Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá

Ảnh minh họa: SK&ĐS
Ảnh minh họa: SK&ĐS
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Bộ Y tế đề nghị các Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá.

Nội dung trên được nêu trong văn bản của Bộ Y tế gửi các bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương về việc tổ chức hoạt động hưởng ứng Ngày Thế giới không thuốc lá 31/5, Tuần lễ quốc gia không thuốc lá 25-31/5/2024 và tăng cường thực thi Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Theo đó, để tiếp tục tăng cường thực thi Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá, Chiến lược quốc gia về phòng, chống tác hại thuốc lá, Bộ Y tế đề nghị các bộ, ngành, đoàn thể Trung ương phối hợp, chỉ đạo tổ chức các hoạt động tăng cường thực thi Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá, Chiến lược quốc gia về phòng, chống tác hại thuốc lá; hưởng ứng Ngày Thế giới không thuốc lá 31/5, Tuần lễ Quốc gia không thuốc lá từ ngày 25-31/5;

Thực hiện nghiêm quy định cấm hút thuốc lá, xây dựng môi trường không khói thuốc tại nơi làm việc trong cơ quan bộ và các cơ quan, đơn vị trong ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách; chỉ đạo đưa nội dung phòng, chống tác hại thuốc lá vào kế hoạch hoạt động hằng năm, đưa quy định cấm hút thuốc lá tại nơi làm việc vào quy chế nội bộ của cơ quan, đơn vị; treo biển cấm hút thuốc tại nơi làm việc.

Bộ Y tế đồng thời đề nghị các bộ, ngành, đoàn thể Trung ương chỉ đạo giám sát thường xuyên việc thực thi quy định cấm hút thuốc tại nơi làm việc của cơ quan bộ, ngành, đoàn thể và các đơn vị trực thuộc; Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện có hiệu quả Chiến lược quốc gia về phòng, chống tác hại thuốc lá đến năm 2030; Tăng cường công tác thanh, kiểm tra việc thực hiện Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá; Tiếp tục tăng cường việc xử phạt các hành vi vi phạm quy định cấm hút thuốc tại các địa điểm cấm hút thuốc lá;

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 47/CĐ-TTg ngày 13/5/2024 về việc tăng cường quản lý thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng để ngăn ngừa việc sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng; Tổ chức các hoạt động truyền thông hưởng ứng Ngày Thế giới không thuốc lá 31/5 và Tuần lễ quốc gia không thuốc lá từ ngày 25-31/5/2024.

Ngày Thế giới không thuốc lá năm 2024 là diễn đàn để giới trẻ trên toàn thế giới yêu cầu ngành công nghiệp thuốc lá ngừng việc nhắm tới trẻ em, thanh thiếu niên bằng những sản phẩm có hại cho sức khỏe, đồng thời kêu gọi chính phủ các nước thực hiện các biện pháp phòng, chống tác hại thuốc lá mạnh mẽ, bảo vệ các em khỏi tác động của việc quảng cáo thuốc lá, bao gồm cả việc tiếp thị qua mạng xã hội và các nền tảng kỹ thuật số.

Theo Tổ chức Y tế thế giới, có mối liên quan rõ ràng giữa việc gia tăng tỷ lệ sử dụng các sản phẩm thuốc lá trong giới trẻ với việc tiếp cận giới trẻ thông qua quảng cáo, khuyến mại, tiếp thị thuốc lá, đặc biệt trên các nền tảng kỹ thuật số.

Trên toàn cầu, ước tính có khoảng 19 triệu thanh thiếu niên từ 13-15 tuổi (13 triệu bé trai và 6 triệu bé gái) hiện đang hút thuốc lá, trong đó có khoảng 5 triệu thanh thiếu niên hút thuốc lá sống tại khu vực Đông Nam Á. Khảo sát ở hầu hết các quốc gia đều cho thấy trẻ em từ 13-15 tuổi có tỷ lệ đang sử dụng các sản phẩm thuốc lá cao, đặc biệt là các sản phẩm thuốc lá mới như thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng.

