Giá USD tăng vùn vụt khiến cho các mặt hàng nhập khẩu như ôtô, xe máy, điện máy cũng leo thang. Tính theo đồng VND, chỉ sau 1 đêm, giá các mặt hàng có thể tăng vài triệu đồng đến hàng chục triệu đồng.
Một tháng trước, giá USD tự do mới ở ngưỡng 19.500 đồng/USD, đạt mức trần của tỷ giá liên ngân hàng. Nhưng đến thứ 6 tuần qua, ngày 15/10, giá USD đã lên 19.800 đồng. Chỉ sau 2 hai ngày nghỉ, giá USD ngày thứ 2 đầu tuần này đã tăng lên 19.900 đồng/USD. Đến nay, giá USD thêm 130 đồng nữa, chạm mức kỷ lục nhất từ trước tới nay là 20.030 đồng/USD.
Một tháng trước, giá USD tự do mới ở ngưỡng 19.500 đồng/USD, đạt mức trần của tỷ giá liên ngân hàng. Nhưng đến thứ 6 tuần qua, ngày 15/10, giá USD đã lên 19.800 đồng. Chỉ sau 2 hai ngày nghỉ, giá USD ngày thứ 2 đầu tuần này đã tăng lên 19.900 đồng/USD. Đến nay, giá USD thêm 130 đồng nữa, chạm mức kỷ lục nhất từ trước tới nay là 20.030 đồng/USD.
Giá các mặt hàng nhập khẩu đắt đỏ là ôtô, xe máy chịu tác động mạnh của tỷ giá. |
Diễn biến này khiến hầu hết các mặt hàng phụ thuộc giá USD đều tăng giá mạnh. Sắm ôtô, xe máy: tốn thêm hàng chục triệu đồng chỉ vì tỷ giá. Ông Đặng Anh Thắng, chủ cửa hàng xe máy cao cấp Hằng Đạt, số 149, Bà Triệu cho biết, tỷ giá ngoại tệ tăng khiến giá mặt hàng xe máy nhập khẩu leo thang chóng mặt suốt một tháng qua. Đặc biệt, với riêng mặt hàng xe máy này, khách hàng chịu thiệt đơn thiệt kép khi tỷ giá EURO/USD và VND/USD cùng tăng.
Anh Thắng cho hay, xe máy nhập khẩu chủ yếu mua bằng đồng Euro, về trong nước lại bán theo đồng USD nên mặt hàng này còn phải chịu tác động tăng hai lần tỷ giá giữa hai ngoại tệ. Có lúc, tỷ giá USD/Euro cao đỉnh điểm tới 1,39-1,40, rồi lên 1,41 USD/Euro.
Do đó, nếu quy đổi ra tiền VND, người tiêu dùng vừa phải chịu tác động tăng giá trực tiếp ở biểu giá xe tính bằng đồng USD, lại vừa phải chịu hệ lụy từ giá USD tăng so với đồng VND. Ngày 19/10, tại cửa hàng Hằng Đạt, giá xe Spacy tăng mạnh nhất, ở mức 13.000 USD/xe. Giá xe SH của Honda phân khối 125cc biến động mạnh hơn so với dòng SH 150cc, hiện ở mức giá 6.100-6.300 USD/xe tùy màu. Xe SH 150 cũng dao động giá từ 7.700-7.800USD/xe tùy màu xe.
Tuy nhiên, các mức giá này mới chỉ là ổn định... được 2 ngày, anh Thắng cho biết. Nếu khách hàng mua xe sớm hơn 2 ngày trước, đã rẻ được 50 USD/xe. Cũng mức giá trên, nếu so với tuần trước, trung bình mỗi xe đã đắt thêm 200-300USD. Và nếu so sánh với tháng trước, giá xe đã cách biệt tới 500-600 USD/xe.
