Tăng cường tính thực tiễn trong Chương trình đào tạo chung nguồn Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư

Tổ chức kiến tập cho học viên Lớp đào tạo chung nguồn Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư khóa I tại trại giam Tân Lập_
Tổ chức kiến tập cho học viên Lớp đào tạo chung nguồn Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư khóa I tại trại giam Tân Lập_
(PLVN) -Sau hơn 20 năm xây dựng và phát triển, Học viện Tư pháp đã trở thành địa chỉ đáng tin cậy về đào tạo nghề luật tại Việt Nam. Trong đó, đào tạo nghiệp vụ xét xử, đào tạo nghiệp vụ kiểm sát và đào tạo nghề luật sư là những lĩnh vực đào tạo truyền thống của Học viện, đã khẳng định được chất lượng, hiệu quả đào tạo, góp phần đáng kể vào công tác xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ có chức danh tư pháp và đội ngũ luật sư. 

Thời gian gần đây, bên cạnh việc triển khai đào tạo riêng từng chức danh, Học viện Tư pháp đã triển khai mô hình đào tạo chung nguồn thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư. Chương trình đào tạo chung có những đặc điểm nổi bật như:

- Đối tượng đào tạo là những người đã có bằng cử nhân luật trở lên, có thể có kinh nghiệm nghề nghiệp nhất định tại Tòa án, Viện kiểm sát, cơ sở hành nghề luật sư. Điều này đòi hỏi chương trình đào tạo phải có tính kết nối nhưng không trùng lặp với chương trình đào tạo cử nhân luật; phương pháp đào tạo, môi trường đào tạo phù hợp với đối tượng học viên là người lớn.

- Tính chất của chương trình đào tạo là đào tạo nghề, học viên tham gia chương trình đào tạo nhằm học hỏi kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp nhằm đáp ứng điều kiện về đào tạo theo quy định pháp luật để có thể hành nghề Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư. Tính chất đào tạo nghề chi phối tất cả các yếu tố của chương trình đào tạo như nội dung chương trình đào tạo (các bài học mang tính chất trang bị kỹ năng nghề nghiệp; phần đào tạo thực tế chiếm tỉ lệ đáng kể trong chương trình đào tạo); phương pháp đào tạo (thực hành, đóng vai, giải quyết tình huống…); tài liệu học tập (hồ sơ tình huống từ các vụ án thực tế là tài liệu đào tạo đặc thù không thể thiếu) và đội ngũ giảng viên (với sự tham gia của những người đã hoặc đang thực tế hành nghề). 

Kiến tập đào tạo chung nguồn thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư khóa 3 đi kiến tập tại Văn phòng luật sư Lê Nguyễn tại Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.
Kiến tập đào tạo chung nguồn thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư khóa 3 đi kiến tập tại Văn phòng luật sư Lê Nguyễn tại Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh. 

Nhận thức được những đặc trưng của chương trình đào tạo, Học viện Tư pháp đã đặc biệt chú trọng tính thực tiễn của chương trình đào tạo, chú trọng kết nối giữa lý thuyết và thực tiễn hành nghề của thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư trong quá trình xây dựng và triển khai chương trình đào tạo chung nguồn thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư. Cụ thể là:

