Tăng cường phối hợp với UBND cấp xã trong bảo quản tài sản thi hành án

Tăng cường phối hợp với UBND cấp xã trong bảo quản tài sản thi hành án
(PLVN) - Hiện nay tình trạng tài sản thi hành án giảm giá nhiều lần vẫn không có người mua còn xảy ra khá phổ biến nhưng vấn đề giao bảo quản đối với loại tài sản này vẫn còn gặp không ít khó khăn. Do vậy, cần tăng cường phối hợp với UBND cấp xã trong việc hỗ trợ bảo quản trong thời gian chưa xử lý được tài sản.

Theo quy định tại Điều 58, Luật THADS, việc bảo quản tài sản thi hành án sau khi kê biên được thực hiện bằng một trong 3 hình thức: Giao cho người phải thi hành án, người thân thích của người phải thi hành án theo quy định tại khoản 2 Điều 40 của Luật này hoặc người đang sử dụng, bảo quản; giao cá nhân, tổ chức có điều kiện bảo quản; bảo quản tại kho của cơ quan THADS. Đối với tài sản là kim khí quý, đá quý, tiền hoặc giấy tờ có giá sẽ được bảo quản tại Kho bạc nhà nước. Việc giao bảo quản tài sản phải được lập thành biên bản ghi rõ loại tài sản, tình trạng tài sản; tên Chấp hành viên, đương sự, người được giao bảo quản, người làm chứng; quyền, nghĩa vụ của người được giao bảo quản tài sản…

Thực tế cho thấy hình thức giao tài sản cho người phải thi hành án, người thân thích của người phải thi hành án, người đang sử dụng, bảo quản tạo được thuận lợi trong việc bảo quản, trông coi, khai thác lợi ích từ tài sản; việc kê biên tài sản sẽ ít gặp phải sự chống đối của người có tài sản…

Tuy nhiên, hình thức giao tài sản này cũng bộc lộ một số bất cập bởi vẫn có trường hợp người phải thi hành án, người thân thích của người phải thi hành án không nhận bảo quản tài sản. Do tài sản do người phải thi hành án đang quản lý nên cũng khiến quá trình bán đấu giá tài sản không phản ánh trung thực giá trị của tài sản được đưa ra bán đấu giá. Thậm chí, họ còn tìm cách thông tin không đúng sự thật về tài sản, làm cho người có nhu cầu mua không muốn mua hoặc nếu mua thì không trả giá đúng với giá trị thực của tài sản.

Ngoài ra, việc thực hiện quy định tại Điều 58 Luật THADS cũng gặp một số khó khăn, vướng mắc khác như: có nhiều trường hợp tài sản là nhà ở và tài sản gắn liền với đất ở miền núi, hẻo lánh, không có ai nhận bảo quản tài sản hoặc không có cá nhân, tổ chức có đủ điều kiện bảo quản; kê biên tài sản là nhà ở, công trình, nhà máy nhưng đương sự vắng mặt hoặc cố tình bỏ đi, không có ai nhận bảo quản tài sản...

Trước đây, Nghị định 62/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật THADS không có quy định về phương án xử lý trong trường hợp đương sự, người đang quản lý, sử dụng, bảo quản tài sản cố tình chống đối, không hợp tác với cơ quan THADS trong quá trình giải quyết thi hành án. Tuy nhiên, Nghị định 33/2020/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 62 đã quy định rõ hơn trong việc xử lý đối với những trường hợp đương sự cố tình gây cản trở, khó khăn cho công tác thi hành án.

