Tăng mức đóng Bảo hiểm xã hội tự nguyện tối thiểu từ năm 2022

Cán bộ BHXH tuyên truyền chính sách BHXH tự nguyện đến các tiểu thương
Cán bộ BHXH tuyên truyền chính sách BHXH tự nguyện đến các tiểu thương
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Từ ngày 01/01/2022, theo quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025 tại Nghị định số 07/2021/NĐ-CP của Chính phủ, mức chuẩn nghèo của khu vực nông thôn tăng từ 700.000 đồng lên 1.500.000 đồng/tháng, theo đó, mức Nhà nước hỗ trợ đóng Bảo hiểm xã hội tự nguyện (BHXH tự nguyện) và mức đóng BHXH tự nguyện tối thiểu năm 2022 cũng tăng theo.

Theo quy định của Luật BHXH, mức đóng BHXH tự nguyện hàng tháng bằng 22% mức thu nhập tháng do người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn. Mức thu nhập tháng do người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở tại thời điểm đóng.

Căn cứ vào Nghị định số 07/2021/NĐ-CP của Chính phủ, từ ngày 01/01/2022, mức đóng BHXH tự nguyện sẽ thay đổi, như sau: Mức đóng BHXH tự nguyện thấp nhất là: 22% x 1.500.000 đồng = 330.000 đồng/tháng. Tăng 176.000 đồng/tháng so với mức đóng BHXH tự nguyện của năm 2021 (chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn tại thời điểm này là 700.000 đồng).

Đồng thời, mức hỗ trợ tiền đóng của Nhà nước đối với người tham gia BHXH tự nguyện cũng tăng lên. Theo đó, đối với người tham gia thuộc: hộ nghèo - số tiền hỗ trợ tăng từ 46.200 đồng lên 99.000 đồng/tháng (tăng 52.800 đồng); hộ cận nghèo - số tiền hỗ trợ tăng từ 38.500 đồng lên 82.500 đồng/tháng (tăng 44.000 đồng) và đối tượng khác - số tiền hỗ trợ tăng từ 15.400 đồng lên 33.000 đồng/tháng (tăng 17.600 đồng).

Cụ thể, mức đóng BHXH tự nguyện tối thiểu sau khi áp dụng mức hỗ trợ đóng của Nhà nước như sau:

Đồng thời, hiện trong năm 2022, do chưa thực hiện cải cách tiền lương nên lương cơ sở năm 2022 vẫn là 1.490.000 đồng/tháng. Vì thế, mức đóng BHXH tự nguyện tối đa là: 1.490.000 đồng x 20= 29.800.000 đồng/tháng.

Lưu ý, khi Chính phủ điều chỉnh mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn trong thời gian mà người tham gia BHXH tự nguyện đã đóng trước đó theo phương thức đóng 3 tháng, 6 tháng hay 12 tháng hoặc đóng một lần cho nhiều năm về sau thì người tham gia không phải điều chỉnh mức chênh lệch số tiền đã đóng.

Lợi ích khi tham gia BHXH tự nguyện

-Được hưởng lương hưu hằng tháng khi về già.

-Được cấp thẻ BHYT miễn phí trong suốt thời gian hưởng lương hưu.

-Được Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí tham gia.

-Lương hưu được điều chỉnh theo Chỉ số giá tiêu dùng.

-Được lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp với thu nhập của bản thân.

-Trường hợp không tiếp tục tham gia, nếu có yêu cầu, được hưởng BHXH một lần tính theo số năm đã đóng BHXH;

-Thân nhân được hưởng trợ cấp mai táng (10 lần lương cơ sở) và chế độ tuất khi người tham gia qua đời.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Bộ Tài chính phát hành Công văn làm rõ quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô

Ảnh minh họa
(PLVN) - Để thuận lợi hơn trong quá trình tổ chức thực hiện Nghị định 72/2023/NĐ-CP (NĐ 72) ngày 26/9/2023 của Chính phủ quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô, ngày 2/10, Bộ Tài chính đã có Công văn 10534/BTC-QLCS gửi các bộ, ngành, địa phương; đoàn Đại biểu quốc hội các tỉnh, thành phố làm rõ hơn một số quy định của Nghị định.

