Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của Hội đồng nhân dân - ghi nhận từ Hải Phòng - Bài 2: Chú trọng thực hiện các hoạt động giám sát, nâng cao vai trò của cấp ủy

Kỳ họp thứ 20 (Kỳ họp chuyên đề) HĐND TP Hải Phòng khóa XVI.
Kỳ họp thứ 20 (Kỳ họp chuyên đề) HĐND TP Hải Phòng khóa XVI.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Giám sát là một trong những chức năng cơ bản của Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp. Phạm vi giám sát của HĐND toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, các mặt công tác. Nhằm nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của HĐND, góp phần thực hiện thắng lợi những mục tiêu kinh tế - xã hội, một trong những giải pháp được Hải Phòng chú trọng thực hiện là nâng cao vai trò của cấp ủy, sự lãnh đạo của Đảng trong các hoạt động giám sát tại địa phương…

Nâng cao nhận thức, vai trò của HĐND

Trong những năm gần đây, việc triển khai, thực hiện các Nghị quyết của HĐND TP Hải Phòng được quan tâm, chú trọng. Nhằm đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, phát huy mạnh mẽ vai trò của HĐND TP, các Trưởng ban HĐND TP đều là Uỷ viên Ban Chấp hành Đảng bộ TP Hải Phòng.

Việc các Trưởng ban HĐND TP là Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ TP chính là nhằm tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đối với hoạt động của HĐND TP Hải Phòng. Hướng đến tăng cường hoạt động giám sát, hoạt động chuyên trách đối với đại biểu HĐND, Ban Chấp hành Đảng bộ TP Hải Phòng đề nghị cấp ủy đảng cần đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo, tạo điều kiện cho đại biểu HĐND ngày càng có điều kiện thực hiện tốt hơn chức năng, nhiệm vụ HĐND, đại biểu của Nhân dân, thể hiện ý chí, nguyện vọng của Nhân dân địa phương…

Hàng năm thường trực HĐND TP Hải Phòng đều xây dựng Chương trình công tác và báo cáo Ban Thường trực Thành uỷ, trong đó, có các nội dung giám sát và phân công các Ban, có hoạt động giám sát của thường trực, của Hội đồng, giám sát của các Ban HĐND, giám sát của các tổ đại biểu. Công tác giám sát của HĐND TP được diễn ra thường xuyên, rộng khắp trên các lĩnh vực và giải quyết được từng bước những nội dung phản ánh về việc triển khai các quy định pháp luật, thực hiện các Nghị quyết hay những ý kiến phản ánh, bức xúc của các cử tri, để từ đó, có những kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền để giải quyết các kết quả giám sát.

Trong đó, hoạt động giám sát của đại biểu HĐND, của HĐND gắn với hoạt động kiểm tra của cấp ủy Đảng; giải quyết mối quan hệ “hai trong một” giữa vị trí, vai trò của đảng viên trong cơ quan đảng, cơ quan chính quyền, đoàn thể với vai trò đại biểu HĐND kiêm nhiệm trong hoạt động giám sát khi vừa là đối tượng giám sát, vừa là chủ thể giám sát. Cấp ủy đảng với HĐND cùng cấp tập trung sự chỉ đạo, lãnh đạo của Đảng thực hiện các Nghị quyết của HĐND, giải quyết những kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân, của cử tri tại các cuộc tiếp xúc với Nhân dân trước và sau các Kỳ họp Quốc hội, HĐND TP…

Bên cạnh đó, hàng năm, Thành ủy Hải Phòng cũng đề nghị HĐND TP xây dựng, thực hiện các Kế hoạch giám sát chuyên đề các nội dung thu nộp ngân sách, đầu tư công, chỉnh trang đô thị; bảo vệ, khai thác tài nguyên khoáng sản; xử lý ô nhiễm môi trường trong các khu, cụm công nghiệp... Qua đó có cơ sở đánh giá việc thực hiện các chủ trương, chính sách của TP, Nghị quyết của HĐND được ban hành, đáp ứng yêu cầu quản lý, điều hành kinh tế - xã hội. Hoạt động giám sát cũng nhằm kịp thời phát hiện, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, các vấn đề xã hội thuộc chức năng, nhiệm vụ của các ngành, của cấp chính quyền.