Về nội dung chương trình: So với các chương trình đào tạo khác tại Học viện Tư pháp, chương trình đào tạo chung nguồn thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư có tỉ lệ thời lượng cho kiến tập, thực tập cao nhất (chiếm khoảng 33% tổng thời lượng của toàn bộ chương trình). Cụ thể, học viên có 01 tuần kiến tập đầu khóa học và 06 tháng thực tập các kỹ năng của Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư tại các Tòa án, Viện kiểm sát, Văn phòng Luật sư, Trại giam…kết hợp với thực tập tại chỗ ở Học viện Tư pháp. Các bài học diễn án, thực hành tình huống, trao đổi kinh nghiệm, bình luận án cũng chiếm tỉ lệ đáng kể trong chương trình đào tạo. Thực tế triển khai các khóa đào tạo trong thời gian qua, học viên lớp đào tạo chung nguồn thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư đã được đi kiến tập tại nhiều đơn vị như: Tòa án nhân dân quận Thủ Đức, Viện kiểm sát nhân dân quận Gò Vấp, Trại giam Long Hòa (Bộ Công an), Văn phòng luật sư Lê Nguyễn tại Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh (đối với lớp đào tạo tại TP Hồ Chí Minh); Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân quận Cầu Giấy, Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân quận Thanh Xuân, Trại giam Tân Lập (Phú Thọ), Trại giam Ngọc Lý (Bắc Giang), Văn phòng luật sư Hoàng Hưng (đối với lớp đào tạo tại Hà Nội). Tại các buổi kiến tập, học viên đã được nghe lãnh đạo các đơn vị giới thiệu cụ thể về cơ cấu, chức năng, nhiệm vụ của đơn vị, hoạt động nghề nghiệp của Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư; hệ thống tổ chức, thực tiễn thực hiện nhiệm vụ giam giữ, cải tạo của Trại giam…

Có thể nói, hoạt động kiến tập trong chương trình đào tạo chung nguồn Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư rất hữu ích, đã mang lại cho học viên những kiến thức, kinh nghiệm và cơ hội tiếp xúc với thực tiễn nghề nghiệp. Đây cũng là ”bài kiểm tra ban đầu” để học viên kiểm nghiệm về năng lực, tố chất của mình đối với nghề nghiệp sẽ lựa chọn trong tương lai. Đối với hoạt động thực tập, học viên các khóa 1, 2, 3 đã thực tập tại các Tòa án, Viện kiểm sát, Văn phòng luật sư trên địa bàn Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và một số địa phương, qua đó có cơ hội quan sát, tiếp xúc với thực tiễn nghề nghiệp. 

Cụ thể các bạn học viên đã tham dự các phiên tòa hình sự, dân sự hành chính; thực hành một số hoạt động nghề nghiệp như tiếp công dân, nghiên cứu hồ sơ, dự thảo văn bản, tư vấn pháp luật …dưới sự hướng dẫn của các Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư giàu kinh nghiệm tại đơn vị tiếp nhận thực tập. 

Bên cạnh đó, trong thời gian thực tập, Học viện Tư pháp đã tổ chức một số buổi tọa đàm, trao đổi kinh nghiệm nghề nghiệp, diễn án với sự tham gia đóng vai của các Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư đang hành nghề…Các hoạt động thực tập đa dạng đã giúp học viên có cơ hội kiểm chứng kiến thức, kỹ năng đã được trang bị tại nhà trường; phát hiện và điều chỉnh cách tiếp cận giữa lý thuyết và thực tiễn giải quyết vụ việc; trải nghiệm và tích lũy kinh nghiệm nghề nghiệp giúp cho việc định hướng lựa chọn nghề nghiệp sau khi tốt ghiệp. 

Về phương pháp đào tạo: Để chương trình đào tạo được triển khai một cách hiệu quả, Học viện Tư pháp đã áp dụng các phương pháp đào tạo phù hợp với môi trường sư phạm hiện đại, chuyên nghiệp, hướng vào người học, phù hợp với đặc thù trong công tác đào tạo kỹ năng hành nghề cho các chức danh tư pháp và bổ trợ tư pháp. Đó là các phương pháp: Thuyết trình tích cực, áp dụng trong các bài chuyên đề, lý thuyết kỹ năng, chuyên đề chuyên sâu, chuyên đề bổ trợ; Giải quyết tình huống; Thực hành đóng vai, làm việc nhóm trong các bài tình huống, thực hành theo hồ sơ, thực tập; Toạ đàm, Hội nghị bàn tròn và đối thoại; Nghiên cứu chuyên đề, bình luận án, tiểu luận, khóa luận; Ứng dụng kỹ năng mềm vào đào tạo kỹ năng nghiệp vụ thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư. 

