, phụ thuộc và cân đối ngân sách từ Trung ương như tỉnh Đắk Nông nói riêng và nhiều tỉnh khác trong cả nước nói chung, để đảm bảo việc thực hiện các CTMTQG đúng tiến độ.

Đại biểu cũng cho biết, trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, nhiều dự án, dự án thành phần thuộc 3 CTMTQG và các dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội khác chưa thể triển khai thực hiện được, vì lý do vướng vào diện tích quy hoạch, thăm dò, khai thác khoáng sản quặng bô xít. Do đó, nhiều dự án, thành phần dự án chậm tiến độ thực hiện, ảnh hưởng đến việc giải ngân vốn thuộc chương trình, ảnh hưởng chung đến việc phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh. Đại biểu đề nghị Chính phủ sớm quan tâm chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan có giải pháp tháo gỡ để tỉnh Đắk Nông kịp thời triển khai thực hiện 3 chương trình theo đúng tiến độ.

Đóng góp ý kiến về phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách Trung ương hàng năm, Đại biểu Mai Văn Hải (Đoàn Thanh Hóa) thống nhất với cơ chế đặc thù thực hiện dự toán chi thường xuyên. Trên thực tế, khi Chính phủ giao dự toán chi thường xuyên để thực hiện các CTMTQG theo dự án thành phần, lĩnh vực sẽ đảm bảo được việc kiểm soát chi đúng mục đích theo mục tiêu đề ra.

Nhưng bên cạnh đó, đại biểu Hải cho rằng, cũng còn những khó khăn, vướng mắc nảy sinh như trường hợp chi không đúng đối tượng, nội dung chi không còn phù hợp với thực tiễn của địa phương dẫn đến kết quả giải ngân vốn ngân sách thấp, đặc biệt là vốn sự nghiệp của CTMTQG...

Để khắc phục vấn đề trên, đại biểu đề xuất Thủ tướng Chính phủ giao dự toán chi thường xuyên ngân sách Trung ương hàng năm theo tổng kinh phí chi thường xuyên cho từng CTMTQG và giao cho HĐND địa phương phân bổ chi tiết đến từng dự án thành phần là hoàn toàn phù hợp, giúp cho các địa phương chủ động hơn và phân bổ sát thực tiễn thực hiện các nội dung của các CTMTQG.

Đại biểu cũng đề nghị làm rõ trường hợp nào cần thiết HĐND cấp tỉnh phân cấp cho HĐND cấp huyện phân bổ chi tiết đến từng dự án thành phần. Theo Đại biểu, nên xem xét giao cho HĐND cấp tỉnh phân bổ cho các huyện, thị xã, TP trong tổng kinh phí chi thường xuyên và giao HĐND cấp huyện phân bổ chi tiết đến từng dự án nội dung thành phần. Qua đó, tạo chủ động cho các huyện và sử dụng chi thường xuyên sát thực tiễn và hiệu quả. Đồng thời, cần phải có quy định rõ tiêu chí, nguyên tắc phân bổ để các địa phương thực hiện đảm bảo đúng mục đích, hiệu quả, thực hiện tốt các mục tiêu của CTMTQG đề ra, tránh tình trạng phân bổ một cách chủ quan, tập trung vào một số dự án cụ thể.

Đại biểu Nguyễn Quốc Luận. (Ảnh: Nghĩa Đức)

Đại biểu Nguyễn Quốc Luận. (Ảnh: Nghĩa Đức)

Về cơ chế thí điểm phân cấp cho cấp huyện trong quản lý, tổ chức thực hiện các CTMTQG, đại biểu Nguyễn Quốc Luận (Đoàn Yên Bái) đề nghị Quốc hội xem xét, lựa chọn phương án 2 (HĐND cấp tỉnh quyết định lựa chọn một huyện thực hiện thí điểm cơ chế phân cấp theo hướng phân cấp cho HĐND cấp huyện được quyết định điều chỉnh phương án phân bổ vốn đầu tư công, kinh phí thường xuyên giữa các CTMTQG trong kế hoạch, dự toán đã được cấp có thẩm quyền giao; cơ cấu nguồn vốn giữa chi đầu tư, chi thường xuyên của các dự án thành phần không còn đối tượng hỗ trợ để tập trung cho dự án thành phần khác của các CTMTQG).

Theo đại biểu Nguyễn Quốc Luận, phương án này sẽ tháo gỡ được khó khăn cho các địa phương, đảm bảo phân cấp triệt để cho cấp huyện, tạo sự chủ động, linh hoạt trong việc điều hành, quản lý, tổ chức triển khai thực hiện các CTMTQG và đảm thống nhất về mục tiêu chung của tỉnh.

