Tăng cường kiểm soát hàng hóa khu vực biên giới

Ban Chỉ đạo 389 Hà Nội cho biết, việc kiểm soát hàng lậu, hàng cấm trên tuyến đường hàng không đang gặp nhiều khó khăn
Ban Chỉ đạo 389 Hà Nội cho biết, việc kiểm soát hàng lậu, hàng cấm trên tuyến đường hàng không đang gặp nhiều khó khăn
(PLVN) - Dù số vụ khởi tố hình sự liên quan đến kiểm soát hàng hóa gian lận thương mại, hàng lậu, hàng giả trong 6 tháng đầu năm 2019 tăng 143% so với năm 2018 nhưng lực lượng chức năng trên địa bàn Hà Nội vẫn còn gặp khá nhiều khó khăn trong công tác đấu tranh phòng chống buôn lậu, hàng giả, hàng nhái và gian lận thương mại. 

Khó kiểm soát đường không, đường thủy

Theo báo cáo của Ban chỉ đạo 389 TP.Hà Nội, trong 6 tháng đầu năm 2019, các lực lượng chức năng trên địa bàn thành phố đã tổ chức thanh, kiểm tra 12.967 vụ, xử lý hành chính 11.199 vụ; Khởi tố hình sự 89 vụ đối với 111 đối tượng (tăng 143% số vụ khởi tố so với cùng kỳ năm 2018).

Tổng số tiền phạt hành chính, truy thu thuế, thu hồi thuế và tiền bán hàng tịch thu lên tới gần 3.000 tỷ đồng. Trong đó, Cục QLTT Hà Nội đã kiểm tra 3.553 vụ, xử lý 3.481 vụ; Phạt hành chính gần 19 tỷ đồng; Trị giá hàng tịch thu, buộc tiêu hủy và chuyển đổi mục đích sử dụng hơn 21 tỷ đồng. 

Nhận định của đại diện Ban Chỉ đạo 389 Hà Nội cho thấy, việc kiểm soát hàng lậu, hàng cấm trên tuyến đường hàng không đang gặp nhiều khó khăn do đối tượng thường giấu hàng theo người, trong hành lý, không khai báo Hải quan khi xuất cảnh, nhập cảnh; Lợi dụng định mức miễn thuế, hàng quà biếu, quà tặng để vận chuyển trái phép hàng lậu hoặc chia nhỏ số lượng hàng hoá, gửi về nhiều địa chỉ khác nhau.

Đáng lưu ý, các đối tượng vận chuyển thường  lợi dùng tuyến này để vận chuyển những mặt hàng nhẹ, có giá trị cao, dễ cất giấu như mặt hàng thuốc lá, xì gà, điện thoại di động, mỹ phẩm, thuốc tân dược, thực phẩm chức năng... hoặc hàng lậu dưới hình thức hàng xách tay.   

Đại diện Ban Chỉ đạo 389 Hà Nội cho biết thêm, tuyến vận chuyển bằng đường thủy từ Hải Phòng về Hà Nội chiếm tỷ trọng hàng hoá nhập khẩu lớn, thường do các doanh nghiệp thực hiện nhập khẩu. Các mặt hàng đa dạng, cơ bản là nguyên liệu sản xuất, máy móc thiết bị, hàng công nghệ thực phẩm, hàng tiêu dùng...

Do phương tiện vận chuyển bằng công ten nơ, mở tờ khai từ Hải Phòng hoặc được chuyển tiếp kiểm hoá tại Hà Nội nên việc kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm gặp nhiều khó khăn hơn các tuyến vận chuyển khác (đòi hỏi phải có thông tin chính xác và có sự phối hợp với lực lượng Hải quan).

Ngoài ra, ở tuyến đường bộ, việc các đối tượng buôn lậu thay đổi phương thức vận chuyển thay vì tập kết trên xe tải có trọng tải lớn như các năm trước đây thì nay xé lẻ hàng hóa và vận chuyển bằng xe mô tô, xe khách, xe tải có trọng lượng nhẹ từ biên giới hoặc từ các tỉnh giáp ranh với Hà Nội như Bắc Ninh, Hưng Yên, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc... vào sâu trong nội địa cũng gây khó khăn trong việc kiểm soát hàng giả, hàng lậu, hàng gian lận thương mại trên địa bàn Hà Nội.

Đặc biệt, hàng hóa qua các tuyến đường bộ từ các tỉnh biên giới phía Bắc như Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai, Quảng Ninh đổ bộ về Hà Nội cũng là thách thức khá lớn với lực lượng chức năng Thủ đô.

Ngăn chặn từ biên giới 

Báo cáo của Ban chỉ đạo 389 Hà Nội cũng nêu rõ, công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả là nhiệm vụ chung của các cấp, các ngành và của toàn xã hội. Tuy nhiên, sự quan tâm, sự vào cuộc của các cấp, các ngành chức năng có lúc, có nơi còn thiếu đồng bộ, chưa thống nhất, chưa có chiều sâu, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế đặt ra. Trong khi đó, các đối tượng buôn lậu, sản xuất, kinh doanh hàng cấm, hàng giả và gian lận thương mại lại luôn tìm mọi cách để đối phó với các lực lượng chức năng.

Một bộ phận lực lượng chức năng còn chưa chuyên sâu về nghiệp vụ; Trang bị phương tiện còn thiếu, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ về công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm trong tình hình mới. Việc phối hợp trao đổi thông tin giữa các đơn vị đã đạt được nhiều kết quả tích cực nhưng đôi lúc chưa có sự phối hợp đồng bộ, quyết liệt và kịp thời ở một số vụ việc và thời điểm.

