Tăng tỷ lệ nợ công thêm từ 2-3% GDP: Vẫn đảm bảo chỉ tiêu cho phép

Ông Võ Hữu Hiển, Phó Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại, Bộ Tài chính.
Ông Võ Hữu Hiển, Phó Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại, Bộ Tài chính.
(PLVN) -Trước tác động của dịch Covid-19, Thủ tướng Chính phủ vừa có chủ trương xem xét việc tăng tỷ lệ nợ công thêm từ 2-3% GDP để có thêm nguồn lực hỗ trợ nền kinh tế. Chủ trương trên sẽ ảnh hưởng đến khả năng trả nợ nước ngoài, an toàn tài chính quốc gia như thế nào? Ông Võ Hữu Hiển - Phó Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại, Bộ Tài chính - đã có những chia sẻ về vấn đề này.

Áp lực vay nợ mới trả nợ cũ

Theo ông Võ Hữu Hiền, trên cơ sở kịch bản tăng trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư trình Chính phủ, Quốc hội, Bộ Tài chính đã đưa ra các kịch bản đánh giá tác động đến cân đối ngân sách nhà nước và nợ công. Với việc thực hiện quyết liệt các giải pháp điều hành, có tính đến phương án tiếp tục triển khai chính sách nới lỏng tài khóa để hỗ trợ nền kinh tế, tùy vào kết tăng trưởng trong bối cảnh đại dịch Covid-19, chúng tôi dự kiến nợ công có thể lên khoảng 57-58% GDP cuối năm 2020.

Trong năm 2020, khả năng thu Ngân sách nhà nước (NSNN) không đạt mục tiêu đặt ra sẽ gây áp lực lên chỉ tiêu nghĩa vụ trả nợ so với thu NSNN vốn đang có xu hướng tăng lên trong những năm gần đây, tiến rất sát ngưỡng 25% được Quốc hội cho phép trong giai đoạn 2016-2020.

Đối với giai đoạn 2021-2025, Quốc hội chưa xem xét, phê duyệt mức trần cho chỉ tiêu trả nợ của Chính phủ. Tuy nhiên, việc tính toán các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô, trong đó bao gồm các tài khóa, dựa trên GDP đã đánh giá lại đồng nghĩa với nhu cầu huy động vốn để bù đắp bội chi NSNN có thể tăng lên rất cao khi xét về giá trị tuyệt đối.

Theo phân tích của Bộ Tài chính, nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ sẽ tập trung cao vào những năm đầu và cuối giai đoạn, có những năm có thể vượt ngưỡng 25%, chủ yếu do các khoản trái phiếu Chính phủ trong nước phát hành trong giai đoạn trước đáo hạn trong những năm này.

“Điều này một mặt dẫn đến tình trạng dư địa ngân sách cho các khoản chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên sẽ giảm mạnh; mặt khác việc thu xếp nguồn tiền để trả nợ là điều không thể xem nhẹ, nhất là khi nhiều năm nay, chúng ta vẫn phải vay nợ mới để trả nợ cũ”- ông Võ Hữu Hiền nói.

Vẫn đảm bảo chỉ tiêu cho phép

Theo kế hoạch vay, trả nợ công năm 2020 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt, kế hoạch vay của Chính phủ năm 2020 là 501 nghìn tỷ đồng, gồm: vay trong nước 394 nghìn tỷ đồng và vay nước ngoài 107 tỷ đồng.

Trường hợp tăng vay vốn thêm 2-3% GDP để bổ sung nguồn lực cho đầu tư phát triển, hỗ trợ nền kinh tế ứng phó trước tác động của đại dịch Covid-19, theo tính toán của Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại, khả năng các chỉ tiêu nợ công, nợ Chính phủ so với GDP vẫn nằm trong giới hạn được Quốc hội cho phép.

Nợ công so với GDP giảm mạnh từ 63,7% năm 2016 xuống khoảng 55% cuối năm 2019.
 Nợ công so với GDP giảm mạnh từ 63,7% năm 2016 xuống khoảng 55% cuối năm 2019.

Tuy vậy, ông Võ hữu Hiển cho rằng: “Phương án vay bổ sung 2-3% GDP trong năm 2020, tương ứng với 180-240 nghìn tỷ đồng (trên cơ sở GDP đánh giá lại), so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt cũng sẽ là thách thức không nhỏ”.

Một mặt, tình hình giải ngân nguồn vốn đầu tư công, trong đó có các khoản vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài từ đầu năm đến nay còn rất chậm, việc thực hiện 100% kế hoạch vốn trong năm đã được Quốc hội, Chính phủ giao đòi hỏi nỗ lực rất lớn.