Đặc biệt, việc ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ vào việc triển khai đào tạo sẽ được tăng cường trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang tác động tới mọi mặt của đời sống xã hội nói chung và hoạt động giáo dục, đào tạo nói riêng. Học viên tham dự các khóa đào tạo tại Học viện sau khi tốt nghiệp đều khá thành thạo các phương pháp học tập hiện đại (đóng vai, làm việc nhóm, giải quyết tình huống) đồng thời tự tích lũy các kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn thông qua các hoạt động thực hành trong buổi học diễn án, tình huống, đào tạo thực tế.

  Về đội ngũ giảng viên: Phù hợp với tính chất của chương trình đào tạo, sự tham gia của giảng viên thỉnh giảng  là những Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư giàu kinh nghiệm vào hoạt động đào tạo là yêu cầu khách quan, không thể thiếu để giúp học viên tiếp cận không chỉ với các kỹ năng nghề nghiệp mà còn với các kinh nghiệm nghề nghiệp đã được giảng viên tích lũy từ thực tiễn hành nghề. 

Học viện Tư pháp đã xây dựng được đội ngũ giảng viên thỉnh giảng đông đảo, giàu kinh nghiệm nghề nghiệm thực tiễn và có khả năng sư phạm tốt. Thực tế giảng dạy các khóa đào tạo chung nguồn thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư cho thấy số giờ giảng do giảng viên thỉnh giảng đảm nhiệm chiếm hơn 50% tổng số giờ giảng và đều được học viên đánh giá cao. Đặc biệt, một số buổi giảng, tọa đàm với sự “tam giảng” của 03 giảng viên thỉnh giảng là Luật sư, Thẩm phán, Kiểm sát viên đang hành nghề đã tạo sự thu hút lớn đối với học viên, tạo cơ hội để học viên trao đổi, học hỏi, bày tỏ nguyện vọng, định hướng nghề nghiệp.

Về hệ thống giáo trình, tài liệu: Xây dựng giáo trình, tài liệu là một trong những nhiệm vụ ưu tiên của Học viện Tư pháp khi triển khai các chương trình đào tạo. Đối với chương trình đào tạo chung nguồn thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư, Học viện đã xây dựng đầy đủ hệ thống giáo trình cho tất cả các môn học. Giáo trình được xây dựng theo hướng làm rõ kỹ năng nghề nghiệp cụ thể của từng chức danh trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự, dân sự, hành chính; giáo trình có nhiều ví dụ, tình huống được phân tích từ góc nhìn nghề nghiệp của Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư qua đó học viên tích lũy được các kỹ năng, kinh nghiệm cần thiết. Đặc biệt, Học viện đã sưu tầm, biên tập, nghiệm thu hệ thống hơn 50 hồ sơ tình huống từ những hồ sơ vụ án thực tế phục vụ cho các buổi học tình huống, diễn án, thực tập tại chỗ trong chương trình đào tạo.

Có thể nói, tăng cường tính thực tiễn của chương trình đào tạo là một trong những định hướng lớn trong việc phát triển các chương trình đào tạo tại Học viện Tư pháp nói chung và chương trình đào tạo chung nguồn thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư nói riêng. Trên cơ sở kinh nghiệm đào tạo thời gian vừa qua, Học viện Tư pháp đang tiến hành chỉnh sửa chương trình đào tạo chung nguồn thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư để bảo đảm chương trình đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu của thực tiễn, nâng cao hiệu quả thực hành, thực tập các kỹ năng nghề nghiệp của học viên ngay từ quá trình đào tạo để học viên có thể thực hiện tốt công việc sau khi tốt nghiệp theo đúng triết lý “thực học, thực nghề” – triết lý nền tảng của việc xây dựng và triển khai chương trình đào tạo chung nguồn thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư.

Đọc thêm

Đoàn Đại biểu Quốc hội Đồng Nai giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật trong công tác thi hành án dân sự

Đoàn Đại biểu Quốc hội Đồng Nai giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật trong công tác thi hành án dân sự
(PLVN) - Sáng 17/12, Đoàn giám sát của đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Đồng Nai do ông Quản Minh Cường – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh, làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Cục Thi hành án dân sự (THADS) tỉnh về việc thực hiện chính sách pháp luật trong công tác THADS từ ngày 1/10/2020 đến ngày 30/9/2024.