Nói về chu kỳ và nhịp độ tăng giá, anh Thắng cho biết, có hôm giá xe tăng chỉ 50-100USD nhưng cũng có hôm tăng tới 200 USD/xe. Có thể thấy, nếu tính theo giá USD tự do, khách hàng mua xe máy tại thời điểm này đã phải chi trả thêm 10-12 triệu đồng/xe tức 500-600 USD so với tháng trước, chỉ vì giá xe theo đơn vị USD tăng. Và trong mức giá tăng đó, đã chịu tác động tăng giá đồng USD so với VND.
Không chỉ vậy, nếu tính đến ngày 19/10, mỗi đồng USD đắt thêm khoảng 230 đồng so với khoảng 3 ngày trước, khách mua chiếc xe máy SH 125 phải trả thêm 1,449 triệu đồng, mua một chiếc xe Spacy giá 13.000 USD, phải trả thêm 2,9 triệu đồng. Còn nếu so với tháng trước, giá hai loại xe này đội thêm 3-6 triệu đồng/xe.
Với mặt hàng ôtô nhập khẩu, mức giá xe theo đồng Việt Nam còn tăng kỷ lục hơn. Không ít khách hàng mặc dù "chơi xe sang", đã phải ngần ngừ, đắn đo khi đưa ra quyết định mua xe tại thời điểm này. Tại showroom Luxury car, giá ôtô đang ổn định. Ví dụ, mẫu Lexus LX 350 phiên bản 2011, giá là 190.000-120.000USD, xe Venza của Toyota bản đầy đủ giá 7.400 USD/xe, xe Lexus GX 460 của Toyota dao động khoảng 150.000-152.000USD.
Theo anh Cường, giám đốc showroom này, thông thường, 10 khách mua xe hiện nay thì 9 khách mua trả góp có bảo lãnh của Ngân hàng, chỉ có 1 khách trả tiền mặt. Nếu khách trả tiền mặt ngay, các showroom thường tính theo giá USD tự do. Tuy nhiên, diễn biến giá USD vừa qua đã tăng mạnh liên tục thì khách hàng cũng phải tốn kém thêm khoản tiền do chênh lệch tỷ giá là không nhỏ.
Làm phép tính đơn giản, theo anh Cường, sẽ nhìn rõ mức "thiệt hại" này. Ví dụ, mua một chiếc Lexus GX460 với giá 150.000USD, so với tháng trước, khách đã phải bỏ thêm 79,5 triệu đồng. Còn nếu so với ngày thứ 6 tuần trước, khách hàng nào trả tiền xe vào hôm qua, sẽ phải mất thêm 34,5 triệu đồng. Còn nếu so với ngày thứ 2, chỉ qua một đêm, giá xe theo VND đã đắt thêm tới 19,5 triệu đồng.
Tất nhiên, có những vị khách chịu chơi, không mấy khi quan tâm việc tăng giá nhưng cũng không ít khách, cũng phải lui lại kế hoạch mua xe để chờ giá USD dịu xuống. Do đó, tỷ giá tăng không khiến các ông chủ showroom ôtô lãi hơn mà chỉ khiến việc tiêu thụ xe chậm hơn.