Theo đó, Nghị định 33/2020/NĐ-CP quy định trường hợp đương sự, người đang quản lý, sử dụng, bảo quản tài sản không thực hiện theo yêu cầu của chấp hành viên thì tùy từng trường hợp cụ thể mà chấp hành viên tổ chức cưỡng chế mở khóa, mở gói; buộc ra khỏi nhà, công trình xây dựng, tài sản gắn liền với đất hoặc các biện pháp cần thiết khác để kiểm tra hiện trạng, thẩm định giá, bán đấu giá tài sản hoặc giao tài sản cho cá nhân, tổ chức khác bảo quản theo quy định của pháp luật. Quy định mới này sẽ giúp khắc phục tình trạng đương sự cố tình gây cản trở, khó khăn cho công tác THADS.

Ngoài ra, Nghị định 33/2020/NĐ-CP đã bổ sung quy định về bảo quản tài sản trong thi hành án. Theo đó, trường hợp sau khi áp dụng biện pháp cưỡng chế mà không thực hiện được việc giao bảo quản đối với tài sản theo quy định thì thủ trưởng cơ quan THADS có văn bản đề nghị UBND cấp xã phối hợp, hỗ trợ bảo quản trong thời gian chưa xử lý được tài sản. Quy định này góp phần tăng cường sự phối hợp của chính quyền địa phương trong những trường hợp cá biệt, việc bảo quản tài sản gặp khó khăn và cũng hoàn toàn phù hợp với quy định tại Điều 175 Luật THADS. 

Đọc thêm

Quảng Ninh hiện có 1.787 hòa giải viên là người dân tộc thiểu số

Hòa giải viên người dân tộc Dao (xã Húc Động, huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh) Trần Thị Sửu, thường xuyên tìm hiểu kiến thức pháp luật qua sách báo.
(PLVN) -Hiện trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có 1.453 tổ hòa giải với tổng số 8.983 hòa giải viên, trong đó có 1.787 hòa giải viên là người dân tộc thiểu số (DTTS). Các hòa giải viên cơ sở đa phần là cán bộ hưu trí đã nghỉ hưu, trưởng ban công tác mặt trận, trưởng thôn, khu phố và các tổ chức đoàn thể tại địa phương, người có uy tín trong cộng đồng.

Khai mạc Hội thi Hòa giải viên giỏi toàn quốc khu vực miền Trung - Tây Nguyên

Khai mạc Hội thi Hòa giải viên giỏi toàn quốc khu vực miền Trung - Tây Nguyên
(PLVN) - Sáng 21/9, Lễ khai mạc Hội thi Hòa giải viên giỏi toàn quốc lần thứ IV, khu vực miền Trung - Tây Nguyên đã diễn ra trang trọng tại tỉnh Khánh Hòa. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh, Phó Chủ tịch Hội đồng Phổ biến giáo dục pháp luật Trung ương, Trưởng ban Tổ chức Hội thi Hòa giải viên giỏi toàn quốc lần thứ IV dự và chỉ đạo khai mạc.

Mở ra cơ hội hợp tác trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp với Cộng hòa Nam Phi

Mở ra cơ hội hợp tác trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp với Cộng hòa Nam Phi
(PLVN) - Tiếp theo chương trình thăm và làm việc tại An-giê-ry, từ ngày 18-20/9/2023, Đoàn công tác của Bộ Tư pháp do Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc dẫn đầu đã thăm và làm việc với các cơ quan tư pháp và pháp luật của Cộng hòa Nam Phi. Mục đích của chuyến thăm là tìm hiểu hệ thống pháp luật và tư pháp của Nam Phi; trao Bản Ghi nhớ cấp Chính phủ về hợp tác giữa Bộ Tư pháp hai nước; trao đổi nhằm mở ra cơ hội hợp tác giữa hai Bên trong lĩnh vực này.

Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực kiểm tra tại Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng

Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực kiểm tra tại Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng
(PLVN) -Sáng 20/9/2023, đồng chí Phan Đình Trạc, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, Trưởng Đoàn kiểm tra số 1 chủ trì Hội nghị triển khai kế hoạch kiểm tra công tác thể chế hóa chủ trương, chính sách của Đảng về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thành pháp luật của Nhà nước tại Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng.

