Tăng cường phối hợp trong cấp Phiếu Lý lịch Tư pháp

(PLVN) -Với tổng số gần 770 ngàn Phiếu Lý lịch Tư pháp (LLTP) đã cấp năm 2019, (tăng tới 42,6% so với năm 2018) tuy nhiên, Bộ Tư pháp nhìn nhận tình trạng quá hạn trong cấp Phiếu LLTP còn xảy ra ở một số địa phương.

Tại các địa phương, năm 2019, số phiếu LLTP đã cấp tăng rất nhiều so với năm 2018, cụ thể: đã cấp được tổng số 768.933 phiếu LLTP (tăng tới 42,6% so với năm 2018), trong đó có 559.810 Phiếu số 1 và 209.123 Phiếu số 2. Bộ Tư pháp đã phối hợp với Cục Hồ sơ nghiệp vụ, Bộ Công an và Công an các tỉnh/thành phố tra cứu, xác minh 484.634 trường hợp cho các Sở Tư pháp cấp Phiếu.

Tuy nhiên, Bộ Tư pháp nhìn nhận tình trạng lạm dụng yêu cầu cấp Phiếu LLTP số 2 đối với công dân vẫn tăng nhanh (cấp 209.123 Phiếu, tăng 25,6% so với năm 2018). Tình trạng quá hạn trong cấp Phiếu LLTP còn xảy ra ở một số địa phương.Việc triển khai thực hiện Quy chế số 02 giữa Trung tâm LLTP quốc gia (Bộ Tư pháp) với Cục Hồ sơ nghiệp vụ (Bộ Công an) ở một số địa phương chưa kịp thời; còn 02 Sở Tư pháp  và 03 Công an tỉnh chưa thực hiện theo Quy chế.

Luật LLTP và các văn bản hướng dẫn thi hành luật đã quy định cụ thể nhiệm vụ, trách nhiệm của các cơ quan (công an, tòa án, viện kiểm sát, thi hành án) trong việc cung cấp thông tin LLTP về án tích cho cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu LLTP (Trung tâm LLTP quốc gia và các Sở Tư pháp) để xây dựng cơ sở dữ liệu LLTP và cấp Phiếu LLTP; đồng thời cũng quy định rõ những loại thông tin LLTP về án tích phải cung cấp cho cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu LLTP. Đặc biệt, Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP ngày 10/5/2012 liên tịch Bộ Tư pháp, Tòa án NDTC, Viện KSNDTC, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng  hướng dẫn trình tự, thủ tục tra cứu, xác minh, trao đổi, cung cấp thông tin LLTP tạo cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan có liên quan ở Trung ương và giữa các cơ quan ở địa phương (Sở Tư pháp, Công an, Tòa án, Viện kiểm sát tỉnh/thành phố).

Đặc biệt, để giải quyết tình trạng chậm thời hạn cấp Phiếu LLTP, trên cơ sở thống nhất giữa Lãnh đạo Bộ Tư pháp và Lãnh đạo Bộ Công an, Trung tâm LLTP quốc gia, Bộ Tư pháp và Cục Hồ sơ nghiệp vụ cảnh sát (nay là Cục Hồ sơ nghiệp vụ), Bộ Công an ký Quy chế số 02/QCPH-TTLLTPQG-C53 phối hợp tra cứu, xác minh thông tin để cấp Phiếu LLTP để hỗ trợ Sở Tư pháp tra cứu, xác minh thông tin để cấp Phiếu LLTP. Quy chế số 02 đã quy định cụ thể về cơ chế phối hợp, trình tự, thủ tục và thời hạn tra cứu, trả kết quả giữa các cơ quan: Trung tâm LLTP quốc gia - Bộ tư pháp, Cục Hồ sơ nghiệp vụ (V06)-Bộ Công an, Phòng Hồ sơ công an tỉnh tại địa phương (PV06) và Sở Tư pháp. 

