Tăng cường liên kết phát triển du lịch giữa Hà Nội, TP HCM và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu Bình Định.
Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu Bình Định.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Chiều 31/7, Hội nghị Sơ kết diễn đàn liên kết phát triển du lịch giữa Hà Nội, TP HCM và Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung giai đoạn 2023 - 2024 đã diễn ra theo hình thức trực tuyến tại 7 điểm cầu, gồm: Hà Nội, TP HCM, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Bình Định.

Phát biểu khai mạc, ông Huỳnh Cao Nhất - Phó Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Bình Định cho biết, qua 2 năm kể từ tháng 8 năm 2022 đến nay, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của UBND các tỉnh, thành phố và Hội đồng Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, Tổ công tác liên kết, hợp tác phát triển du lịch giữa Hà Nội, TP HCM và Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (Bình Định là đơn vị được phân công làm Tổ trưởng Tổ công tác giai đoạn 2023 - 2025) đã chủ động bám sát tình hình thực tế, điều kiện của từng địa phương, triển khai hoàn thành cơ bản kế hoạch đề ra, góp phần tăng tỷ lệ khách du lịch, tăng chi tiêu và thời gian lưu trú của du khách; phát huy được giá trị tài nguyên du lịch của từng địa phương và trong nhóm liên kết; tạo thêm nhiều công ăn việc làm, thúc đẩy các ngành lĩnh vực khác phát triển, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới.

“Bên cạnh những kết quả khá tốt trong hoạt động liên kết, chúng ta cũng thẳng thắn nhìn nhận vẫn còn một số nội dung còn hạn chế, hoặc đạt kết quả chưa cao, sản phẩm liên kết chứa rõ nét, không đồng đều ở các địa phương”, ông Nhất cho biết.

Ông Huỳnh Cao Nhất phát biểu khai mạc.
Ông Huỳnh Cao Nhất phát biểu khai mạc.

Báo cáo tại Hội nghị cho thấy, từ tháng 9/2022 - 7/2024, tổng lượt khách tham quan và lưu trú du lịch của 7 tỉnh, thành trong nhóm liên kết đạt trên 100 triệu lượt; thu nhập xã hội từ du lịch ước đạt 516,5 nghìn tỷ đồng. Trong đó, 6 tháng đầu năm 2024, tổng lượt khách tham quan, lưu trú du lịch của 7 tỉnh, thành trong nhóm liên kết ước đạt trên 30 triệu lượt khách; thu nhập xã hội từ du lịch ước đạt trên 177.000 tỷ đồng.

Kết quả đạt được rất đáng khích lệ, đã thực hiện thành công mục tiêu tăng tỷ lệ khách du lịch, góp phần phục hồi du lịch sau đại dịch COVID-19, đóng góp hiệu quả vào sự phát triển kinh tế - xã hội của cả vùng nói riêng, cả nước nói chung.

Hội nghị ngoài đánh giá những kết quả đạt được, rút ra bài học kinh nghiệm, các địa phương, doanh nghiệp đã đề xuất, hiến kế đề ra các giải pháp nhằm phát huy, tổ chức tốt hơn các nội dung liên kết đạt hiệu quả cao trong thời gian qua.

Đọc thêm

Quy hoạch Khu du lịch quốc gia Mũi Cà Mau gắn với sinh thái rừng ngập mặn

Quy hoạch Khu du lịch quốc gia Mũi Cà Mau gắn với sinh thái rừng ngập mặn
(PLVN) - Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch Quốc gia Mũi Cà Mau đến năm 2030 nhằm phát triển khu vực lập quy hoạch trở thành Khu du lịch quốc gia, điểm đến hấp dẫn của tỉnh Cà Mau và vùng Tây Nam Bộ. Các sản phẩm du lịch đặc trưng gắn với du lịch sinh thái rừng ngập mặn, văn hóa vùng miền Tây sông nước, du lịch biển đảo...

Văn hóa Khmer - "báu vật" để phát triển du lịch Trà Vinh

Văn hóa Khmer - "báu vật" để phát triển du lịch Trà Vinh
(PLVN) - Trà Vinh, một tỉnh thuộc ĐBSCL, không chỉ sở hữu cảnh quan thiên nhiên trù phú mà còn nổi bật với nền văn hóa Khmer phong phú và đa dạng. Đây là tài nguyên sẵn có mà nếu được khai thác hiệu quả, sẽ tạo ra cơ hội phát triển bền vững cho du lịch và kinh tế địa phương.

Du lịch Việt nỗ lực hoàn thành mục tiêu năm 2024

Ngành du lịch các tỉnh, thành đang nỗ lực hoàn thành mục tiêu năm 2024 trong ba tháng cuối năm. (Ảnh minh họa - Nguồn: Vietin Travel)
(PLVN) - Chỉ còn chưa đầy ba tháng nữa sẽ kết thúc năm 2024 với nhiều thành công của ngành Du lịch Việt Nam. Hiện nay, các tỉnh, địa phương đang nhanh chóng kích cầu du lịch, tăng tốc về đích, hoàn thành mục tiêu của năm 2024.

Phát triển các làng nghề truyền thống kết hợp với du lịch cộng đồng tại Hoà Bình

Phát triển các làng nghề truyền thống kết hợp với du lịch cộng đồng tại Hoà Bình
(PLVN) -  Một trong những thế mạnh của tỉnh Hòa Bình là phát triển du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, du lịch cộng đồng, du lịch mạo hiểm, du lịch tâm linh... gắn với đó là công cuộc khôi phục và phát triển các làng nghề, làng nghề truyền thống vừa phát triển du lịch vừa bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc.

Du lịch Hà Nội sôi động trong đợt kỷ niệm Ngày Giải phóng Thủ đô

Du lịch Hà Nội tháng 10 sôi động với nhiều hoạt động ý nghĩa, đậm đà bản sắc dân tộc. (Ảnh: Đức Nguyễn)
(PLVN) - Trong dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), TP Hà Nội có nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật đặc sắc thu hút hàng chục nghìn khách du lịch đến tham quan. Đây là “đòn bẩy” để Hà Nội tăng tốc bứt phá hoàn thành mục tiêu đón khoảng 26,5 triệu lượt khách trong năm 2024.

Hợp Thành mùa lúa chín

Hợp Thành mùa lúa chín
(PLVN) - Là một trong số ít địa phương của thành phố còn nhiều diện tích đồng ruộng nên khi chạm chân đến đầu xã là khung cảnh làng quê thanh bình với cánh đồng “thẳng cánh cò bay” hiện ra trước mắt.

Dịu dàng cuốn hút vẻ đẹp thu Hà Nội

Dịu dàng cuốn hút vẻ đẹp thu Hà Nội
(PLVN) - Hà Nội như dịu dàng hơn khi bước vào tháng 10. Không khí lạnh đầu mùa kết hợp với nắng vàng óng ả dễ làm nao lòng bất cứ ai đến với Thủ đô những ngày này...

Thu Hà Nội, mùa thương, mùa nhớ

Thu Hà Nội là mùa để thương, để nhớ, để yêu. (Nguồn: VJshop)
(PLVN) - “Tôi đã xa quê, sống ở Hà Nội hơn mười lăm năm, công việc bận rộn không có thời gian để sống chậm lại. Tuy nhiên, cứ đến mùa thu Hà Nội, tôi lại nhớ về những tháng ngày tuổi thơ hồn nhiên, tinh nghịch ngày còn nhỏ. Nhiều lúc đang đi xe máy, chẳng hiểu tại sao cảm xúc lại lẫn lộn, vừa vui, vừa có chút man mác buồn...”.