Tại Việt Nam, Bộ Y tế nhận định, những thành tựu trong công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá có nguy cơ bị phá bỏ bởi việc gia tăng nhanh chóng tỷ lệ sử dụng các sản phẩm được gọi là thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, đặc biệt là trong giới trẻ.

Tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử trong học sinh ở nhóm tuổi 13-17 tăng từ 2,6% năm 2019 lên 8,1% năm 2023. Ở nhóm 13-15 tuổi, tỷ lệ đã tăng hơn gấp đôi từ 3,5% năm 2022 lên 8% năm 2023.

Đọc thêm

Bổ sung chính sách để việc hiếm muộn con không là gánh nặng

Toàn ngành Dệt may hiện có khoảng 2,5 triệu lao động, trong đó 70% là lao động nữ. (Nguồn: vwu.vn)
(PLVN) - Cùng với sự chênh lệch mức sinh giữa các vùng, Việt Nam cũng là một trong các quốc gia có tỷ lệ vô sinh cao. Ước tính, mỗi năm có hơn 1 triệu cặp vợ chồng vô sinh hiếm muộn (chiếm tỷ lệ khoảng 7,7%). Trong số này, khoảng 50% là cặp vợ chồng ở độ tuổi dưới 30. Đặc biệt, tỷ lệ vô sinh thứ phát (vô sinh sau một lần có thai) đang gia tăng đến 15 - 20% sau mỗi năm.

Giật mình hai xu hướng sống mang lại nhiều rủi ro

Mỗi người cần phải nghiên cứu thật kỹ trước khi thử nghiệm các xu hướng chữa lành lên bản thân. (Ảnh minh họa, nguồn: VNE)
(PLVN) - Quay trở về với tự nhiên đang là một xu hướng chữa lành được nhiều người hướng đến. Từ việc bỏ phố về làng, tham gia các tour du lịch sinh thái, cho đến khoa tu thiền,... Bên cạnh những hoạt động chữa lành có ích, vẫn còn đó những xu hướng cực đoan, đem lại nhiều rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần của mọi người.

Tin vui cho bệnh nhân HIV

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tiếp nhận thuốc ARV điều trị HIV/AIDS từ Chính phủ Úc trong hợp tác với Tổ chức Y tế thế giới. Ảnh: Cục phòng, chống HIV/AIDS
(PLVN) - Sau khoảng thời gian nguồn cung ứng thuốc ARV bị gián đoạn, chiều 20/6, Bộ Y tế tiếp nhận 65.000 lọ thuốc ARV từ Chính phủ Australia trong hợp tác với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

30 triệu dân Việt Nam cần phục hồi chức năng

Chuyên gia phục hồi chức năng cho người bệnh tại Đa khoa Quốc tế Việt – Nga.

(PLVN) - Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ở Việt Nam năm 2022, có khoảng 30% người dân, tương đương với 30 triệu người cần được phục hồi chức năng, chủ yếu mắc bệnh rối loạn cơ xương khớp, đau lưng, thoái hóa cơ xương khớp...

Nguyên nhân gia tăng trẻ mắc bệnh ho gà ở TP HCM

Trẻ tiêm vaccine có thành phần ho gà. Ảnh: VNExpress.
(PLVN) - Số ca bệnh ho gà ghi nhận tại TP HCM từ đầu năm 2024 tới nay tăng so với cùng kỳ các năm trước. Đa số là trẻ mắc bệnh chưa đến độ tuổi tiêm chủng hoặc do chưa được tiêm đầy đủ vaccine phòng bệnh.

Khánh kiệt vì lo viện phí cho cha

Không có BHYT, chi phí điều trị, thuốc men đang là gánh nặng đối với gia đình ông Bằng.
(PLVN) - Đây là trường hợp của ông Lê Đức Bằng (55 tuổi, trú tại xã Hải Phương, huyện Hải Hậu, Nam Định) trong lúc sửa lại mái bếp của gia đình, không may bị trượt chân ngã xuống đất bị chấn thương sọ não nghiêm trọng. Gia đình ông Bằng có hoàn cảnh khó khăn, lại không có BHYT nên viện phí, thuốc thang là gánh nặng lớn đối với gia đình người nông dân nghèo này.