Tổ đại biểu HĐND thành phố tiếp xúc cử tri tại các quận, huyện chuẩn bị Kỳ họp thường lệ cuối năm. (Ảnh trong bài: PV)

Tổ đại biểu HĐND thành phố tiếp xúc cử tri tại các quận, huyện chuẩn bị Kỳ họp thường lệ cuối năm. (Ảnh trong bài: PV)

Với nỗ lực chuyển đổi số, ứng dụng khoa học, công nghệ, Thường trực HĐND TP Hải Phòng đang tập trung triển khai phần mềm theo dõi, đánh giá quá trình thực hiện các nghị quyết của HĐND TP, hướng đến mục tiêu 100% Nghị quyết của HĐND TP được theo dõi, giám sát quá trình thực hiện trên môi trường điện tử; đánh giá, mở rộng quá trình theo dõi, giám sát việc thực hiện các Nghị quyết của HĐND TP đến toàn bộ cử tri và Nhân dân. Cấp ủy Đảng cũng thông qua các đảng viên là đại biểu HĐND để phổ biến, tuyên truyền, thuyết phục đại biểu HĐND về các chủ trương, chính sách, các giải pháp của cấp ủy về phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Nhờ sự đồng thuận cao giữa các cấp ủy, HĐND TP và chính quyền cùng cấp, thời gian qua, hoạt động đền bù, giải phóng mặt bằng cho các dự án phát triển kinh tế - xã hội, hiến đất mở đường xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu trên địa bàn thành phố… hầu hết được Nhân dân đồng tình, ủng hộ. Một số dự án phát sinh đơn thư khiếu nại, cấp ủy đảng, HĐND và Ủy ban nhân dân (UBND) TP đã phối hợp cùng các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức chính trị nghề nghiệp cùng tham gia giải quyết kiến nghị của cử tri.

Trong nhiều năm qua, Hải Phòng không phải thực hiện cưỡng chế, thu hồi đất đối với những diện tích đất phải thu hồi để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, các dự án được triển khai minh bạch và được thông tin đầy đủ đến người dân…

Đổi mới phương thức lãnh đạo đối với hoạt động HĐND các cấp

Ghi nhận về sự đổi mới phương thức lãnh đạo, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành uỷ Hải Phòng Lê Tiến Châu chia sẻ, Thành uỷ đã chỉ đạo lãnh đạo HĐND và UBND TP quan tâm đến việc xem xét, giải quyết các kiến nghị sau giám sát, các ý kiến, kiến nghị của cử tri; việc thực hiện các cam kết của Chủ tịch UBND TP và các cam kết của lãnh đạo ngành, lãnh đạo các cấp chính quyền trong chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội.

Đoàn Giám sát chuyên đề của HĐND TP kiểm tra giám sát tại Bộ phận một cửa Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Đoàn Giám sát chuyên đề của HĐND TP kiểm tra giám sát tại Bộ phận một cửa Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Ngoài ra, Thường trực HĐND TP cũng triển khai rà soát các quy chế, quy trình, quy định và văn bản hướng dẫn hoạt động của HĐND để kịp thời điều chỉnh, bổ sung, thay thế các quy định mới cho phù hợp và điều kiện thực tế của từng địa phương.

