Đẩy mạnh xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Tăng cường giáo dục liêm chính để phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực

Các đồng chủ trì Hội thảo: Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Nội chính Trung ương Võ Văn Dũng; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương Lại Xuân Môn; nguyên Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản, Phó Chủ tịch Hội đồng khoa học các cơ quan Đảng Trung ương Vũ Văn Phúc. (Ảnh: Đặng Phước)
Các đồng chủ trì Hội thảo: Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Nội chính Trung ương Võ Văn Dũng; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương Lại Xuân Môn; nguyên Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản, Phó Chủ tịch Hội đồng khoa học các cơ quan Đảng Trung ương Vũ Văn Phúc. (Ảnh: Đặng Phước)
(PLVN) -Ngày 20/8, Ban Nội chính Trung ương tổ chức Hội thảo khoa học “Công tác giáo dục liêm chính để phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, thực trạng và giải pháp” thuộc Đề án trình Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục liêm chính.

    Phát biểu khai mạc Hội thảo, Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc, Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án khẳng định, cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC) thời gian qua được lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện với quyết tâm chính trị rất cao, tiến hành ráo riết, quyết liệt, kiên trì, đồng bộ, toàn diện, bài bản, đi vào chiều sâu; đã có bước tiến mạnh, đột phá, đạt nhiều kết quả rất quan trọng, để lại dấu ấn tốt, tạo hiệu ứng tích cực, lan tỏa mạnh mẽ trong toàn xã hội, “đã trở thành phong trào, thành xu thế”, được cán bộ, đảng viên, Nhân dân đồng tình, hưởng ứng, đánh giá cao, được các nước, tổ chức quốc tế ghi nhận, chia sẻ kinh nghiệm.

    Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc phát biểu tại Hội thảo. (Ảnh: Đặng Phước)

    Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc phát biểu tại Hội thảo. (Ảnh: Đặng Phước)

    Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án chia sẻ, chúng ta đã xác định rõ, thực hiện nhất quán phương châm “4 không” trong PCTNTC “không thể”, “không dám”, “không muốn”, “không cần” tham nhũng, tiêu cực: (1) Hình thành cơ chế phòng ngừa chặt chẽ để không thể tham nhũng, tiêu cực (nhốt quyền lực vào trong lồng thể chế); (2) Phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời, nghiêm minh, công bằng, công khai các hành vi tham nhũng tiêu cực để không dám tham nhũng, tiêu cực; (3) Giáo dục đạo đức, xây dựng văn hóa liêm chính, không tham nhũng, tiêu cực trở thành nếp sống văn hóa của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và trong các tầng lớp Nhân dân để không muốn tham nhũng, tiêu cực; (4) Cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trung thực, công tâm, liêm khiết, tận tụy; được trả lương và đãi ngộ phù hợp với cống hiến, tài năng để không cần tham nhũng, tiêu cực.

    Tuy nhiên, tình trạng tham nhũng, tiêu cực trên một số lĩnh vực còn diễn biến phức tạp, nghiêm trọng, nổi lên là các sai phạm lớn trong lĩnh vực đất đai, đấu thầu, chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, hoạt động ngân hàng, đăng kiểm, y tế, khoáng sản... gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng; có sự câu kết, móc nối giữa cán bộ thoái hóa, biến chất với doanh nghiệp, tổ chức để trục lợi, gây thất thoát tài sản nhà nước, hình thành các “nhóm lợi ích”, thậm chí còn chi phối công tác cán bộ và hoạt động của cơ quan nhà nước, gây bức xúc trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân.

    Do đó, cần phải nghiên cứu, tổng kết thực tiễn để có giải pháp tăng cường công tác giáo dục liêm chính, trước hết là đối với cán bộ, đảng viên, những người đang nắm giữ quyền lực do Nhân dân giao phó để phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực từ gốc, từ sớm, từ xa, góp phần xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, liêm khiết, phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân.

    Quang cảnh Hội thảo. (Ảnh: Đặng Phước)

    Quang cảnh Hội thảo. (Ảnh: Đặng Phước)

    Trưởng Ban Nội chính Trung ương nhấn mạnh, trong tư tưởng Hồ Chí Minh, trong Văn kiện của Đảng, quy định của pháp luật, nội hàm liêm chính, ý nghĩa, tầm quan trọng của đạo đức liêm chính, văn hóa liêm chính đối với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, PCTNTC đã được thể hiện khá rõ nét. Nhìn ra thế giới, giáo dục, thực hành liêm chính cũng được nhiều nước quan tâm, Liên hiệp quốc và một số tổ chức quốc tế cũng khuyến cáo các quốc gia thành viên thực hành liêm chính để phòng, chống tham nhũng và quản trị nhà nước tốt.

    Vấn đề đặt ra hiện nay, là cần phải làm gì, làm như thế nào, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong hệ thống chính trị đến đâu để đưa những chủ trương, quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của Đảng, Nhà nước đi vào cuộc sống, để xây dựng được một nhà nước liêm chính, một xã hội liêm chính, một quốc gia liêm chính, của dân, do dân và vì dân. Đây chính là mục tiêu của Đề án Bộ Chính trị giao và cũng là mục đích của cuộc Hội thảo.