Ghi nhận những đóng góp tích cực của công tác tư pháp

Toàn cảnh hội nghị.
(PLVN) - Tại Hội nghị toàn quốc triển khai công tác tư pháp năm 2025, nhiều đại biểu đánh giá công tác tư pháp ngày càng thể hiện được vai trò, vị thế, đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của Bộ, ngành, địa phương đồng thời đưa ra các kiến nghị, đề xuất cụ thể để đưa công tác tư pháp tiếp tục đạt nhiều kết quả tích cực.

Chị Lưu Thị Thu Huyền: Hơn 20 năm tận tuỵ đưa pháp luật đến với người dân thành phố Cảng

Trưởng phòng PBGDPL Lưu Thị Thu Huyền (ngoài cùng bên trái) phát tờ gấp tuyên truyền phòng, chống khai thác IUU cho ngư dân tại cảng cá Trân Châu, huyện Cát Hải.
(PLVN) - Ở Hải Phòng nói đến công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, dù ở cấp xã hay cấp huyện, mọi người đều nhắc đến chị Lưu Thị Thu Huyền – Trưởng phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật , Sở Tư pháp TP Hải Phòng . Người cán bộ với sự tận tâm, trách nhiệm trong công việc, nỗ lực hết mình để hoàn thành “sứ mệnh” đưa pháp luật đến với người dân.

Triển khai công tác tư pháp năm 2025

Triển khai công tác tư pháp năm 2025
(PLVN) - Sáng 17/12, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị toàn quốc triển khai công tác tư pháp năm 2025 với hình thức trực tiếp và trực tuyến. Đến dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị có đồng chí Lê Thành Long, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ.

Luật sư công là lựa chọn phù hợp khi phát sinh các tranh chấp về kinh doanh, thương mại

Luật sư Bùi Bảo Ngọc tham gia trợ giúp pháp lý cho người dân tại trụ sở UBND xã Đông Sơn. (Ảnh: B.N)
(PLVN) - Do hoạt động kinh doanh, thương mại không nằm trong phạm vi của trợ giúp pháp lý nên đối với các vụ án có liên quan đến quyền lợi nhà nước, để giải quyết tình trạng khiếu nại tố cáo của người dân, đại diện cho cơ quan nhà nước có chuyên môn sâu để tham gia tranh tụng thì luật sư công là lựa chọn phù hợp hơn trợ giúp viên pháp lý.

Những định hướng quan trọng để Ngành Tư pháp tiếp tục hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao

Tổng Bí thư Tô Lâm và Ban Cán sự đảng Bộ Tư pháp tại buổi làm việc ngày 7.11
(PLVN) -Năm 2024, một sự kiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng của Bộ, ngành Tư pháp khi nhân Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2024, đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm đã có buổi làm việc với Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp. Những chỉ đạo của Tổng Bí thư là những định hướng quan trọng để toàn Ngành tiếp tục nỗ lực, phấn đấu, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao nhận thức về pháp luật của người dân

Cảnh Hội thảo Đánh giá tình hình triển khai và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện Đề án “Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân”.
(PLVN) - Chiều 16/12, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo Đánh giá tình hình triển khai và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện Đề án “Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân”. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh và Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật Lê Vệ Quốc chủ trì và điều hành Hội nghị.

Đội ngũ luật sư Chính phủ Canada: Bảo đảm quản lý các vấn đề công phải tuân thủ luật pháp Kỳ 2: Đôi nét về “công ty luật” lâu đời nhất và lớn nhất Canada

Các luật sư ở Canada. (Ảnh minh họa: montreallawyers.com).
(PLVN) - Ở Canada, cơ quan được mô tả là “công ty luật” lâu đời nhất và lớn nhất cả nước chính là Bộ Tư pháp Canada. Bộ này có khoảng 5.000 nhân viên thì trong đó có khoảng một nửa là luật sư. Nửa còn lại là các chuyên gia nhiều lĩnh vực, bao gồm trợ lý pháp lý, nhà khoa học xã hội, quản lý chương trình, chuyên gia truyền thông, nhân viên dịch vụ hành chính, chuyên gia dịch vụ máy tính và nhân viên tài chính.