Thành ủy Hải Phòng chỉ đạo Thường trực HĐND TP đổi mới việc điều hành các Kỳ họp theo hướng giảm đọc các văn bản báo cáo, tăng thời gian chất vấn, thảo luận, giải trình trực tiếp các nội dung quan trọng tại Kỳ họp nhằm phát huy trí tuệ tập thể và vai trò của các đại biểu nhân dân, các sở, ngành chuyên môn của UBND TP trong việc tiếp thu, báo cáo giải trình các vấn đề liên quan, tạo sự đồng tình, thống nhất cao trước khi thông qua các Nghị quyết. Thành ủy Hải Phòng cũng đề nghị Đảng đoàn HĐND, Thường trực HĐND chỉ đạo các Ban của HĐND thực hiện hoạt động thẩm tra, bảo đảm chất lượng các dự thảo nghị quyết trình tại các kỳ họp.

“Việc đổi mới phương thức lãnh đạo HĐND TP Hải Phòng trong thời gian qua đã góp phần nâng cao trách nhiệm các cấp, các ngành trong việc tổ chức thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và Nghị quyết của HĐND TP, góp phần quan trọng trong việc thực hiện, hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội TP Hải Phòng, một cực tăng trưởng kinh tế trọng điểm của phía Bắc và cả nước”, Bí thư Thành uỷ Hải Phòng Lê Tiến Châu nhấn mạnh.

Tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 35/2021/QH15 ngày 13/11/2021 về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Hải Phòng, nhằm thể chế hóa Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/01/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển TP Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, tạo căn cứ pháp lý để chủ trương, chính sách của Đảng đi vào cuộc sống, mở ra cơ hội mới, động lực quan trọng cho sự phát triển của TP Hải Phòng trong giai đoạn mới. Các cơ chế, chính sách đặc thù được thông qua đã tạo tiền đề quan trọng để TP Hải Phòng phát triển kinh tế bứt phá, trở thành động lực tăng trưởng của cả nước, lan tỏa cả vùng miền.

Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Thành ủy, Ban Thường vụ Thành ủy, cùng với sự quan tâm, hướng dẫn kịp thời của lãnh đạo Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, sự gắn bó chặt chẽ với các cơ quan của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội Hải Phòng; ngay từ đầu nhiệm kỳ, HĐND, Thường trực HĐND TP Hải Phòng luôn đồng hành với UBND TP, chính quyền địa phương các cấp với tinh thần đổi mới, quyết liệt. Trên cơ sở đó, HĐND TP Hải Phòng hoạt động ngày càng hiệu quả, đạt được nhiều kết quả tích cực, toàn diện.

(Còn tiếp)

Tin cùng chuyên mục

Chế độ chính sách khi sắp xếp, tinh gọn bộ máy: Bảo đảm công bằng, nhân văn, hài hòa và tương quan hợp lý

Chế độ chính sách khi sắp xếp, tinh gọn bộ máy: Bảo đảm công bằng, nhân văn, hài hòa và tương quan hợp lý

(PLVN) - Chiều 17/12/2024, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” chủ trì Phiên họp lần thứ tư của Ban Chỉ đạo.

Đọc thêm

TP.Hồ Chí Minh: Tập trung hơn nữa nguồn lực cho công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế

Lễ kí kết Chương trình phối hợp công tác về tăng cường hợp tác trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành công tác Tư pháp trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2025 - 2030 giữa Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Chủ tịch UBND TP. HCM
(PLVN) - Chiều 11/12, Đoàn Công tác Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp do Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh, Uỷ viên Ban chấp hành TW Đảng dẫn đầu đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy TP.Hồ Chí Minh về nâng cao hiệu quả phối hợp công tác lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác tư pháp và thi hành án dân sự trên địa bàn Thành phố.