Hiện còn trên 10 tỷ USD các khoản vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài đã ký kết, cần ưu tiên giải ngân ngay trong năm này cũng như giai đoạn tới theo đúng cam kết với các nhà tài trợ.

“Việc huy động vốn vay nước ngoài cho chương trình dự án mới đòi hỏi thời gian chuẩn bị dài, có thể lên tới 2-3 năm do đòi hỏi nhiều thủ tục, trình tự phải triển khai trước khi có thể hoàn thành đàm phán, ký kết và giải ngân. Nếu huy động vốn vay nước ngoài để hỗ trợ trực tiếp cho ngân sách có thể triển khai nhanh hơn, nhưng thông thường các khoản vay này có quy mô nhỏ và kèm theo ràng buộc chính sách” - vị lãnh đạo Bộ Tài chính nhận định.

Mặt khác, khả năng hấp thụ vốn của thị trường trái phiếu Chính phủ trong nước còn hạn chế. Việc thực hiện phát hành thêm khối lượng vốn lớn sẽ dẫn đến nguy cơ gây áp lực gia tăng chi phí vay vốn của Chính phủ, hoặc dẫn đến rủi ro tái cấp vốn trong những năm sau trong trường hợp Chính phủ phải phát hành trái phiếu kỳ hạn ngắn để đáp ứng nhu cầu vay tăng cao.

Lấy ví dụ một số nước, Phó Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại cho biết: “Việc bội chi, nợ công gia tăng mạnh trở lại, cũng như việc tham gia vào các sáng kiến giảm nợ của một số tổ chức quốc tế đã ảnh hưởng trực tiếp và tiêu cực lên hệ số tín nhiệm của một số nước. Việc này gắn với hệ lụy một mặt làm ảnh hưởng đến uy tín và hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế, mặt khác còn làm tăng chi phí vay vốn của toàn bộ nền kinh tế. Ví dụ như: E-ti-ô-pia, Pakistan, Ca-mơ-run, Sê-nê-gan, Bờ biển Ngà gần đây đều bị các tổ chức xếp hạng tín nhiệm hạ bậc/đưa vào diện xem xét hạ bậc khi bày tỏ nguyện vọng tham gia vào Sáng kiến Giảm nợ của G20”.

Từ những phân tích trên, theo ông Võ Hữu Hiển, việc huy động các nguồn vay mới, bao gồm cả các khoản hỗ trợ Covid-19, cần được thẩm định, lựa chọn kỹ về tính hiệu quả, so sánh chi phí-lợi ích để đảm bảo khả năng trả nợ trong trung, dài hạn trước khi quyết định vay. Trường hợp Quốc hội phê duyệt điều chỉnh tăng tỷ lệ bội chi ngân sách nhà nước năm 2020, cần tính đến việc huy động từ các quỹ dự trữ tài chính trong nước, từ ngân quỹ nhà nước, cũng có thể phải tính đến phương án phát hành trái phiếu Chính phủ trên thị trường vốn quốc tế. Đồng thời, cũng cần đa dạng hóa các nguồn lực khác như tranh thủ nguồn viện trợ, đầu tư trực tiếp nước ngoài để giảm áp lực lên nợ công.

Như vậy, “việc tính toán, đề xuất trần nợ công để trình Quốc hội xem xét, phê duyệt trong giai đoạn sẽ được cân nhắc kỹ để đảm bảo mục tiêu giữ vững an ninh tài chính quốc gia, bền vững nợ. Một mặt phù hợp với khả năng vay vốn trên thị trường để đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển, mặt khác phù hợp với khả năng trả nợ của ngân sách, không làm ảnh hưởng đến xếp hạng tín nhiệm quốc gia cũng như hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế” - ông Hiển nói.

Đọc thêm

Tận dụng tối đa cơ hội từ các FTA thế hệ mới, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng bền vững

Hình ảnh minh họa.
(PLVN) - Việt Nam cần tập trung vào các mục tiêu cụ thể để giải quyết hiệu quả các thách thức trọng tâm trong việc thực thi các FTA thế hệ mới, nhằm tận dụng các cơ hội đang có và khắc phục một số hạn chế, qua đó hướng đến thúc đẩy nền kinh tế phục hồi và phát triển theo hướng bền vững.

Hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu tiếp cận và thích ứng với xu hướng chuyển đổi xanh của EU

Bà Trịnh Thị Thu Hiền, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương phát biểu khai mạc.
(PLVN) -  Xuất khẩu sang thị trường EU có nhiều lợi thế từ việc tận dụng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu ( Hiệp định EVFTA ). Tuy nhiên, EU là thị trường khó tính trong việc áp dụng quy định về hàng rào phi thuế quan, đặc biệt là tiêu chuẩn kỹ thuật và phát triển bền vững.