Hội nghị sơ kết 03 năm thi hành Nghị định về kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính

Quang cảnh Hội nghị.
(PLVN) -Ngày 20/9/2023, tại TP Hạ Long, Quảng Ninh, Bộ Tư pháp tổ chức “Hội nghị sơ kết 03 năm thi hành Nghị định số 19/2020/NĐ-CP ngày 12/02/2020 của Chính phủ kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính”. Cục trưởng Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật (Bộ tư pháp) Nguyễn Quốc Hoàn chủ trì Hội nghị.

Họp Tổ công tác triển khai Đề án 06 của Bộ Tư pháp

Toàn cảnh buổi họp.
(PLVN) -Sáng 19/9, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh đã chủ trì cuộc họp Tổ công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ về phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia, giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến 2030.

Bình Định hoàn tất công tác chuẩn bị tham dự Hội thi Hoà giải viên giỏi toàn quốc lần thứ IV

Bình Định hoàn tất công tác chuẩn bị tham dự Hội thi Hoà giải viên giỏi toàn quốc lần thứ IV
(PLVN) - Các thành viên tham dự Hội thi Hòa giải viên giỏi năm 2023 của tỉnh Bình Định chính là các hòa giải viên xuất sắc, tiêu biểu và được lựa chọn từ Cuộc thi Hòa giải viên do UBND tỉnh tổ chức trước đó vào ngày 25/5. Hiện đội thi đã cơ bản hoàn tất công tác chuẩn bị và sẵn sàng tham dự Cuộc thi Hòa giải viên giỏi Vòng thi Khu vực Miền Trung Tây nguyên sắp được diễn ra trong thời gian tới.

Thanh Hóa sẵn sàng cho cuộc thi Hòa giải viên giỏi toàn quốc khu vực miền Trung – Tây Nguyên

Đội thi Hòa giải viên giỏi tỉnh Thanh Hóa nỗ lực tập luyện sẵn sàng thể hiện tài năng trên sân khấu
(PLVN) - Để chuẩn bị cho vòng thi khu vực miền Trung – Tây Nguyên diễn ra tại TP Nha Trang, liên tục trong thời gian qua, đội được lựa chọn đại diện cho tỉnh Thanh Hóa tham dự Hội thi đã khẩn trương luyện tập, hoàn thiện phần tiểu phẩm cũng như nghiên cứu quy định pháp luật để trả lời các câu hỏi trắc nghiệm, tình huống.

6 tỉnh, thành “giành vé” vào vòng chung kết cuộc thi Hoà giải viên giỏi toàn quốc lần thứ IV

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh trao giải Nhất cho đội Hà Tĩnh.
(PLVN) - Qua 02 ngày thi sôi nổi, ngày 15/9, vòng thi khu vực miền Bắc - Hội thi Hòa giải viên giỏi toàn quốc lần thứ IV năm 2023 do Hội đồng phối hợp PBGDPL Trung ương tổ chức tại Hải Phòng đã thành công tốt đẹp. 6 đội thi đến từ các địa phương Hà Tĩnh, Vĩnh Phúc,  Hà Nội, Thái Nguyên, Ninh Bình, Hải Phòng đã được lựa chọn để bước vào vòng chung kết toàn quốc.

Hành trình ‘vào Nam ra Bắc’ đào tạo nguồn nhân lực pháp luật của nữ giảng viên kỳ cựu

GS Hoàng Thị Kim Quế. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Cả cuộc đời chuyên tâm gắn bó với công tác đào tạo nguồn nhân lực pháp luật cho đất nước “từ Nam, ra Bắc”, đến nay ở tuổi nghỉ hưu, GS.TS. Giảng viên cao cấp Hoàng Thị Kim Quế vẫn tâm huyết, đam mê công việc giảng dạy, nghiên cứu khoa học để truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm của mình cho các sinh viên và thế hệ giảng viên trẻ.