Việt Nam: Bước đầu hình thành đội ngũ đảm nhiệm nhiệm vụ "luật sư Nhà nước"

Bộ Công an tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ cho cán bộ pháp chế. (Ảnh: congan.com.vn).
(PLVN) -  Theo nghiên cứu của Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý (Bộ Tư pháp), trong tổ chức bộ máy các cơ quan hành chính Việt Nam hiện nay đã hình thành các cơ quan, đơn vị, đội ngũ pháp chế thực hiện các chức năng liên quan đến công tác pháp luật, trong đó có các nhiệm vụ có thể được coi là các nhiệm vụ của “luật sư Nhà nước”.

Hội nghị Tư pháp các tỉnh có chung đường biên giới Việt Nam – Lào lần thứ 6: Điểm sáng trong hợp tác Việt – Lào về pháp luật và tư pháp

Đại biểu hai nước tham dự Hội nghị công tác tư pháp các tỉnh có chung đường biên giới Việt Nam-Lào mở rộng lần thứ 5.
(PLVN) - Được sự cho phép của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh sẽ dẫn đầu Đoàn công tác của Bộ Tư pháp tham dự Hội nghị Tư pháp các tỉnh có chung đường biên giới Việt Nam – Lào (mở rộng) lần thứ 6 tại Lào từ ngày 18-20/12/2024. Từ khi mở ra tổ chức hội nghị lần đầu tiên vào năm 2011 tới nay, cơ chế hợp tác này ngày càng phát huy hiệu quả thiết thực trong việc giải quyết các vấn đề quốc tịch, hộ tịch của người dân sinh sống tại khu vực biên giới giữa hai nước cũng như tăng cường công tác phổ biến giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý, thi hành án dân sự, tương trợ tư pháp về dân sự, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ pháp luật… góp phần xây dựng đường biên giới hoà bình, hữu nghị, tô thắm thêm tình hữu nghị anh em đặc biệt giữa hai dân tộc Việt – Lào.

Tinh gọn bộ máy theo tinh thần Nghị Quyết 18-NQ/TW: Cần giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính, tiết kiệm chi phí cho người dân và doanh nghiệp

Tinh gọn bộ máy theo tinh thần Nghị Quyết 18-NQ/TW: Cần giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính, tiết kiệm chi phí cho người dân và doanh nghiệp
(PLVN) -  Cải cách tinh gọn bộ máy hiện nay đang thực hiện mạnh mẽ từ trung ương xuống, do vậy, nên cải cách theo hướng phân quyền mạnh hơn cho cấp địa phương, còn Trung ương chỉ làm những việc điều phối xuyên quốc gia. Trung ương kiên quyết không làm các nhiệm vụ thuộc phạm vi của địa phương, nhằm giảm thiểu việc can thiệp hay chồng chéo nhiệm vụ. Đây là một nội dung trong bài viết của GS.TS Võ Xuân Vinh - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh doanh (ĐH Kinh tế).

“Điểm tựa” cho người dân nghèo trên dải đất lửa Quảng Bình

“Điểm tựa” cho người dân nghèo trên dải đất lửa Quảng Bình
(PLVN) -  Nhờ triển khai hiệu quả Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư, tỉnh Quảng Bình đã đạt nhiều thành tựu nổi bật trong công tác giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế - xã hội. Với hơn 283.000 lượt hộ nghèo và đối tượng chính sách được vay vốn ưu đãi, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm từ 6,52% xuống 4,05%. Các mô hình kinh tế hiệu quả đã góp phần cải thiện đời sống người dân, xây dựng nông thôn mới và tạo dựng niềm tin sâu sắc của nhân dân vào các chủ trương của Đảng và Nhà nước.