Việc quy định HĐND cấp tỉnh căn cứ điều kiện thực tiễn, được quyết định lựa chọn một huyện thực hiện thí điểm cơ chế phân cấp là phù hợp với điều kiện thực tiễn của các địa phương. Ngoài ra, Đại biểu đề nghị, trong Nghị quyết cần quy định thêm: “Trên cơ sở kết quả phân cấp, HĐND cấp tỉnh có thể quyết định phân cấp thêm cho các huyện khác nhưng không vượt quá 50% số đơn vị cấp huyện trên địa bàn”.

Tin cùng chuyên mục

Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào sáng 15/11. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)

Cân nhắc bổ sung đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

(PLVN) - Về đề xuất bổ sung cựu Công an nhân dân vào đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu rõ, trong quá trình thực hiện việc sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế chưa có điều kiện đánh giá kỹ tác động về đối tượng này. Do đó, việc bổ sung đối tượng này sẽ được thực hiện khi sửa đổi toàn diện Luật Bảo hiểm y tế.

Đọc thêm

Diễn đàn Quốc gia Phát triển kinh tế số và xã hội số lần thứ II

Diễn đàn Quốc gia Phát triển kinh tế số và xã hội số lần thứ II
(PLVN) - Sáng 14/11, tại tỉnh Bình Dương, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương và UBND tỉnh Bình Dương tổ chức Diễn đàn Quốc gia Phát triển kinh tế số và xã hội số lần thứ II với chủ đề “Sáng tạo ứng dụng công nghệ số vào các ngành, lĩnh vực để phát triển kinh tế số và nâng cao năng suất lao động”. Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình dự và chỉ đạo hội nghị.

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc tại 'Thành phố Trung dũng - Quyết thắng'

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc. Ảnh: TTXVN
(PLVN) - Làm việc với Ban chấp hành (BCH) Đảng bộ TP Hải Phòng, thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Tổng Bí thư Tô Lâm chúc mừng và biểu dương những nỗ lực, cố gắng và những kết quả mà Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân TP Hải Phòng, "Thành phố Trung dũng - Quyết thắng", đã đạt được, đóng góp tích cực vào thành công chung của cả nước...

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đoàn kết phải được thể hiện bằng những hành động cụ thể

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đoàn kết phải được thể hiện bằng những hành động cụ thể
Nhân kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2024), sáng 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với nhân dân các dân tộc tại khu dân cư khu 8, thị trấn Na Sầm, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn. Cùng dự có lãnh đạo các bộ, ngành, Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn.

Tuyên bố chung Việt Nam - Peru

Tuyên bố chung Việt Nam - Peru
Nhân dịp Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức Peru theo lời mời của Tổng thống Dina Ercilia Boluarte Zegarra, ngày 13/11 theo giờ địa phương, hai bên đã ra tuyên bố chung về việc tăng cường quan hệ song phương giữa nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Peru. Trân trọng giới thiệu toàn văn Tuyên bố chung:

Hội thảo khoa học quốc gia 'Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn'

Ảnh minh họa. Nguồn: VOV
Ngày mai - 15/11, Hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn” diễn ra tại Hà Nội. Hội thảo do Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức.

Việt Nam - Peru hướng tới đưa quan hệ lên một tầm cao mới

Lễ đón Chủ tịch nước Lương Cường tại Sân bay Quốc tế Jorge Chávez ở Lima, Peru. (Ảnh: TTXVN).
(PLVN) - Chuyến thăm chính thức nước Cộng hòa Peru của Chủ tịch nước Lương Cường và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam diễn ra đúng vào dịp hai nước kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Chuyến thăm được kỳ vọng sẽ là dấu mốc lịch sử, góp phần củng cố nền tảng quan hệ chính trị tốt đẹp giữa hai nước, nâng cao hiệu quả hợp tác trong các lĩnh vực tiềm năng và hướng tới đưa quan hệ lên một tầm cao mới.

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 50 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 50 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Từ ngày 11 đến ngày 13/11/2024,tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 50. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:

Giao địa phương cơ chế đặc thù giải phóng mặt bằng cho đường sắt tốc độ cao

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng trình bày Tờ trình của Chính phủ về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam. (Ảnh: Phạm Thắng)
(PLVN) - Thảo luận về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Thủy đề nghị Chính phủ cần nghiên cứu kinh nghiệm, cơ chế giải quyết những dự án trước; đồng thời mạnh dạn giao địa phương có cơ chế đặc thù giải phóng mặt bằng để dự án có thể bảo đảm tiến độ đề ra.