Để giảm các giấy tờ khi chuyển hồ sơ yêu cầu tra cứu, xác minh thông tin, Bộ Tư pháp đã hướng dẫn cụ thể về thành phần hồ sơ gửi tra cứu, xác minh theo Quy chế số 02. Hiện nay Sở Tư pháp chỉ phải scan một số loại giấy tờ cần thiết cho việc tra cứu. Nhìn chung, khi thực hiện theo Quy chế số 02, Trung tâm LLTP quốc gia phối hợp với V06 và PV06 trả kết quả sớm hơn với thời hạn Luật định. Hiện nay đã có 61/63 Sở Tư pháp thực hiện Quy chế số 02. 

Tuy nhiên, Bộ Tư pháp cho biết, hiện nay, theo thống kê thì vẫn còn một tỷ lệ nhỏ, khoảng 2 đến 3% còn chậm so với quy định (trước đây tỷ lệ chậm cấp Phiếu LLTP đến 40%, đặc biệt có tỉnh lên đến 60 - 70%) đều là những trường hợp người yêu cầu cấp Phiếu LLTP không khai trung thực về quá trình cư trú, thay đổi thông tin nhân dân, từng bị kết án...; hoặc là những trường hợp khi tra cứu, xác minh thấy rằng đương sự đã từng bị bắt, lập căn cước nhưng chưa rõ kết quả xử lý của các cơ quan tố tụng. 

Do đó, để có sự đánh giá một cách toàn diện, khách quan về kết quả đạt được và xác định những hạn chế, bất cập của Quy chế này, dự kiến trong năm 2020 Trung tâm LLTP quốc gia sẽ phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan để sơ kết 02 năm thực hiện Quy chế số 02. 

Bên cạnh đó, một số địa phương cũng đề nghị Bộ Tư pháp chỉ đạo Trung tâm LLTP quốc gia tăng cường phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan trả lời kết quả xác minh thông tin LLTP kịp thời, chính xác hơn đặc biệt là những trường hợp đương nhiên được xóa án tích để địa phương có cơ sở cấp Phiếu LLTP cho cá nhân, tổ chức đúng thời hạn pháp luật quy định đáp ứng được yêu cầu cải cách hành chính. Địa phương cũng đề nghị ban hành cơ chế phối hợp xác minh giữa các cơ quan liên quan, trong đó xác định rõ thời gian xác minh của từng cơ quan và cách thức xử lý thông tin LLTP khi hết thời gian quy định mà không nhận được văn bản xác minh; Đề nghị Bộ Tư pháp phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương chỉ đạo các cơ quan ngành dọc cung cấp đầy đủ thông tin án tích tồn đọng hoặc có giải pháp xây dựng Đề án giải quyết thông tin án tích còn tồn đọng.

Đọc thêm

PGS.TS Bùi Hoài Sơn: Bài viết của Tổng Bí thư khẳng định cam kết mạnh mẽ xây dựng tương lai tươi sáng, công bằng, bền vững cho tất cả

PGS.TS Bùi Hoài Sơn Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hộ
(PLVN) - Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trong bài viết “Phát huy tính Đảng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam” đã khẳng định, Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam cần kết hợp hài hòa giữa đức trị và pháp trị. Kết hợp đức trị và pháp trị không chỉ là yêu cầu quản lý, mà còn là cam kết mạnh mẽ của Đảng và Nhà nước đối với Nhân dân, nhằm xây dựng tương lai tươi sáng, công bằng và phát triển bền vững cho tất cả, để đất nước thực hiện thành công khát vọng xây dựng một xã hội giàu mạnh, phồn vinh, văn minh và hạnh phúc trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

TS Lê Trung Kiên: “Thời điểm vàng” cho Việt Nam “vươn mình” bước vào Kỷ nguyên mới

TS.Lê Trung Kiên, Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
(PLVN) - Đây là nhận định của TS.Lê Trung Kiên, Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh) trong cuộc trao đổi với Báo Pháp luật Việt Nam. Ông cho rằng đây chính là “thời điểm vàng” để Việt Nam bứt phá, tận dụng cơ hội và khẳng định mạnh mẽ vị thế trên trường quốc tế, khi đất nước đang vươn mình bước vào kỷ nguyên mới đầy triển vọng.

