Tăng cường vai trò cộng đồng trong phòng chống HIV/AIDS

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLVN) - Dịch HIV/AIDS tiếp tục có xu hướng giảm trên nhiều tiêu chí như: Giảm số người nhiễm mới, giảm số người chuyển sang giai đoạn AIDS và giảm số người tử vong do AIDS. Đặc biệt, sau 5 năm cam kết hưởng ứng mục tiêu 90-90-90 của Liên Hợp quốc, Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

TS. Hoàng Đình Cảnh, Phó Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) cho biết như trên tại hội thảo: “Tăng cường vai trò của cộng đồng trong phòng chống HIV/AIDS” do Cục Phòng chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) phối hợp với Dự án Quỹ toàn cầu phòng, chống HIV/AIDS và PEPFAR tại Việt Nam tổ chức ngày 14/11, tại Hà Nội.

Hội thảo “Tăng cường vai trò của cộng đồng trong phòng chống HIV/AIDS” được tổ chức để ghi nhận sự đóng góp của các tổ chức cộng đồng phòng chống HIV/AIDS, huy động sự tham gia của cộng đồng và tổ chức dựa vào cộng đồng vào các mục tiêu kiểm soát dịch HIV/AIDS.

TS. Hoàng Đình Cảnh cho hay, số lượng người nhiễm HIV được điều trị HIV/AIDS liên tục tăng qua các năm. Ở Việt Nam hiện có 131.000 bệnh nhân đang được điều trị ARV, hơn 52.000 người đang được điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone, mỗi năm xét nghiệm HIV cho khoảng 2 triệu người, hàng chục triệu lượt người được tiếp cận truyền thông, bao cao su, bơm kim tiêm...

Một trong những điểm sáng trong công tác phòng, chống HIV/AIDS năm 2019 là Việt Nam nằm trong nhóm các nước thực hiện hiệu quả nhất trên thế giới, đã điều trị ức chế tải lượng virus HIV ở mức không phát hiện được.

Việt Nam cũng đang quyết liệt triển khai chiến dịch truyền thông trên quy mô lớn "K=K", nghĩa là người nhiễm HIV, uống thuốc ARV hằng ngày đến mức đạt được và duy trì tải lượng virus không phát hiện, không có nguy cơ lây truyền HIV qua đường tình dục.

Chương trình "K=K" (không phát hiện = không lây truyền) là phát hiện quan trọng giúp người có hành vi nguy cơ tăng cường xét nghiệm sớm HIV; người được chẩn đoán nhiễm HIV sống tích cực, tiếp cận sớm dịch vụ điều trị và tuân thủ điều trị, xét nghiệm tải lượng HIV định kỳ. Bằng chứng khoa học này giúp người cung cấp dịch vụ và cộng đồng giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS.

Theo TS. Hoàng Đình Cảnh, có được những kết quả trên là nhờ có sự tham gia mạnh mẽ từ các tổ chức dựa vào cộng đồng trong phòng chống HIV/AIDS. Bởi nếu chỉ để hệ thống y tế công làm vai trò này sẽ không thể tiếp cận hiệu quả với nhiều đối tượng, nhất là các đối tượng yếu thế trong xã hội. Ước tính ở Việt Nam, các tổ chức xã hội đã đóng góp từ 20-50% trong số các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS.

Ông Mark P. Troper , Giám đốc điều phối PEPFAR - Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội ghi nhận những đóng góp của các tổ chức cộng đồng cho chương trình phòng chống HIV/AIDS. Ông Troper bày tỏ sự ấn tượng về cách thức tổ chức, chia sẻ trách nhiệm, cùng chung tay hướng tới mục tiêu là kiểm soát dịch và cải thiện chất lượng cuộc sống của những người chịu ảnh hưởng bởi HIV.

Các nhóm cộng đồng, mạng lưới và doanh nghiệp xã hội ngoài vai trò cung cấp các dịch vụ như truyền thông, phân phát bơm kim tiêm, bao cao su, chuyển các đối tượng đến các cơ sở y tế nhận dịch vụ thích hợp hay chăm sóc tại nhà. Thời gian gần đây, các tổ chức xã hội còn cấp các dịch vụ khác như tư vấn xét nghiệm HIV tại cộng đồng, điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP) hay vận động chính sách, tham gia lập kế hoạch và theo dõi, đánh giá.