Vụ án tranh chấp đất cho thuê trước 1975 tại TP Hồ Chí Minh: Bị đơn mong có phán quyết “thấu tình đạt lý”

Bà Võ Thị Mộng Thu (Bị đơn trong vụ án) tại buổi trao đổi với phóng viên.
(PLVN) - Mới đây, Chánh án TAND Tối cao vừa ban hành Quyết định Kháng nghị Giám đốc thẩm đối với vụ án “Tranh chấp hợp đồng thuê quyền sử dụng đất và đòi lại giá trị quyền sử dụng đất” giữa Nguyên đơn là bà Kiều Thị Đông; bị đơn là Nguyễn Thị Hường; Bị đơn là bà Vũ Thị Mộng Thu (cả Nguyên đơn và Bị đơn cùng trú tại phường 11, quận Phú Nhuận, TP Hồ Chí Minh).

Tổ chức cuộc họp của cộng đồng dân cư: Phương thức để nhân dân bàn và quyết định các vấn đề ở cơ sở

Cuộc họp của cộng đồng dân cư là một trong những phương thức để phát huy quyền làm chủ của nhân dân. (Ảnh minh họa - Nguồn: Internet)
(PLVN) - Tổ chức cuộc họp của cộng đồng dân cư (CĐDC) là một trong những phương thức để thực hiện quyền của nhân dân trong việc bàn và quyết định những vấn đề liên quan đến CĐDC, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, để họ thể hiện ý chí, nguyện vọng, chính kiến của mình thông qua việc thảo luận, tham gia ý kiến, quyết định và kiểm tra, giám sát các vấn đề ở cơ sở theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.

Dự án Ascent Plaza của Cty Tiến Phát Đông Bắc: Khách hàng trông ngóng chủ đầu tư sớm thực hiện cam kết

Dự án Ascent Plaza tại 375 - 377 Nơ Trang Long của Cty Tiến Phát Đông Bắc đã ngừng thi công.
(PLVN) - Mới xin được chủ trương đầu tư, chưa được phép mở bán, Cty TNHH Tiến Phát Đông Bắc (địa chỉ 235 Võ Thị Sáu, phường 7, quận 3, TP HCM) đã mở bán, nhận đặt cọc của khách cho dự án nhà ở cao tầng kết hợp thương mại dịch vụ tại số 375 - 377, Nơ Trang Long, phường 13, quận Bình Thạnh (tên thương mại Ascent Plaza). Bị phát hiện vi phạm thì Cty thanh lý hợp đồng, hứa trả lại tiền nhưng đến nay hơn 1 năm, khách vẫn chưa nhận được tiền.

Nghệ An: Khu đất trung tâm hành chính tập trung bị bỏ không nhiều năm

Thông báo của Văn phòng Chính phủ và Nghị quyết của HĐND tỉnh đồng ý chủ trương xây dựng trụ sở mới Sở TN&MT Nghệ An.
(PLVN) - Khu đất dự định xây dựng khu trung tâm hành chính tập trung (TTHCTT) sở, ngành Nghệ An để không hơn một thập kỷ tại phường Hưng Phúc (TP Vinh). Nhưng hiện nay, Nghệ An đã cho phép một số sở, ngành xây dựng một số công sở riêng biệt, trong khi chưa hủy bỏ quy hoạch khu TTHCTT cũ.

Kỷ luật một số cán bộ Trường Đại học Quảng Bình

Trường đại học Quảng Bình.
(PLVN) - Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy Quảng Bình cho biết, mới đây, tại Kỳ họp thứ 23 của UBKT Tỉnh ủy khóa XVII đã xem xét báo cáo kết quả kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm với Đảng ủy Trường Đại học (ĐH) Quảng Bình.

Vụ đòi đất tại Liên Khê (Khoái Châu, Hưng Yên): UBND tỉnh đôn đốc giải quyết

Vụ đòi đất tại Liên Khê (Khoái Châu, Hưng Yên): UBND tỉnh đôn đốc giải quyết
(PLVN) - Trong đơn phản ánh gửi cơ quan chức năng, bà Trần Thị Nhung (ngụ phường Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội) cho biết, nhiều năm nay mẹ bà và bà đã có nhiều đơn gửi cơ quan chức năng tỉnh Hưng Yên và Bộ TN&MT về sự việc liên quan đến thửa đất số 70, tờ bản đồ số 03, thôn Cẩm Khê, xã Liên Khê, huyện Khoái Châu (là đất tổ tiên bà để lại).