Đại diện Ban chỉ đạo 389 Hà Nội kiến nghị Ban chỉ đạo 389 Quốc gia chỉ đạo các lực lượng có liên quan như Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan, Thuế... tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại tại các cửa khẩu biên giới, các ga đường sắt liên vận quốc tế, cảng hàng không quốc tế... nhằm ngăn chặn tội phạm ngay từ các cửa khẩu biên giới, hạn chế mức tối đa hàng hóa nhập lậu được thẩm lậu qua các cửa khẩu biên giới vận chuyển về Hà Nội.

Ngoài ra, Hà Nội cũng đề nghị Ban chỉ đạo 389 quốc gia và Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia chỉ đạo các lực lượng chức năng trên địa bàn các tỉnh, thành phố (nhất là các tỉnh phía Bắc có cửa khẩu) phối hợp với các lực lượng chức năng trên địa bàn TP.Hà Nội thường xuyên trao đổi, chia sẻ thông tin liên quan đến buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, địa bàn, mặt hàng trọng điểm, phương thức, thủ đoạn, các đối tượng chủ mưu, cầm đầu... để có phương án đấu tranh, ngăn chặn kịp thời đảm bảo hiệu quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. 

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Nâng cao an toàn bảo mật hệ thống ngân hàng

Tại nhiều ngân hàng thương mại, có tới 97% số lượng giao dịch được thực hiện qua kênh số.

(PLVN) - Dịch vụ ngân hàng số đang phát triển rất mạnh mẽ, kéo theo nhiều tiềm ẩn rủi ro về an ninh, bảo mật. Ngân hàng Nhà nước cũng đã có nhiều biện pháp để đảm bảo an toàn hệ thống nhưng trước sự tinh vi của các đối tượng, các tổ chức tín dụng cần không ngừng nâng cao bảo mật, an toàn.

Đề xuất bổ sung thẩm quyền hoàn thuế đối với doanh nghiệp lớn

Để được hoàn thuế, DN lớn phải quay về Cục Thuế địa phương làm thủ tục.
(PLVN) - Thay vì phải chuyển hồ sơ về Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý theo quy định hiện hành, nếu được Quốc hội thông qua, các doanh nghiệp (DN) do Cục Thuế DN lớn (Tổng cục Thuế) quản lý phát sinh hoàn thuế sẽ do Cục Thuế DN lớn trực tiếp giải quyết thủ tục…

Vai trò then chốt của phụ nữ trong thị trường Halal

Vai trò then chốt của phụ nữ trong thị trường Halal
(PLVN) - Thị trường Halal toàn cầu đang bùng nổ, và phụ nữ không chỉ là người tiêu dùng chủ chốt mà còn là lực lượng sản xuất, kinh doanh, tiếp thị và lãnh đạo quan trọng, thúc đẩy sự phát triển vượt bậc của thị trường này.

Dồn sức giải phóng mặt bằng dự án cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng

Thi công cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng.
(PLVN) - Dự án đường bộ cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn nằm trong danh sách các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải. Xác định rõ tầm quan trọng của dự án, các địa phương có dự án đi qua đang nỗ lực thực hiện công tác giải phóng mặt bằng (GPMB).

Thủ tướng chỉ đạo về điều hành giá điện và xem xét nhập khẩu điện nước ngoài

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các đơn vị căn cứ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền điều hành giá điện theo lộ trình phù hợp, không "giật cục", phù hợp với tình hình kinh tế xã hội và mức chi trả của người dân. Bên cạnh đó, xem xét khả năng tăng cường nhập khẩu điện từ Trung Quốc để bổ sung điện cho hệ thống nếu cần.

Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines: Bình đẳng giới là một trong những cơ sở cho sự phát triển bền vững của của doanh nghiệp

Ông Lê Đức Cảnh - Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines
(PLVN) - Không chỉ là hãng hàng không quốc gia, Vietnam Airlines còn là đơn vị tiên phong trong thúc đẩy bình đẳng giới với những chuyến bay đặc biệt "Tô cam", "Tô hồng" lan tỏa thông điệp mạnh mẽ đến cộng đồng, chia sẻ về những chương trình hành động mạnh mẽ này, ông Lê Đức Cảnh - Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines – khẳng định đây là một trong những cơ sở cho sự phát triển bền vững của xã hội và của doanh nghiệp.

Cần áp thuế VAT với phân bón để thúc đẩy quá trình nội địa hóa, nông nghiệp bền vững

Ảnh minh họa (https://baochinhphu.vn)
(PLVN) - Nghị trường quốc hội đang bàn về dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). Một trong những nội dung được các đại biểu quan tâm là quy định thuế VAT đối với phân bón. Nhiều ý kiến cho rằng, cần phải sửa đổi quy định hiện hành, cần áp thuế VAT đối với phân bón để thúc đẩy quá trình nội địa hóa.

Bạc Liêu: Nhân rộng mô hình luân canh tôm - lúa

Từ 2001, Bạc Liêu đã bắt đầu tổ chức sản xuất mô hình tôm - lúa. (Ảnh: Thái Đào)
(PLVN) - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Bạc Liêu vừa phối hợp với Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới (WWF) tổ chức Hội thảo “Giải pháp nâng cao hiệu quả canh tác nông nghiệp bền vững thích ứng biến đổi khí hậu” với sự tham gia của nhiều chuyên gia nông nghiệp.