    Tại Hội thảo, các đại biểu trao đổi, thảo luận, đồng thời kiến nghị các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hơn nữa công tác giáo dục liêm chính thời gian tới, như: Tăng cường, đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục liêm chính trong chương trình đào tạo cho học sinh, sinh viên hướng tới xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước liêm chính; giải pháp tăng cường công tác giáo dục liêm chính cho cán bộ, chiến sĩ Công an qua đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị; liêm chính trong xây dựng nền tư pháp phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân; liêm chính trong đạo đức công vụ; liêm chính trong hoạt động kinh doanh; giáo dục liêm chính cho cán bộ, đảng viên, người lao động trong doanh nghiệp nhà nước; vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng trong công tác giáo dục liêm chính cho cán bộ, đảng viên để PCTNTC; xây dựng đạo đức liêm chính, văn hóa liêm chính trong cơ chế kinh tế, thị trường…

    Phát biểu kết luận Hội thảo, Trưởng Ban Nội chính Trung ương, ghi nhận những ý kiến phát biểu trí tuệ, tâm huyết và kinh nghiệm thực tiễn; những trao đổi thẳng thắn, trách nhiệm của các đại biểu giúp cho Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án có thêm thông tin, tư liệu để tiếp tục hoàn thiện Đề án trình Bộ Chính trị.

    Đọc thêm

    Cần giải pháp đột phá để phòng, chống tham nhũng có hiệu quả

    Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga phát biểu tại Phiên họp. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
    (PLVN) - Ngày 6/9, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội tổ chức Phiên họp toàn thể lần thứ 14 để thẩm tra, cho ý kiến về các Báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật năm 2024; công tác thi hành án năm 2024; công tác phòng, chống tham nhũng năm 2024; về Báo cáo của Chánh án TANDTC và Báo cáo của Viện trưởng VKSNDTC năm 2024.

    Chặt chẽ, công khai, minh bạch trong đấu giá tài sản trực tuyến

    Lãnh đạo Cục Bổ trợ tư pháp chủ trì cuộc họp.
    (PLVN) - Ngày 5/9, Bộ Tư pháp tổ chức cuộc họp Ban soạn thảo, Tổ biên tập Dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản với sự chủ trì của Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp Lê Xuân Hồng.

    Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội

    Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh chủ trì Họp Hội đồng thẩm định.
    (PLVN) -Chiều 5/8, Bộ Tư pháp tổ chức Họp Hội đồng thẩm định Dự thảo Nghị quyết liên tịch quy định chi tiết việc tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội; Dự thảo Nghị quyết liên tịch quy định chi tiết việc tổ chức tiếp xúc tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND các cấp. Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh chủ trì Họp Hội đồng thẩm định.

    Luật sư Nguyễn Văn Hà: Vị luật sư miệt mài “trao” kiến thức pháp luật miễn phí đến người dân

    Luật sư Nguyễn Văn Hà: Vị luật sư miệt mài “trao” kiến thức pháp luật miễn phí đến người dân
    (PLVN) - Hơn 20 năm qua, luật sư (LS) Nguyễn Văn Hà, Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP Hà Nội đã miệt mài với công tác “gieo” kiến thức pháp luật đến các đối tượng yếu thế, có hoàn cảnh khó khăn, các đối tượng chính sách… trên địa bàn TP Hà Nội và một số tỉnh biên giới phía Bắc. Với LS Nguyễn Văn Hà, việc làm này không chỉ là trách nhiệm, mà còn là đam mê.

    Tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật trong Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam hiện nay

    Các đại biểu Quốc hội bấm nút biểu quyết thông qua một dự thảo Luật. (Nguồn ảnh: Quochoi.vn)
    (PLVN) - Có thể coi các yêu cầu “dân chủ, công bằng, nhân đạo, đầy đủ, đồng bộ, thống nhất, kịp thời, khả thi, công khai, minh bạch, ổn định, dễ tiếp cận, được thực hiện nghiêm minh và nhất quán” như những tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay.

    Ông Nguyễn Túc: "Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia cùng Đảng, Nhà nước hoàn thiện cơ chế để phát huy vai trò làm chủ của Nhân dân"

    Ông Nguyễn Túc: "Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia cùng Đảng, Nhà nước hoàn thiện cơ chế để phát huy vai trò làm chủ của Nhân dân"
    (PLVN) -  Theo ông Nguyễn Túc, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam,  Mặt trận đã có những đóng góp thiết thực, hiệu quả trong việc phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, vận động các tầng lớp Nhân dân tích cực và chủ động tham gia giám sát và phản biện xã hội các chủ trương, chính sách về an sinh xã hội, các phong trào xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới.

    Tuổi trẻ Bộ Tư pháp: Chủ động, tích cực học tập và làm theo lời Bác

    Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp tổ chức lễ báo công và dâng hương tại Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
    (PLVN) - Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành cho thanh niên sự quan tâm sâu sắc, người cho rằng: “Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà”, do đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng việc giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho đoàn viên, thanh niên. Người thường xuyên động viên tuổi trẻ tu dưỡng đạo đức, không ngừng học tập vươn lên để xứng đáng là người chủ tương lai của đất nước.

    Tập trung các vụ “đại án”, Thi hành án dân sự quyết tâm “về đích sớm”

    Cưỡng chế THADS tại TP.Hồ Chí Minh (ảnh: Cẩm Tú)
    (PLVN) - Năm 2024 là năm xét xử nhiều đại án, đồng nghĩa với việc các cơ quan Thi hành án dân sự (THADS) phải tập trung nguồn lực lớn để giải quyết. Thời gian công tác năm 2024 chỉ còn chưa đầy 1 tháng, do đó đây là thời điểm nước rút để đẩy nhanh việc thi hành các vụ án lớn, hoàn thành chỉ tiêu nhiệm vụ được giao.

    Nâng cao hiệu quả công tác hỗ trợ, hướng dẫn người bị thiệt hại yêu cầu bồi thường nhà nước

    Toàn cảnh Tọa đàm.
    (PLVN) - Sáng 30/8, Báo Pháp luật Việt Nam phối hợp với Cục Bồi thường Nhà nước – Bộ Tư pháp tổ chức Tọa đàm Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác hỗ trợ, hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường nhà nước đáp ứng yêu cầu bảo đảm quyền con người, quyền công dân.