Tin cùng chuyên mục

Cách tốt nhất để phòng ngộ độc methanol do uống rượu là không uống rượu Theo bà Nguyễn Thị Ngọc Yến - Giám đốc Trung tâm Pháp y Hà Nội, methanol là một loại cồn rất độc, không được phép sử dụng trong rượu. Loại cồn này thường được sử dụng trong công nghiệp, trong phòng thí nghiệm làm dung môi... Tuy nhiên, thực tế vẫn có một hàm lượng methanol tự nhiên sinh ra khi sản xuất rượu, nhưng với lượng rất thấp. Tuy nhiên, trong các vụ ngộ độc do rượu chứa methanol gần đây thì hầu hết hàm lượng methanol trong rượu đều vượt hàng trăm, thậm chí hàng nghìn lần cho phép. Cũng theo bà Yến, điều đáng lo ngại là nhiều người dân hiện nay vẫn chưa có ý thức đề phòng rượu giả và thiếu kiến thức nhận diện rượu có nguồn gốc từ cồn công nghiệp. Về nhận diện, methanol rất giống với rượu ethanol thông thường, thậm chí còn ngọt, dễ uống hơn. Khi mới uống, người uống cũng có cảm giác giống với say rượu nên dễ bị nhầm lẫn. Tuy nhiên, sau uống, bệnh nhân sẽ có biểu hiện mờ mắt, lơ mơ, thở nhanh và thở sâu giống như khó thở do nhiễm toan chuyển hóa, co giật, hôn mê, trong tình trạng nguy kịch... “Cách tốt nhất để phòng ngộ độc methanol do uống rượu là không uống rượu. Nếu không thể từ chối thì uống hạn chế và chỉ uống rượu có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, không uống các loại rượu trôi nổi, rượu giả, rượu không chứng minh được nguồn gốc, xuất xứ, không uống rượu ngâm với lá, rễ cây, phủ tạng động vật không rõ độc tính hay rượu ngâm theo kinh nghiệm cá nhân, không uống rượu khi đang đói, mệt hoặc đang uống thuốc điều trị, trẻ em không được uống rượu, bia”, bà Yến nhấn mạnh.

Tỉnh táo khi uống rượu, đừng để rượu “uống” mình!

(PLVN) - Rượu từ lâu đã là một thức uống quen thuộc, gắn liền với đời sống con người, nhất là trong các dịp lễ, Tết, du xuân. Nhưng, có một điều không thể phủ nhận là việc lạm dụng rượu rất có tác hại đối với sức khỏe. Thời gian qua, tình trạng lạm dụng rượu có xu hướng tăng nhanh, phức tạp. Và đáng ngại hơn cả, trong số đó không ít trường hợp là do sử dụng rượu không rõ nguồn gốc, chất lượng kém.

Đọc thêm

Ứng dụng 'Bạch Mai Care' tiện lợi cho người trẻ, bệnh nhân lớn tuổi e dè

Ứng dụng 'Bạch Mai Care' tiện lợi cho người trẻ, bệnh nhân lớn tuổi e dè
(PLVN) - Bệnh viện (BV) Bạch Mai cho ra mắt ứng dụng "Bạch Mai Care" với kỳ vọng giảm tình trạng quá tải, đặc biệt thông qua tính năng trả kết quả khám bệnh trực tuyến. Tuy nhiên, bên cạnh những tiện ích, ứng dụng này cũng đặt ra thách thức về khả năng tiếp cận của người lớn tuổi và những bệnh nhân chưa rành về công nghệ.

Cảnh giác với 'cò' giấy phép về hành nghề y, dược

Các quảng cáo cung ứng trái phép dịch vụ làm giấy phép hoạt động về y tế trên TikTok, website, facebook. Ảnh: Sở Y tế TP HCM
(PLVN) - Ngày 13/3, Sở Y tế TP HCM phát đi cảnh báo về trang web đăng tải các nội dung quảng cáo dịch vụ làm giấy phép hoạt động, giấy phép hành nghề y dược,… Sở Y tế đã chuyển thông tin này đến Công an TP HCM để điều tra, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.