Tặng thực phẩm, khẩu trang, nước rửa tay cho hơn 9.100 nạn nhân bom mìn và gia đình

Hình ảnh tại lễ trao tặng. Ảnh: UNDP Việt Nam.
Hình ảnh tại lễ trao tặng. Ảnh: UNDP Việt Nam.
(PLVN) - Ngày 26/5, bà Caitlin Wiesen - Đại diện thường trú của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) - và ông Cho Han Deog - Giám đốc Quốc gia Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc (KOICA) tại Việt Nam - đã trao tặng các phần quà là thực phẩm, khẩu trang và nước rửa tay đến hơn 9.100 nạn nhân bom mìn và gia đình các nạn nhân ở hai tỉnh Quảng Bình và Bình Định.

Theo UNDP tại Việt Nam, với sự hỗ trợ của Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia (DFAT), Đại sứ quán Ireland tại Việt Nam và KOICA, UNDP đã triển khai khảo sát nhanh nhằm xác định các thách thức về sức khỏe và kinh tế xã hội mà người khuyết tật đang phải đối mặt trong thời kỳ dịch bệnh COVID-19. 

Nhiều nạn nhân bom mìn ở 2 tỉnh Quảng Bình và Bình Định đã tham gia khảo sát và chia sẻ những khó khăn của họ trong việc tiếp cận dịch vụ y tế và các vật dụng cơ bản như thực phẩm và đồ bảo hộ cá nhân.

Kết quả khảo sát cho thấy, 66% nạn nhân bom mìn không có đủ tiền để mua nhu yếu phẩm, 59% chia sẻ thu nhập gia đình của họ giảm và 35% đang phải đối mặt với tình trạng thất nghiệp tạm thời.

Theo khảo sát, thực phẩm, khẩu trang và nước rửa tay là 3 nhu yếu phẩm mà các nạn nhân bom mìn cần được hỗ trợ nhiều nhất để ứng phó với đại dịch COVID-19. 

Nhằm kịp thời đáp ứng các nhu cầu đó, ngày 26/5, bà Caitlin Wiesen - Đại diện thường trú của UNDP tại Việt Nam - và ông Cho Han Deog - Giám đốc Quốc gia Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc (KOICA) tại Việt Nam - đã trao tặng các phần quà là thực phẩm, khẩu trang và nước rửa tay đến hơn 9.100 nạn nhân bom mìn và gia đình các nạn nhân ở hai tỉnh Quảng Bình và Bình Định.

“Chúng tôi mong muốn kịp thời đáp ứng một số nhu cầu cấp thiết của các nạn nhân bom mìn về phòng chống dịch COVID-19”, bà Caitlin Wiesen - Đại diện Thường trú UNDP Việt Nam – nói.

“Rất nhiều người dân bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19. Trong cuộc chiến chống dịch, sự đoàn kết của các quốc gia rất quan trong. Những vật phẩm được dự án Việt Nam-Hàn quốc hợp tác khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh trao tặng cho nạn nhân bom mìn là tình cảm và sự đoàn kết của nhân dân Hàn Quốc đối với nhân dân Việt Nam, Giám đốc quốc gia của KOICA Han-Deog Cho phát biểu tại lễ trao tặng. 

Hỗ trợ nạn nhân bom mìn và gia đình các nạn nhân là một nội dung chính trong Dự án Việt Nam - Hàn Quốc Hợp tác khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh do Trung tâm Hành động bom mìn Quốc gia Việt Nam (VNMAC), KOICA và UNDP phối hợp triển khai từ đầu năm 2018.

Dự án nhằm tăng cường các hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh, hướng tới cộng đồng an toàn và phát triển bền vững. 

Cùng với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Dự án đã xây dựng cơ sở dữ liệu chính thức của 75.000 người khuyết tật, trong đó có 9.100 nạn nhân bom mìn. Cơ sở dữ liệu này còn bao gồm thông tin đánh giá nhu cầu hỗ trợ của người khuyết tật, qua đó cho phép Dự án cung cấp các hỗ trợ phù hợp đến các nhóm đối tượng đích.

Dự án Việt Nam - Hàn Quốc Hợp tác khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh còn trú trọng tăng cường quản trị và quản lý các hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn ở cấp quốc gia và giảm thiểu tai nạn trong tương lai bằng cách nâng cao nhận thức của cộng đồng địa phương về nguy cơ tiềm ẩn từ bom mìn vật nổ. 

Cho đến nay, Dự án đã khảo sát gần 17.000 ha và giải phóng hơn 4.000 ha đất bị ô nhiễm ở Quảng Bình và Bình Định, cung cấp thêm đất cho các dự án phát triển tại hai tỉnh này. Ngoài ra, hơn 150.000 học sinh và người dân địa phương đã được giáo dục về các hành vi an toàn khi sống trong môi trường bị ảnh hưởng bởi bom mìn, vật nổ sót lại sau chiến tranh.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.