Lưu ý quan trọng cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sang Trung Đông

Năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản sang Trung Đông dự kiến đạt hơn 360 triệu USD. (Ảnh minh hoạ)
(PLVN) - Trong 11 tháng năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Trung Đông đạt 334 triệu USD, chiếm gần 4% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của cả nước. Dự kiến, năm 2024, xuất khẩu sang thị trường này ước đạt hơn 360 triệu USD, nằm trong top 2 thị trường nhập khẩu thuỷ sản có tăng trưởng mạnh nhất sau Trung Quốc.

Gia tăng hiệu quả ứng phó với điều tra phòng vệ thương mại

Thép là mặt hàng có tần suất bị điều tra phòng vệ thương mại lớn nhất. (Ảnh minh họa: MOIT)
(PLVN) - Số lượng các vụ kiện phòng vệ thương mại (PVTM) ở các thị trường lớn đang gia tăng, sẽ tác động rất lớn đến kim ngạch xuất khẩu. Do đó, Bộ Công Thương tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp PVTM để ứng phó với các vụ việc do nước ngoài điều tra và áp dụng đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam.

7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội về phòng vệ thương mại trong Hiệp định EVFTA và các FTA thế hệ mới

Bộ Công Thương đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu đãi từ EVFTA cũng như các FTA thế hệ mới.
(PLVN) - Bộ Công Thương đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu đãi từ EVFTA cũng như các FTA thế hệ mới. Đại diện Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương đã đưa ra 7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội xử lý hiệu quả các biện pháp phòng vệ thương mại.

FTA Index: Công cụ giúp Bắc Giang khai phá thị trường tiềm năng và sản phẩm xuất khẩu

Lĩnh vực công nghiệp điện tử tại Bắc Giang rất phát triển.
(PLVN) - Đối với Bắc Giang (BG), FTA Index có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng thương mại và đầu tư. Việc áp dụng các chỉ số FTA Index giúp Bắc Giang hiểu rõ hơn về các cơ hội và thách thức trong việc tận dụng các FTA, từ đó có thể đưa ra các chiến lược phù hợp để phát triển kinh tế, gia tăng xuất khẩu và thu hút đầu tư.

Dự báo lãi suất xu hướng tăng đến cuối năm

Dự báo ngân hàng sẽ “hút” mạnh tiền gửi dịp cuối năm. (Ảnh: TBNH)
(PLVN) -  Với việc các ngân hàng đang đồng loạt tăng lãi suất, lượng tiền gửi vào các ngân hàng cũng tăng đều theo từng tháng, các chuyên gia dự báo trong giai đoạn này, xu hướng dòng tiền đã quay trở lại sản xuất.

Hiện thực hóa chủ trương phát triển công nghiệp bán dẫn

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Phát triển lĩnh vực bán dẫn là đột phá chiến lược và cũng là nhiệm vụ trọng tâm, là việc cần làm, phải làm và quyết tâm làm bằng được. Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khi giao nhiệm vụ chung và các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể với các Bộ, ngành, địa phương, tại Phiên họp lần thứ nhất vừa diễn ra của Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn.

Ngành Hải quan phải hướng tới mục tiêu kép

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng phát biểu chỉ đạo Hội nghị. (Ảnh: H.P)
(PLVN) - Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng, trong thời gian tới, ngành Hải quan phải nỗ lực giải quyết thách thức, vừa đơn giản hóa thủ tục, vừa tăng cường phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại để hướng tới mục tiêu kép: tạo thuận lợi thương mại tối đa vừa đảm bảo an ninh quốc gia vừa chống thất thu ngân sách cao nhất.

Anh gia nhập CPTPP sẽ tạo động lực mới trong quan hệ song phương Việt Nam - Anh

Ngành thủy sản sẽ có được những thuận lợi rất lớn khi cam kết chính thức có hiệu lực.
(PLVN) - Ngày 15/12, Vương quốc Anh đã trở thành quốc gia châu Âu đầu tiên gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Việc Vương quốc Anh tham gia Hiệp định CPTPP đánh dấu một chương mới trong quan hệ kinh tế, thương mại giữa các nước trong khu vực nói chung và giữa Việt Nam - Anh nói riêng, mở ra cơ hội tăng cường thương mại, thu hút đầu tư và đẩy mạnh hợp tác trên nhiều lĩnh vực.