Hàng điện máy có nguy cơ giảm sức mua vì tỷ giá tăng (ảnh: Phạm Huyền) |
Bà Mai Lan, Công ty ôtô Hoàng Gia, cho hay, nếu xe nhập từ trước thì giá xe khá ổn định, nhưng nếu là các mẫu xe nhập gần đây, áp lực tăng tỷ giá rất mạnh. Ví dụ, Hyundai I30 tăng thêm 500 USD, giá khoảng 33.000-34.000 USD/xe. Dòng xe Santafe cũng dao động từ 54.000-55.000 USD. Có thể thấy, nếu mua xe những dòng trung cấp thời điểm này, và phải tính theo giá USD tự do chiều 19/10, các khách hàng cũng phải trả thêm khoảng 7,8 triệu đồng chỉ sau… 3 ngày. Sức mua hàng điện máy giảm 50%. Giá USD liên tục tăng cao mấy ngày nay cũng khiến giới kinh doanh hàng nhập khẩu điện máy, thực phẩm quan ngại về tình trạng sức mua giảm sút. Cửa hàng Digi World chuyên doanh các thiết bị công nghệ, kỹ thuật số trên phố Hàng Bài thường ngày vốn rất đắt khách trong và ngoài nước bởi giá cả phải chăng, một hai hôm nay bắt đầu vắng khách dần. Các nhân viên ở đây thay vì vẻ tất bật tư vấn, bán hàng thì hiện đều ngồi chơi đợi khách cả ngày. Theo ghi nhận của phóng viên,các sản phẩm tại cửa hàng được niêm yết bằng tiền Việt hiện đã được điều chỉnh tăng theo giá USD: từ mức giá 19.500 đồng/USD trước kia lên khoảng 20.000 đồng hiện tại. Với đó, một chiếc máy ảnh cách đây không lâu được niêm yết giá khoảng 5 triệu đồng thì hiện giá bán đã hơn 5 triệu đồng có lẻ không phải nhỏ, tăng thêm vài trăm nghìn đồng. Anh Tri, chủ cửa hàng này ước tính, doanh số bán ra hôm 19/10 - khi giá 1 USD vượt 20.000 đồng - phải giảm một nửa so với các ngày trước đó. “Cách đây vài tuần, Hà Nội diễn ra Đại lễ, sức mua vẫn bình thường, nhưng đến hôm nay thì mọi hoạt động mua bán gần như dừng hẳn. Những sản phẩm không phải là thiết yếu như cơm ăn, nước uống hàng ngày thì sức mua giảm trông thấy” - anh nói. Mặt hàng thực phẩm nhập khẩu trong khoảng 1 tháng trở lại đây cũng không nằm ngoài cơn lốc tăng giá theo USD. Giám đốc Công ty Minh Anh, chuyên nhập khẩu và phân phối các sản phẩm đồ uống, bánh kẹo từ châu Âu cho biết, do đồng Euro trên thị trường đã đạt xấp xỉ 28.000 đồng (cách đây 1 tháng, chỉ khoảng 25.000 đồng/Euro), nên giá bán các sản phẩm bánh kẹo của đơn vị này đã phải tăng thêm trên dưới 10%. Con số này vẫn được cho là nỗ lực “cầm cự, bớt lãi” của đơn vị để tránh “sốc” cho người tiêu dùng. Còn đại diện Công ty Nhất Nam, đơn vị chuyên nhập khẩu và phân phối rượu và hoa quả tươi trong hệ thống siêu thị Fivimart hôm 19/10 khẳng định, sau khi bán hết lượng hàng nhập về từ các lô trước đây, đơn vị sẽ tính đến việc điều chỉnh giá thành và giá bán. Đây là điều bất khả kháng dù không khó để thấy trước rằng sức mua khi ấy sẽ chững lại so với hiện tại. Trong khi đó ở mặt hàng điện máy, nhiều trung tâm lớn cho biết hiện giá bán vẫn chưa có gì thay đổi. Thứ nhất, đó là do lượng hàng dự trữ, tồn kho vẫn còn dồi dào. Với những hãng đã có nhà máy sản xuất, lắp ráp ở Việt Nam thì giá cả hàng hoá thường ổn định, kế hoạch nhập linh kiện, sản xuất hiện đã hoàn tất, giờ chỉ còn việc tập trung bán hàng. Hơn nữa, các nhà bán lẻ lớn lại đang ra sức giảm giá hơn nữa nhằm thu hút khách. Theo anh Ngô Thành Đạt, đại diện trung tâm điện máy Trần Anh, hiện chưa dám khẳng định về đợt tăng giá các mặt hàng điện máy trong thời gian tới, nhưng chắc chắn rằng từ nay đến cuối năm xu hướng giảm và bình ổn giá sẽ vẫn là chủ đạo trong bối cảnh cạnh tranh “khốc liệt”.
Theo Phạm Huyền- Nguyễn Nga
VNR 500
VNR 500