Nhận thức về tư tưởng của Tổng Bí thư Tô Lâm về xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh.
(PLVN) - Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm về “Phát huy tính Đảng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” thực sự là luồng gió mới tạo ra sinh khí mới để thúc đẩy quá trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân nhanh hơn, hiệu quả hơn.

Vĩnh Phúc tổng kết công tác Thi hành án dân sự năm 2024

Vĩnh Phúc tổng kết công tác Thi hành án dân sự năm 2024
(PLVN) - Cục Thi hành án dân sự Vĩnh Phúc vừa tổ chức Hội nghị tổng kết công tác THADS, THAHC năm 2024 và triển khai thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2025 nhằm đánh giá những kết quả đã đạt được, đồng thời nhận diện rõ những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân, từ đó đề ra phương hướng giải pháp trong năm 2025 và những năm tiếp theo.

“Tướng” Sông Đà kể chuyện băng rừng, vượt sông vì dòng điện đất nước

Ông Nguyễn Văn Dũng, Phó Tổng Giám đốc Sông Đà 11 (áo kẻ) báo cáo lãnh đạo EVN về tiến độ công trình đường dây 500kV mạch 3.
(PLVN) -“Trên đỉnh cột cao bằng đỉnh một tòa nhà 40 tầng, trời nắng, gió to; phía dưới, sông Hồng nước vẫn cuộn chảy… nhưng lính thợ Sông Đà vẫn hô “Quyết tâm!” để chinh phục cho được điểm cao 145 mét, dựng cột, kéo dây đưa điện ra miền Bắc”, kĩ sư Nguyễn Văn Dũng - Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Sông Đà 11 nhắc lại những ngày không thể quên trên công trường đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối.

PGS.TS Lê Hải Bình: "Mỗi bước tiến của nhân loại đều đánh dấu nấc thang mới trong nhận thức và hiện thực hóa các quyền con người"

PGS.TS Lê Hải Bình: "Mỗi bước tiến của nhân loại đều đánh dấu nấc thang mới trong nhận thức và hiện thực hóa các quyền con người"
(PLVN) - Theo  PGS.TS Lê Hải Bình, Uỷ viên dự khuyết Trung ương Đảng Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản, “Quyền con người” là khát vọng của con người, là giá trị phổ quát của nhân loại, là sự kết tinh những giá trị cao đẹp của văn hóa nhân loại, là biểu hiện trình độ của tiến bộ xã hội, vì vậy tất cả các quốc gia, dân tộc, dù có sự khác nhau về chế độ chính trị, trình độ phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa đều có quyền thụ hưởng và có nghĩa vụ bảo vệ, phát triển giá trị xã hội cao đẹp này. Báo Pháp luật Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết của PGS.TS Lê Hải Bình về vấn đề này. 

A Bát: Tổ trưởng Tổ an ninh cơ sở mẫn cán của buôn làng Ba Na

Ông A Bát tích cực vận động dân làng tin vào Đảng, Nhà nước, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc.
(PLVN) - Hàng chục năm qua, ông A Bát (SN 1960, trú tại thôn Kon Rơ Bàng 2, xã Vinh Quang, TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum) luôn tích cực tuyên truyền, vận động người dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm, xóa bỏ những tập tục lạc hậu, giúp bà con thoát nghèo. Với những nỗ lực không ngừng nghỉ của bản thân, ông A Bát vinh dự khi được nhận Bằng khen của Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Công an.

Hải Phòng: Thực hiện nghiêm, hiệu quả công tác quản lý Lý lịch tư pháp

Hải Phòng hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi trong việc cấp Phiếu LLTP, xóa án tích.
(PLVN) -  Được sự quan tâm, chỉ đạo của Bộ Tư pháp, Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia, UBND TP Hải Phòng, công tác cấp Phiếu lý lịch tư pháp (LLTP) và xây dựng Cơ sở dữ liệu LLTP của Hải Phòng dần đi vào nền nếp; qua đó góp phần cải cách hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp khi làm thủ tục đề nghị cấp Phiếu LLTP.