Tăng cường phổ biến pháp luật cho thanh, thiếu niên và một số địa bàn trọng điểm

Hình minh họa
Hình minh họa
(PLVN) - Để thực hiện hiệu quả Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) giai đoạn 2017-2021 ban hành kèm theo Quyết định số 705/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngày 5/3, Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch số 708/KH-BTP thực hiện Đề án “Tăng cường công tác PBGDPL tại một số địa bàn trọng điểm về vi phạm pháp luật” đến năm 2021.

Nhằm bảo đảm các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra, Kế hoạch nêu 5 nội dung hoạt động cụ thể như tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ PBGDPL, kiến thức pháp luật thuộc phạm vi của Đề án cho các đối tượng, địa phương thuộc phạm vi tổ chức triển khai và thực hiện Đề án; tổ chức triển khai phổ biến, giáo dục pháp luật về các lĩnh vực pháp luật thuộc phạm vi của Đề án trong nhà trường; biên soạn, sản xuất, phát hành các tài liệu PBGDPL về lĩnh vực pháp luật thuộc phạm vi của Đề án. Ngoài ra, một phương thức hiệu quả tiếp tục được duy trì.

Cùng ngày, Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch số 709/KH-BTP thực hiện Đề án “Tăng cường công tác PBGDPL nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho thanh, thiếu niên” năm 2019, tạo cơ sở pháp lý cho việc tăng cường phối hợp giữa Bộ, ngành Tư pháp với các bộ, ngành, địa phương và tăng cường vai trò của Bộ, ngành Tư pháp trong công tác PBGDPL cho thanh, thiếu niên.

Theo Kế hoạch, rất nhiều hoạt động thiết thực sẽ được triển khai như khảo sát đánh giá thực trạng nhận thức và hiểu biết pháp luật của một số đối tượng yếu thế (tập trung vào nữ thanh, thiếu niên; thanh, thiếu niên là người nghèo/người dân tộc thiểu số…); hoàn thiện chính sách, pháp luật có liên quan đến thanh, thiếu niên và công tác PBGDPL cho thanh, thiếu niên. Bên cạnh đó, còn tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong PBGDPL cho thanh, thiếu niên.

Đọc thêm

Xem xét ngưỡng nợ thuế tối thiểu để hoãn xuất cảnh

CQT công khai Quyết định cưỡng chế, Thông báo tạm hoãn xuất cảnh qua nhiều kênh để NNT biết, tra cứu.
(PLVN) -  Tổng cục Thuế sẽ căn cứ tình hình thực tế, tham khảo kinh nghiệm quốc tế quy định về ngưỡng để tiếp thu, báo cáo cấp có thẩm quyền cân nhắc quy định ngưỡng nợ phù hợp bảo đảm hiệu quả công tác thu hồi nợ đọng thuế.

Những quy định pháp luật phụ nữ cần biết để bảo vệ mình

Những quy định pháp luật phụ nữ cần biết để bảo vệ mình
(PLVN) - Trong xã hội hiện đại, pháp luật là công cụ quan trọng để bảo vệ quyền lợi cho mọi công dân, đặc biệt là phụ nữ. Dù các quyền cơ bản đã được công nhận, phụ nữ vẫn gặp nhiều khó khăn khi thực hiện quyền này. Hiểu biết về pháp luật giúp phụ nữ tự bảo vệ và đấu tranh vì quyền lợi của mình.

Nhiều điểm mới đáng chú ý trong dự thảo Luật Nhà giáo

Ảnh minh họa
(PLVN) - Tăng lương, tăng phụ cấp, giảm tuổi nghỉ hưu, chính sách bảo vệ, thu hút nhà giáo... là một số điểm mới đáng chú ý trong dự thảo Luật Nhà giáo sẽ trình Quốc hội xem xét cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá 15.

Phí sử dụng đường cao tốc do Nhà nước đầu tư cao nhất là 5.200 đồng/xe.km

Phí sử dụng đường bộ cao tốc từ 900 đồng/xe.km đến 5.200 đồng/xe.km. (Ảnh: Hồng Thương)
(PLVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định 130/2024/NĐ-CP quy định về thu phí sử dụng đường bộ cao tốc đối với phương tiện lưu thông trên tuyến đường bộ cao tốc thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và trực tiếp quản lý, khai thác.Theo đó, có 5 nhóm đối tượng chịu phí sử dụng đường bộ cao tốc do Nhà nước đầu tư, với mức thu thấp nhất 900 đồng/xe.km và cao nhất là 5.200 đồng/xe.km.