Cải cách hành chính trong công tác giám định tư pháp tại Trung tâm Pháp y Hà Nội: Củng cố niềm tin của cơ quan tố tụng và người dân

Trong hai năm gần đây, CCHC đã đem lại nhiều kết quả đáng ghi nhận tại Trung tâm Pháp y Hà Nội. (Ảnh trong bài: PV)
(PLVN) - Trong những năm gần đây, công tác cải cách hành chính (CCHC) là một công tác trọng điểm của cả bộ máy nhà nước, ngành Y tế cũng không ngoài cuộc. Trung tâm Pháp y Hà Nội, bên cạnh việc thực hiện nhiệm vụ của ngành Y tế còn là một trong những tổ chức thực hiện pháp luật về giám định tư pháp, hỗ trợ các cơ quan tố tụng trong các vụ án hình sự, dân sự có nội dung cần phải giám định pháp y. Do đó, công tác CCHC đặc biệt quan trọng để rút ngắn thời gian giám định, sớm ra bản kết luận giám định để cơ quan điều tra, tố tụng có căn cứ giải quyết, không để án tồn đọng, không để người dân mất niềm tin.

Hình thành thiết chế luật sư công tại Việt Nam từ góc nhìn thực tiễn hành nghề

Luật sư Nguyễn Thị Thu Hoài. (Ảnh: Nhân vật cung cấp)
(PLVN) - Đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế - xã hội hiện nay, hệ thống pháp luật Việt Nam ngày càng hoàn thiện. Tuy nhiên, một thực tế không thể phủ nhận là quyền tiếp cận công lý của người dân, đặc biệt là những nhóm yếu thế còn những hạn chế. Từ góc nhìn thực tiễn hành nghề luật sư, việc hình thành thiết chế luật sư công trong hoạt động trợ giúp pháp lý là một giải pháp cần thiết để bảo đảm quyền lợi pháp lý cho mọi tầng lớp Nhân dân.

Xây dựng đội ngũ luật sư công Việt Nam: Cần trau dồi thêm kiến thức và kỹ năng từ cọ xát thực tế

PGS.TS Nguyễn Ngọc Hà phát biểu tham luận tại Hội thảo Thương mại quốc tế trong bối cảnh mới: Cơ hội và thách thức cho nông sản Việt. (Ảnh trong bài: NVCC)
(PLVN) -  Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, việc xây dựng đội ngũ luật sư công hỗ trợ Chính phủ giải quyết các tranh chấp phát sinh từ việc tham gia một số quan hệ quốc tế là rất quan trọng. Trước những yêu cầu, tiêu chuẩn khắt khe của quốc tế, việc đào tạo đội ngũ luật sư công không chỉ dừng lại ở trau dồi kiến thức chuyên sâu mà còn cần rèn luyện thêm nhiều kỹ năng nhờ tăng cường cọ xát thực tế.

Bảo đảm “đúng vai, đúng thẩm quyền” trong xây dựng pháp luật

Hình ảnh Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. (Ảnh trong bài: Quochoi.vn).
(PLVN) -  Trong những năm qua, công tác xây dựng pháp luật đã có bước tiến rất dài, hệ thống pháp luật của chúng ta đã cơ bản đồng bộ, hoàn thiện và đóng góp rất tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, bước sang giai đoạn mới, tư duy xây dựng pháp luật cần phải có sự đổi mới có tính bứt phá để đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước.

Bế mạc Kỳ họp thứ 8 - Tạo tiền đề tốt nhất bước vào kỷ nguyên mới

Các đại biểu dự phiên bế mạc Kỳ họp thứ 8. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Chiều 30/11, sau 29,5 ngày làm việc nghiêm túc, khoa học, dân chủ, trách nhiệm cao, với tinh thần đổi mới, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, khắc phục các điểm nghẽn, khơi thông nguồn lực, tập trung cao độ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh và nâng cao đời sống của Nhân dân, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra và bế mạc.

Cần tái giám sát việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã - Bài 3: Bảo đảm thực thi đầy đủ các mục tiêu đề ra trong sắp xếp đơn vị hành chính

Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trương Hải Long. (Ảnh: Nguyễn Thủy)
(PLVN) -  Để có cái nhìn tổng thể, toàn diện hơn về thực trạng của quá trình sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên cả nước tính đến nay, Báo Pháp luật Việt Nam đã trao đổi với Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trương Hải Long.