Tăng cường kiểm tra, giám sát việc cấp giấy khám sức khỏe cho người lái xe

Tăng cường kiểm tra, giám sát việc cấp giấy khám sức khỏe cho người lái xe. (Ảnh: chinhphu.vn)
Tăng cường kiểm tra, giám sát việc cấp giấy khám sức khỏe cho người lái xe. (Ảnh: chinhphu.vn)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) vừa ban hành Công văn 832/KCB-PHCN&GĐ về việc tăng cường kiểm tra, thanh tra công tác giám sát việc khám và cấp giấy khám sức khỏe cho người lái xe.

Theo đó, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh đề nghị Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ trì, phối hợp với Công an địa phương, Sở Giao thông vận tải tăng cường quản lý, giám sát việc khám và cấp giấy khám sức khỏe cho người lái xe theo quy định tại Thông tư liên tịch số 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT ngày 21/8/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe, việc khám sức khỏe định kỳ đối với người lái xe ô tô và quy định về cơ sở y tế khám sức khỏe cho người lái xe và các văn bản có liên quan; tập trung chú trọng đối với việc khám sức khỏe của người lái xe kinh doanh vận tải.

Đồng thời, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh đề nghị thủ trưởng các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế và trường đại học; Y tế Bộ, ngành chỉ đạo bộ phận có liên quan tăng cường kiểm tra, giám sát việc khám sức khỏe và cấp giấy khám sức khỏe cho người lái xe tại đơn vị bảo đảm đúng quy định của pháp luật.

Trước đó, Bộ Y tế ban hành Quyết định 295/QĐ-BYT công bố bãi bỏ 12 thủ tục hành chính, trong đó có thủ tục cấp giấy khám sức khỏe cho người lái xe, khám sức khỏe định kỳ của người lái ô tô... Tuy nhiên, đây là bãi bỏ thủ tục hành chính, không phải khi thi bằng lái xe là không cần phải khám sức khỏe.

Tại Điều 10 Thông tư liên tịch 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT nêu rõ trách nhiệm của người lái xe phải cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực về tình trạng sức khỏe, tiền sử bệnh, tật của bản thân và chịu trách nhiệm trước pháp luật về thông tin đã cung cấp khi khám sức khỏe. Tuân thủ các hướng dẫn, chỉ định của nhân viên y tế trong quá trình thực hiện khám sức khỏe. Phải chủ động khám lại sức khỏe sau khi điều trị bệnh, tai nạn gây ảnh hưởng đến việc lái xe. Chấp hành yêu cầu khám sức khỏe định kỳ, đột xuất của cơ quan quản lý nhà nước về y tế hoặc cơ quan quản lý nhà nước về giao thông vận tải (Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) hoặc của người sử dụng lao động.

Cũng theo Thông tư liên tịch 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT chi phí khám sức khỏe cho người lái xe được quy định như sau: Cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị khám sức khỏe cho người lái xe phải trả chi phí khám sức khỏe cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện việc khám sức khỏe theo mức giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc theo thỏa thuận giữa hai đơn vị.

Trường hợp người được khám sức khỏe, khám sức khỏe định kỳ để lái xe có yêu cầu cấp nhiều hơn một Giấy khám sức khỏe của người lái xe thì phải nộp thêm phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.

Trường hợp thực hiện việc khám sức khỏe cho người lái xe do người sử dụng lao động lái xe ô tô tổ chức khám sức khỏe định kỳ, đột xuất thì chi phí khám sức khỏe cho người lái xe do cơ quan yêu cầu chi trả.

Đọc thêm

Hướng dẫn nguồn kinh phí thực hiện sắp xếp bộ máy theo Nghị định 178

Bộ Tài chính hướng dẫn nguồn kinh phí thực hiện sắp xếp bộ máy theo Nghị định 178/2024/NĐ-CP. (Ảnh: H.T)
(PLVN) - Bộ Tài chính mới ban hành Thông tư 07/2025/TT-BTC hướng dẫn việc xác định nguồn kinh phí và việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện chính sách tại Nghị định 178/2024/NĐ-CP về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức (CBCC), viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

longform 7 bước trong quy trình soạn thảo trong Dự Thảo Luật Ban Hành VBQPPL (sửa đổi)

 7 bước trong quy trình soạn thảo trong Dự Thảo Luật Ban Hành VBQPPL (sửa đổi)
(PLVN) -  Dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) sửa đổi đề xuất áp dụng quy trình 7 bước nhằm hiện đại hóa và tăng cường hiệu quả xây dựng các văn bản pháp lý. Quy trình được xây dựng dựa trên nguyên tắc “chính sách đã được thông qua” và sự tham gia của các bên liên quan từ khâu soạn thảo đến công bố.

Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động không được đi lễ hội trong giờ hành chính

Ảnh minh họa: Người dân đi lễ Chùa Trấn Quốc dịp đầu năm mới.
(PLVN) - Nhằm tăng cường quản lý về công tác tôn giáo và lễ hội Xuân 2025, Bộ Nội vụ đã có công văn số 342/BNV-TGCP ngày 15/1/2025 gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường công tác QLNN về tín ngưỡng, tôn giáo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội Xuân 2025. Trong đó, quán triệt đến cán bộ, công chức, viên chức và người lao động không tổ chức du xuân, liên hoan, chúc Tết làm ảnh hưởng đến thời gian và hiệu quả làm việc; tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính…

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 2/2025

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 2/2025
Hỗ trợ sản xuất nông nghiệp bị thiệt hại do thiên tai, dịch hại thực vật; vi phạm hành chính trong kinh doanh bảo hiểm bị phạt tới 200 triệu đồng... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 2/2025.